Du lịch Miền Trung 2012

Hà nội 12 ngày đêm.

               HÀ NỘI 12 NGÀY ĐÊM.


a           Tôi cứ chờ đợi bộ phim Hà nội 12 Ngày đêm mãi, theo quảng cáo của VTV1. Nhưng đến  lúc xem mấy lần từ đâu đến cuối tôi thấy ngạc nhiên, vì toàn những đạo diễn và diễn viên nổi tiếng mà phịm, theo tôi không được chính xác lắm.Như bài " Người lẩn thẩn (2) " tôi viết thì 12 ngày đêm ấy tôi đã ở lại HN 1/3 thời gian.Trong 1/3 thời gian ấy tôi đã tận mắt nhìn thấy sự tàn phá của bom đạn và sự đau thương của mất mát những người dân vô tội. Sự chiến đấu anh dũng, ngoan cường của bộ đội phòng không, không quân thì tôi không thể nhìn thấy, vì những lúc các chiến sĩ ta đang đương đầu với giặc Mỹ thì tôi chui trong hầm kiên cố của nhà A1. Các chiến sĩ ta chiến đấu sống còn với quân cướp nước thì tôi và những người dân HN không có nhiệm vụ chiến đấu tìm mi nơi an toàn nhất cho mình để tránh bom đạn. Lúc đó việc tránh bom đạn cũng là nhiệm vụ của chúng tôi.
          Trong 12 ngày đêm máu lửa ấy, riêng trường ĐHBK cũng 2 lần bị bom phá hoại. Trong kháng chiến chống Pháp, ngày Tây nhảy dù, đánh chiếm BẮC KẠN, tôi đã nhn thấy các bản của dân tộc thiểu số bị tan hoang, người dân, trâu, bò, gia súc bị Pháp bắn chết la liệt. Tôi chỉ nhn thấy những cảnh ấy sau khi đã qua mấy ngày. Còn 12 ngày đêm thì tôi tận mắt nhìn thấy cảnh người chết, máu chảy đỏ tươi trên từng cơ thể.

          Giặc Mỹ ném bom 2 đêm liền không nghỉ. Ban ngày chúng im lìm. Nhưng sang ngày thứ 3 chúng đánh cả buổi trưa.Sau giờ làm việc buổi sáng, giờ nghỉ trưa chúng tôi về ăn cơm. Chưa kịp ăn uống gì thì còi báo động vang lên. Mọi người đều tìm chỗ an toàn cho mình. Dưới hầm nhà A1 của trường BK tôi đã đem giường xếp cho cháu Tịch và con tôi trốn tại đó.Chui xuống hầm tôi nói với cháuTch:

          - Hôm nay nó đánh cả ngày, nguy hiểm lắm cháu ạ. Mong sao qua đêm nay, mai  đưa em Ly đi tiêm phát cuối cùng xong, cô cháu ta ra khỏi HN thôi.Cô lo quá ! Lỡ cháu và em có sao thì thật tội.

          - Cô đừng lo, cháu không sợ đâu. Nếu chết thì ở Bắc Giang cũng chết mà.

          - Không phải thế, cháu ơi. Trách nhiệm là ở cô. Đưa cháu và em về HN là cô có tội với cháu, với gia đình cháu. Các cháu còn quá bé mà. Thật tội nghiệp ! Bọn Mỹ này ta không thể đội trời chung với chúng.

          Nói xong tôi bóc tạm quả cam cuối cùng trong "KHO" lương thực còn lại của tôi cho các cháu ăn tạm khỏi đói, vì chưa kịp nấu gì cho chúng nó ăn. Nói dại có chết chắc chúng tôi cũng toàn "ma đói" cả.

          Chia cho mỗi đứa 1/2 quả cam, tôi nhẩy lên khỏi hầm xem trận bom chúng vừa thả rung chuyển cả trường BK nó  chính xác  ở nơi nào. Vừa ra khỏi hầm tôi nhìn thấy cảnh ngay cạnh nhà A1 thật khủng khiếp. Xe đạp, xích lô chở hàng chục người vừa chết, vừa bị thương, máu me be bét đỏ cả người chạy về phía cổng Bạch Mai. Trời rét căm căm, quần áo họ rách bươm. Tôi vội hét to : "Các anh tự vệ ơi ! Mau lên phòng cấp cứu lấy chăn Nam định cho mỗi người 1 cái." Mồm nói, chân chạy  lên phòng cấp cứu lấy được mấy cái chăn, ném xuống cho các anh chở người để che tạm cho họ. Khoảng hơn chục người vừa chết, vừa bị thương vừa khuất. tôi chạy xuống hầm xem 2 đứa bé ra sao.

          Hai đứa thấy tôi mừng quýnh. Chị Tịch đang dỗ em nín đi, mẹ sắp về, tay cấu từng múi cam cho em ăn đỡ đói :

          - Nín đi, con ơi ! Mẹ về rồi. Mẹ có đi đâu, mẹ ở trên đường mà. Các chú chết và bị thương nhiều quá. Mẹ lấy chăn đắp cho họ khỏi rét thôi. Mà chị Tịch lấy cam đâu cho em ăn thế ?

          - Em khóc sợ quá đòi mẹ. Cam lúc nãy cô cho cháu không ăn để dành cho em. Em bé hơn cháu, cô ạ.Nếu cháu ăn em đói lấy gì cho em ăn.

          Tôi cảm động chùi nước mắt. Vừa thương những người bị bom đạn xong. Bây giờ lại cảnh cháu bé hơn 10 tuổi, con ông chủ nhà nơi sơ tán, nhường cho con mình từng múi cam. Không biết có ai tưởng tượng được tâm trạng tôi lúc đó không ? Tả sao nổi tâm trạng 1 con người lúc đau thương và họan nạn !

          Tiêm phát cuối cùng cho con, tôi, cháu Tịch và con gái rời khỏi HN.

          Trên đường  lên Bắc Giang cảnh HN bị tàn phá hoang tàn đến ghê rợn. Tôi không còn nhìn thấy một ngôi nhà nào nguyên vẹn. Bên trái là các xe chở tên lửa của phòng không không quân nối đuôi nhau trực chiến. Chúng tôi lên đến Bắc Giang với niềm vui vô tận của bạn bè và nhất là ông chủ nhà.

          Ngày 26/12/1972 tôi đưa con về HN tiêm mũi nhắc lại. Cảnh tượng HN như tôi đã viết ở bài :" Người lẩn thẩn (2) ", không nhắc lại.

          Ngày 25/12, vì nhiều gia đình vội bỏ HN đi sơ tán nên chỉ đem những gì tối thiểu cho cuộc sống nơi sơ tán. Lương thực, thực phẩm ăn theo tem phiếu nên trong nhà hầu như chẳng gia đình nào còn gạo ăn. Vậy là dân HN phải quay về mua gạo cứu đói. Nhiều người HN vẫn nghĩ là bọn Mỹ có ác mấy chăng nữa thì  đêm Lễ Giáng sinh  cũng không nỡ ném bom. Một số về HN mua gạo để hôm sau chở đi sơ tán cho gia đình.Không ai ngờ là chúng DÃ MAN đến mức ném bom hủy diệt nặng nề nhất trong 12 ngày đem lại đúng vào đêm Giáng sinh.

          Tôi muốn nói là phim HN 12 ngày đêm đau thương và anh dũng. Tôi không dám nói gì về anh dũng, tôi làm sao có thể thấy được sự anh dũng của bộ đội tên lửa, khi tôi trốn trong hầm kiên cố? nhưng đau thương thì không hoàn toàn đúng. Nghĩa là trong phim chưa nói lên được nỗi ĐAU của  người HN khi đó. Ngày 26/12/1972 HN rét như cắt ruột. Người thưa thớt, vắng tanh. Qua phố Khâm Thiên tôi thấy bao  người chết đắp chiếu 2 bên hè phố. Thỉnh thoảng thấy mấy người vừa đi, vừa khóc!!! Chẳng có cảnh như trong phim nhiều người ôm áo quan khóc thảm thiết. Lúc đó lấy đâu ra áo quan? Ai là người tiễn đưa những thi thể không còn nguyên vẹn kia ? Người nhà họ đang còn ở nơi sơ tán chờ họ mang gạo lên cứu đói, làm sao biết họ chết mà cho vào áo quan, mà khóc .

          Bệnh viện Bạch Mai cũng không kém hoang tàn, đổ nát. Tôi đặc biệt quan tâm đến BV này,   năm 1943 vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì độc lập - tự do của Tổ quốc, chính nơi đây, người cha thân yêu của tôi đã trút hơi thở cuối cùng, nên tôi cố ý đi qua đó xem sao. Và cũng như tôi đã viết, nó lạnh tới mức tôi nhìn thấy mà người tự dưng run bắn lên như lên cơn sốt rét ác tính. Bất giác tôi gào thét thất thanh rồi tôi vội quay xe cắm mặt đạp thật nhanh không dám ngóai nhìn lại.
         Cảnh thật của 12 ngày đêm HN máu lửa mà tôi tận mắt trong thấy là thế đấy. Nó khác với phim ảnh.
          Tôi muốn những ai không được tận mát nhìn thấy hãy tưởng ượng đúng như HN nó vốn có trong 12 ngy đêm chứ không phải như phim ảnh. LỊCH SỬ LÀ LỊCH SỬ mà. Mai này các đời sau sẽ hình dung HN sao nhỉ, nếu chúng không thấy sự mất mát và đau thương thật sự???

          Mong những ai đọc bài này hãy hiểu cho tâm trạng tôi bây giờ, những giây phút cuối cùng của 40 năm chiến thẳng ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG .

          Năm 2013 chúc tất cả các quí vị  KHỎE, VUI , HẠNH  PHÚC , ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU MƠ ƯỚC !
          

          

Những ai đi Ô tô nên cẩn trọng với tuyết

Vì đi xe đời cổ, nên khi đi ô tô gặp trời tuyết không thể mở cửa xe. Không nên tìm cách mở xe kiểu này:


С наступающим Новым годом!

CHÚC MỪNG NĂM MỚI!

Chúc các quí vị sang năm 2013 Vạn Sự Như Ý!





 Cнегурочка





Notte d'Amore _ Romina & Albano Power

Hãy tận hưởng những bài hát tuyệt vời qua giọng ca của Romina & Albano Power

 

Felicita

2 vợ chồng Romina & Albano Power là cặp đôi hát hay nhất Châu Âu vào những năm 1980 - 1990. Romina là con gái 1 triệu phú Mỹ, nhưng khi bị cha cấm đoán yêu anh "bồi bàn" Albano, cô vẫn chấp nhận không nhận 1 đồng tiền nào của cha để được làm vợ của anh và cả 2 đã vượt qua bao gian khó để trở thành cặp đôi hát tuyệt vời vào thập kỷ 80 tại Châu Âu.

Dưới đây xin gửi tặng 1 bài hát của cặp đôi này: 

Felicita


Bài học cho Thư Ký không tập trung nghe Sếp nói


MERRY CHRISTMAS 2012 - 2013


MERRY CHRISTMAS!


CHÚC MỪNG GIÁNH SINH VÀ NĂM MỚI

 





NGƯỜI LẨN THẨN (2)



Cái đầu đề này lần đầu tiên tôi viết bài là ngày 21/3/2012. 

Hôm nay, bài viết cuối cùng của blog yahoo tôi lại dùng cái đầu đề này.Người già hay nhớ lại quá khứ và có khi sống nhờ quá khứ vui vẻ và hào hùng đã làm cho người đó có đủ nghị lực để vượt qua khó khăn và bệnh tật. Có lẽ tôi cũng vậy.Chắc chắn tôi lẩn thẩn thật, bởi hôm nay tôi nhớ da diết cái ngày này (18/12/1972 ) năm xưa. Toàn dân HN chắc cũng nhớ như tôi.
    Trường ĐHBK bắt buộc tất cả phải đi sơ tán, trừ tự vệ của trường. Chúng tôi chấp hành tuyệt đối. Nhưng một số có đề tài NCKH thì đến ngày tổng kết đề tài vẫn phải tự về giải quyết.Nhiều đề tài kéo dài cả năm hay ít ra cũng nửa năm, nếu không tự về giải quyết thì coi như công  cốc và làm lại chắc gì kết quả đã như cũ.Tôi cũng nằm trong số cần phải về để kết thúc nửa năm đề tài của mình. Vậy là tôi đưa con gái út 2 tuổi và con ông chủ ở nơi sơ tán về trường Bách khoa.


      Rất không may cho tôi, con gái bị mèo dại cào. Vậy là phải tiêm trừ dại. Hồi đó chỉ tiêm 6 mũi, rồi nhắc lại 3 mũi và sau 6 tháng nhắc lại mũi cuối cùng.Tôi thường tin vào đông y và được các bạn mách cho ông lang chữa chó dại ở Thường Tín rất hiệu nghiệm. Để chắc ăn tôi đèo con đến đó thử và lấy thuốc.


    Khi đưa con và con ông chủ ở sơ tán về tôi thấy ai cũng nói : " Thăng Long phi chiến địa ". Tôi không hề sợ sẽ xẩy ra bom đạn tại HN. Thời sinh viên mấy lần tôi đạp xe từ HN lên Lạng Sơn và ngược lại, nhiều lúc tưởng bom đạn đã kết thúc đời mình trên đường, chỉ đến khi về đến HN mới thấy an toàn.Không ngờ lần này lại nguy hiểm đến thế tại HN - Thăng Long phi chiến địa.


      Ngày 18/12/1972 sau lần sinh nhật thứ hai của con gái tôi 2 ngày, cả 3 cô cháu, mẹ con vừa cơm tối xong, chưa kịp rửa bát thì báo động. Tôi vội ôm con và dắt cháu chạy ra hầm cách nhà chừng 50m.Bom nổ đỏ trời, 3 người ôm nhau thật chặt.Sau đợt bom thứ nhất tôi thấy hầm này nhiều nước và nóc bằng, nên bảo cháu Tịch:
     "Cô cháu mình tìm hầm khác chữ A cho chắc chắn, nếu hầm này sập thì dù cô có nằm đè lên che chắc cháu và em cũng khó sống ". 
       Thế là tôi bế con, dắt cháu Tịch chạy tìm hầm khác. Vừa tìm được hầm chữ A chui xuống thì loạt bom mới lại đỏ trời HN. Cứ ngồi thế đến 6 giờ sáng báo yên chúng tôi quay về nhà. Qua hầm chúng tôi bỏ lại đêm hôm qua thấy sập hoàn toàn. Thật là Trời cứu chúng tôi.Ngày nào cũng vậy, cứ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng bom rơi đỏ trời HN.

     Cả ngày yên như không có gì xẩy ra. Nhưng 6 giờ tối lại báo động. Cũng vậy 6 giờ sáng báo yên. Cả đêm không lúc nào ngớt bom.Tôi không biết loại máy bay gì, nhưng bao giờ cũng có F 111 đi dọn đường trước. Nó bay ta có cảm giác như ngay sát đầu mình và rít lên ghê rợn.Con gái tôi mỗi lần F 111 rít là nó ôm chặt lấy mẹ và hét thất thanh : " Mẹ ! Éc 11 đấy. Con chợ lắm ! " Nghe tiếng rú của con lúc đó tôi chỉ nghĩ không biết có phép thần gì,dù mình phải chết để che chở cho 2 đứa trẻ này sống.Ôm 2 đứa trong lòng đầu lẩm nhẩm :" Nam mô cứu khổ , cứu nạn Quan thế âm bồ tát :" Câu này bà tôi dạy cho từ lúc 5 tuổi.
       Qua 3 ngày, sang ngày thứ tư ông hiệu trưởng đến tận nhà A1, nơi chúng tôi tạm trú, buộc tôi phải rời HN. Tôi xin ông :" Anh Điện, làm ơn, cho em ở lại ngày mai nữa thôi. Mai là phát tiêm thứ 6 rồi.Tiêm xong em rời HN ngay. Nếu chưa tiêm xong em không thể đi. Có khi không chết vì bom giặc mà con em lại chết vì dại thì em còn sống làm gì trên đời này ".
     Ngay đêm thứ 3 lại có chuyện vô cùng không may xẩy ra với con tôi. Không biết vì sao mà dưới bom đạn cả đêm mà nó vật vã , quằn quại rít trên vai tôi. Sáng ra may nhờ chị Thảo tự vệ, là hàng xóm đồng thời là cô giáo thể dục của tôi khi tôi học BK. Cũng vì chị là cô giáo thể dục nên trường giữ lại làm tự vệ. Tôi nhờ chị đèo tôi đưa con đi đường ruộng bị bom cầy nát, lúc đi xe, lúc đi bộ 17 km đến ông lang xem có phải cháu lên cơn dại không. Vừa đi, vừa về vất vả 34 km chị không hề kêu ca còn động viên tôi cố bế con cho chắc  còn chị vác xe qua các hố bom. Ơn này tôi sống để trong tim, chết mang theo. Chị đã ra đi vì bạo bệnh gần 20 năm nay rồi. Chúng tôi không quên ơn chị !
     Khám ông lang cho thuốc xong tôi vội đến viện  tiêm phát cuối cùng và rời HN.
     Ngày 26/12/1972 tôi  phải  đèo con trở về HN để tiêm phát nhắc lại. Trời cao đất dầy ơi  ! Cảnh HN hoang tàn. Khắp các phố phường đâu cũng  có đám ma. Người ta nói chó dại cắn rất kỵ đám ma. Tôi tìm đường đến viện từ sáng đến trưa mà không sao đến nổi  viện vì không thể tránh phố nào không có đám ma.Đành gửi con lại để đi một mình tìm phố nhỏ đến viện rồi đón con sau.
    Qua phố Khâm Thiên hai vỉa hè toàn đắp chiếu la liệt. Bệnh viện Bạch Mai bao người lấy đủ mọi thứ , kể cả 2 bàn tay trần bới đất tìm người sống và người chết. Tất cả các thi thể đều được đắp vải trắng. Họ làm tạm tượng đài bằng vải trắng.  Liệu có ai đó qua đây mà không rơi nước mắt được chăng ? Đau thương đến tột cùng.  Bất giác tôi đã gào thét rất to, mà không biết mình gào gì nữa.Quay về trường đón con , tìm đường hẻo lánh đến viện tiêm xong cho con tôi đi luôn qua cầu phao sông Hồng lên Bắc giang.
   Sau khi nghe tin đình chiến tôi mới biết chúng tôi còn sống sót qua 12 ngày đêm bom đạn hủy diệt ở HN. Vậy là Thăng Long không phải  phi chiến địa. Ít nhất 1/3 thời gian 2 mẹ con tôi đã tận mắt chứng kiến và tất nhiên KHÔNG THỂ NÀO QUÊN. Dù có lẩn thẩn đến mấy thì những ký ức này cũng rất chính xác 100%.
      Đây là mối thù của NGƯỜI HÀ NỘI 12 NGÀY ĐÊM  với quân cướp nước.
     Để tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống trong 12 ngày đêm và để tỏ lòng biết ơn của mình với chị Thảo. cô giáo Thảo của tôi, tôi viết  lại.


  Cám ơn tất cả những ai đã bớt chút thời gian đọc bài này.


Riêng tôi thấy không ân hận gì khi quay lại trường để kết thúc đề tài của mình, vì năm 1976 nó đã được áp dụng vào sản xuất của nhà máy gang thép Thái Nguyên.


   XIN CHÀO !
  



Lời bình (2)



NoiLieu Ảnh của NoiLieu
 
BẠCH DƯƠNG _QT BẠCH DƯƠNG _QT
BẠCH DƯƠNG _QT     08:30 19 thg 12 2012
    Những câu chuyện chị TN kể thật dung dị nhưng sâu sắc, hôm qua thời sự có nhắc đến Điện biên phủ trên ko và trên VTV2 có truyền hình trực tiếp về t..

    • Những câu chuyện chị TN kể thật dung dị nhưng sâu sắc, hôm qua thời sự có nhắc đến Điện biên phủ trên ko và trên VTV2 có truyền hình trực tiếp về thời khắc lịch sử ấy, thật cảm động chị ạ ! Chúc chị ngày mới an lành nhé, níc em còm cho chị là nhà mới của em đấy, còn nhà thầy NL làm cho em bên blog spot thì em ko vào được chị ạ ! Ko hiểu sao nữa , giá mà có các liên kết của các nhà blog khác nhau để chị em ta thăm nhau dễ dàng thì tuyệt biết chừng nào chị nhỉ ?
    • Trả lời nhận xét này
    fiohantb fiohantb
    fiohantb

    18:46 18 thg 12 2012



    • Như vậy chị Nga là một người trong cuộc của Trận chiến Điện Biên Phủ trên không tại Hà Nội và chiến thắng B 52 của Mỹ. Có cả sự may mắn kỳ diệu !
    • Chị tìm cách chuyển sang blog mới đi .
    • Trả lời nhận xét này
    Tuấn Nga Tuấn Nga
    Tuấn Nga

    20:49 18 thg 12 2012



    • Cám ơn thầy, nhưng còn mù chữ nên chưa chuyển được , thầy ạ.Chào thầy và em Hòa thân yêu !

    NHỮNG CHUYỆN BUỒN NĂM 1945 (2)

    Những chuyện buồn năm 1945.
    Câu chuyện thứ hai.
         Nhà tôi ở tầng 2, trẻ con chúng tôi chưa bao giờ biết đến đồ chơi. Lúc đó trên tầng 2 chúng tôi có 3 đứa con gái cùng tuổi chơi với nhau thân thiết lắm. Tôi và 2 bạn kia đều giống nhau ở chỗ là ngoài  trong nhà và ban công ra, chúng tôi không được đi đâu cả, kể cả xuống tầng 1 của ngôi nhà..Chúng tôi thực hiện điều đó tuyệt đối mà chẳng đứa nào dám thắc mắc gì. Ngày nào cũng như ngày nào 3 đưa ngồi với nhau chán lại chơi oẳn tù tì, thua thì cõng nhau trong  quãng dài hơn 1m ấy. Chơi chán lại đứng ngắm xuống đường. Thấy gì là lạ lại goi nhau đứng lên xem, cũng vì thế mà chúng tôi thấy được nhiều cảnh diễn ra trên đường phố. Đang chơi dải danh thì một bạn nhìn xuống thấy lạ , gọi mấy đứa đứng lên. Và đây là cảnh rùng rợn ấy:
         Dưới sân nhà bên kia phố có một ngôi nhà  nhỏ, không có người ở, vì nó là 1 cái kho gạo.Lính Nhật đứng gác quanh kho. Tất nhiên là có hàng rào che chắn. Dưới hàng rào có một lỗ thủng nhỏ.Một cành than cháy dở đang di động. Chúng tôi dán mắt nhìn cành than di động đó nín thở, đấy là 1 thằng bé, Thằng bé này chừng trên, dưới 10 tuổi, da bọc sát xương, nếu không nhìn thấy nó di động chắc mọi người nghĩ rằng đó là cành cây chấy dở, vì nó đen như cục than,cũng có chỗ vẫn còn màu da lem luốc.Thằng bé cố lách mình qua cái lỗ nhỏ của hàng rào. Cố gắng  bằng hết sức tàn cuối cùng của  mình thì nó mới vượt nổi  cái hàng rào cạnh kho. Nó bò hết tốc lực đến bờ tường kho, hai tay vơ vơ , vun vun rồi nhét vào mồm. Cứ thế vài ba lần, nó chưa biết cái mùi hạt gạo ra sao thì : Một bàn tay hộ pháp túm lấy cổ nó, nhấc bổng lên.Thằng bé chỉ kịp dẫy dụa, cái mồm thấy mấp máy không ra tiếng.Thằng Nhật xách cổ nó, đem nó ra ngoài sân trước nhà.Chúng nó nói với nhau điều gì một lúc.Rồi chúng tôi nhìn thấy một cảnh tưởng như thời Trung cổ: Mấy thằng Nhật khênh ra đó 2 cái thang tre và một nắm dây thừng. Chúng đặt thang xuống chia làm đôi, hai thằng Nhật đặt thằng bé lên 1 chiếc thang, mấy thằng khác khênh chiếc thang còn lại đặt lên trên. Xong đâu đấy chúng lấy thừng buộc chặt thằng bé lại. Giữa trưa hè nắng chang chang, chúng phơi thằng bé ở sân, mặc cho kiến đốt đến chết. Chúng tôi không nhìn thấy thằng bé dẫy dụa, chắc nó không còn sức để dẫy.
         Còn hành động nào dã man hơn ???


    Những chuyện buồn năm 1945 (3).
    Câu chuyện thứ ba.

         Đang chơi dải danh ăn lấy một, chộp lấy đôi thi hòn sỏi rơi xuống sân, cả 3 đứa đứng lên, ngó xuống sân. Dưới hè đường một đám người chen chúc nhau giơ tay xin 1 người đàn bà Tây. Họ bẩn thỉu,hôi hám, cái gọi là quần áo là những miếng rẻ rách che thân một số đàn bà, còn đàn ông thì chỉ là khố.Người đàn bà Tây không tài nào thoát ra khỏi đám người đói rách kia. Không hiểu vì lý do gì  mà thấy bà ta cúi xuống, rồi từ trong mồm bà cứ tuôn ra ồng ộc những gì có trong bụng. Đám người bỗng dãn ra, họ đổ xô vào đống nôn, tranh nhau bốc cho vội vào mồm. Người đàn bà Tây kia ngất luôn. Tôi chỉ nhìn thấy đám nôn trăng trắng thôi, nhưng cô bạn đứng cạnh tôi bảo còn nhìn thấy 1 con giun trong đống nôn đó.Ngay lúc đó tôi nói với cô ấy là tôi không tin vì làm sao trên gác 2 mà có thể nhìn thấy rõ được.


                           Những chuyện buồn năm 1945 (4).

       3 đứa chúng tôi hễ ngủ dậy là rủ nhau ra ban công ngày qua ngày như vậy. Đầu tiên là oản tù tì  ra cái gì, ra cái này để phân thắng,bại. Tiếp tục là ô ăn quan - Hết quan tàn dân, thu quân  kéo về. Kéo về lại tiếp dải danh ăn lấy một, chộp lấy đôi. Thắng thì được chuyền trước. Chuyền một, một đôi, chuyền hai , hai đôi...Cứ cả ngày từ sáng đến tối   chơi thế không chán . Một ngày là sáng mở mắt ra đến tối đi ngủ. Đến bữa ăn người lớn gọi, chúng tôi ai về nhà nấy. Ăn xong lại ra chơi tiếp. Chẳng ai hỏi ai vừa ăn gì, coi như việc đó không quan trọng. Hai bạn kia tôi không biết, còn tôi thì bữa sáng một bát cháo hoa (cháo gạo loãng ), chiều để đỡ gạo một bát cháo rau cải.Chúng tôi  không được xuống tầng 1 vì ở đó có đội tế bần.Trưa, trưa các bà khênh những thúng cơm nắm ra cổng sắt. Mỗi nắm cơm chỉ bằng nắm tay trẻ con. Và đây là cái cảnh tiếp của câu chuyện thứ tư.Các thúng cơm nắm vừa được đặt xuống đẩt thì kín cổng  những bàn tay nhem nhuốc, đen xì, da bọc sát xương, chẳng khác nào những cái chân gà vừa lội bùn lên thò qua cổng xin.Ở ngoài hè đám người đạp nhau,xô vào, nhiều người chưa kịp bước thì đã ngã bât tỉnh, chẳng ai quan tâm đến việc đó, họ cứ chen, cứ chen, miễn là mình thò tay được qua cánh cổng, vì thò tay qua được nghĩa là được 1 năm cơm.Mấy cái thúng rỗng, thế là cơm phát chẩn đã hết họ mới dãn ra.Cảnh tượng nhũng người được nắm cơm ở ngoài mới ghê : Nhận được nắm cơm, họ nhanh tay nhét vào mồm, hai tay bịt chặt lấy mồm vì sợ bị cướp mất.Có người vừa nhét được nắm cơm vào mồm, chưa kịp nuốt thì đã lăn ra chết, lập tức có người móc nắm cơm đó ra cho tọt vào mồm và...vội nuốt chửng. Vì nuốt vội nên cũng lại lăn ra chết, cái cảnh trên lại tiếp..... Chúng tôi đứng nhìn họ cho đến khi họ khuất bóng bên cửa sắt. Không hiểu sao lúc đó tôi cũng ước mình có được 1 nắm cơm như  những người dưới kia. Ngay lập tức tôi đã hiểu vì sao người lớn lại cấm chúng tôi xuống tầng 1 : họ sợ chúng tôi cũng chìa tay ra xin cơm như cảnh trên. 
         THẬT BUỒN !

    NHỮNG CHUYỆN BUỒN NĂM 1945

    Hồi đó mới 6 tuổi nhưng những gì trông thấy đến trận bây giờ tôi vẫn thấy hình như nó vẫn ở ngay trước mắt, mới xẩy ra đâu đây. 
              Câu chuyện thứ nhất.
         Nhà tôi không biết vì sao khi đó khi đó lại ở Hàng Vôi. Mỗi sáng thức dậy mấy dứa trẻ con chúng tôi đều rủ nhau ra ban công nhìn xuống đường. Sáng nào cũng như sáng nào,trên đường phố xác chet la liệt, có chỗ mấy xác chồng lên nhau.Bọn Nhật tay lăm lăn roi lùa cu li xe nhặt xác vào xe để chở đi. Cu li xe cúi gằm xuống vái như tế sao, nhưng vái bao nhiêu thì roi vọt bấy nhiêu. Tay vọt, mồm la ầm ĩ, Chân đạp, quát tháo inh cả phố.No đòn nhưng cuối cùng họ vẫn phải bê những xác đó lên xe mình chở đi.Họ  vừa chạy vừa khóc, chắc sau khi chở xác chết  thì chẳng ai còn dám ngồi nữa . Có lẽ sau đó không bao lâu số phận họ cũng giống như những người  họ đang chở trên xe . Mỗi ngày có khoảng chục xe như vây. Kết thúc chuyện buồn thứ nhất, mai tôi kể tiêp chuyện thứ hai, bây giờ buồn quá.


                    

    Chúc mừng năm mới 2012


    С Новым Годом,
     
    С новым здоровьем,
    С новым счастьем!
    Сегодня Первый день января,
    Сегодня первый  день 2012 года.


    Уважаемые гости,
    дорогие мои друзья!
    Примите от Снегурочки,
    Мой праздничный привет!


    Снегурочка.

    MỞ TRANG BLOG ĐẾN CÙNG CÁC BẠN


    Xin kính chào ! 

    Kính chào mọi người ;chào tất cả các bạn.

    Tôi Lưu Tuấn Nga , cựu HS Internat Moskva hôm nay lập blog để được gặp gỡ các bạn ,được chuyện trò và chia sẻ các điều trong cuộc sống hiện nay khi mỗi chúng ta đều đã về già  còn gặp nhau là điều mừng vui rồi , cầu mong gì nhiều hơn nữa ? Mong các bạn vui lòng ghé thăm nhau ,cảm ơn các bạn nhiều.

    GẶP MẶT INTERNAT TẠI VƯỜN HOA LÝ TỰ TRỌNG










    TUYÊN QUANG - TÂN TRÀO - tháng 11 năm 2012

    TUYÊN QUANG - TÂN TRÀO.
    15:48 27 thg 11 2012Công khai47 Lượt xem 2



                       TUYÊN QUANG - TÂN TRÀO.

              Khối lớp3 Quế Lâm được ban liên lạc tổ chức chuyến du lịch về cội nguồn. Sáng 15/11 chúng tôi lên đường. Trưa tới nhà khách của tỉnh Tuyên Quang (TQ). Chúng tôi được ban lãnh đạo tỉnh bố trí đón tiếp 2 ngày đêm rất chu đáo, tận tình và nồng hậu. Ban lãnh đạo tỉnh TQ cho ăn, ngủ, đi tham quan khắp mọi nơi lịch sử và tiễn đưa chúng tôi đến hết địa phận của mình. Tôi chắc cả đời không bao giờ quên được những gì mà ban lãnh đạo tỉnh TQ đã dành cho chúng tôi. Các bạn văn hay đã viết hết rồi. Bây giờ tôi chỉ viết cảm tưởng của tôi thôi. Từ bé bây giờ tôi mới được đi thăm quan tỉnh TQ đầy đủ và nghe nhiều về lịch sử của tỉnh TQ đến thế.Nghe thì nhớ nhiều chuyện nhưng nhớ tên từng nơi, từng địa phương thì tôi không tài nào nhớ nổi. Tôi chỉ nhớ nhất khi tham quan bảo tàng tỉnh TQ có 1 câu chuyện mà lần đầu tiên trong đời tôi được biết. Đó là :
              Cô thuyết minh nói rất nhiều, nhưng tôi đứng xa  lại mải xem cái chõ đồ xôi bằng gỗ thân quen ngày nào không thật chú ý.Đến lúc cô ấy nói tên TÂN TRÀO là tên mới thì tôi mới chú ý nghe. Tôi cứ tưởng đó là tên có từ cũ. Tôi chỉ thuật lại nội dung chứ không dám nói chính xác vì nghe cô thuyết minh chứ không phải nguyên lời của Bác.Cô nói:
           .....Bác Văn nói sắp tổng khởi nghĩa, đây là nơi xuất phát của cách mạng, tên cũ của địa phương ít ai biết,khó nhớ, bây giờ Bác xem cho một cái tên gì mơi mới. Bác đang tắm ở suối, cởi trần, mặc quần đùi nhìn lên bác Văn :
             - Tên mới à ? Để Bác nghĩ đã nhé.
             - Vâng ạ, Bác cứ nghĩ đi ạ.
                Bác vừa cười, vừa nói :
             - Tân Trào !
             - Tân trào, hay lắm. - mọi người hưởng ứng. Bác nhìn bác Văn hỏi lại :
             - Hay à? Thế chú có biết
    Tân Trào là gì không ? - Bác hóm hỉnh nhìn lên bác Văn.
             - Có chứ ạ. Bác đang tắm dưới suối, ở trần, vậy Tân Trào là : TAO TRẦN , phải không ạ. - Mọi người vui  vẻ cười vang cả rừng.
              Thế là cái tên Tân Trào ra đời từ đó.
               Đi du lịch về, tôi kể cho con cháu nghe và nói;
               - Bác hóm hỉnh đã vậy mà bác Văn cũng đoán ra ngay được. Quả thực bác Văn cũng tài.
                Con tôi vội nói ngay : " Tài quá chứ sao không ạ. Nếu không tài sao lãnh đạo được 2 cuộc kháng chiến thành công ạ. " Tôi im lặng vì không ngờ trong đầu con mình lúc nào cũng nhớ đến ông VĂN (ông VÕ NGUYÊN GIÁP ) đa tài.

    LỚP 2 HỌP MẶT NĂM 2012.

    Lớp 2 họp mặt năm 2012.
    19:10 27 thg 11 2012Công khai134 Lượt xem 10



                        LỚP 2 HỌP MẶT NĂM 2012.

                         
                 Chúng tôi dự định nhân dịp họp trường TN VN Moskva lần này các bạn MN ra thì họp mặt lớp 2 luôn cho đông một chút. Tôi đăng ký tiếp các bạn tại nhà mình.Các bạn sợ tôi vất vả, tốn kém nên ngại. Tôi nói nếu sợ tôi vất vả, tốn kém thì ta sống theo kiểu những người tiền cổ, nghĩa là ai săn bắt được con gì thì đem cho cả làng cùng họp lại ăn, mỗi người làm 1 món đem lại nhà tôi cùng ăn. Vậy mà cũng không được. Rợi chiếm phần thắng, tôi đành phục tùng.
                 Ăn đi trước, lội nước theo sau.Đã 9h30 tôi vội dắt xe ra đi. Khổ thân tôi, người Hà nội chay mà cứ dắt xe hay bước chân ra khỏi nhà là lạc. Khổ nhất là NẦM ĐƯỜNG , NẠC NỐI. Khi bước chân lên xe đã lẩm nhẩm đường đi, vậy mà chỗ rẽ chẳng rẽ lại rẽ xuống cách đấy đến 5-6 km. Tìm mãi không được, hỏi thăm người ta bảo còn cách đến 4 phố nữa mới tới.Lần mò mãi rồi cũng tìm ra nhà Rợi. Cứ tưởng mình đến cuối cùng, ai ngờ lại đến đầu tiên.Thế là ĂN ĐI TRƯỚC THẬT.Ngồi chuyện trò, tán phét chán mới thấy các bạn đến đủ, trừ Lưu Ba báo đến muộn.
              Đón các bạn tại phòng khách. Khi các bạn ngồi đầy đủ, tôi bao giờ cũng phát ngôn đầu tiên :
               Hôm qua đi Đường Lâm - Sơn Tây, suối Ngà cực kỳ đẹp, ăn toàn đặc sản : lợn cắp nách, gà mía thả đồi, cá tầm hấp, cá tầm nấu hoa chuối rừng, thịt dê sào, nộm hoa chuối rừng,thịt đà điểu, rau muống Sơn Tây sào tỏi, xôi gạo nương và cơm gạo nương. Có rượu đặc sản riêng, Tráng miệng bằng bưởi hái tại vườn của ông chủ đại gia. Khu này của ông chủ mà theo ông Hoàng Đạo Kính nói hoàn toàn chân đất, nhưng mắt rất sáng. Ông Hoàng Đạo Kinh thuyết minh suốt đường đi rất hay, nhiều điều mới ta chưa từng được nghe bao giờ. Ông HĐK  ca ngợi ông chủ resort này hết lời. Và ông chủ này đã chiêu đãi chúng ta cả buổi hôm đó.Thằng nào hôm qua không đi là thằng ấy NGU, TIẾC ĐỨT RUỘT .
              Điểm ta tức quá đáp liền:
              - Thằng nào năm ngoái không đi Tràng An là thằng ấy NGU.
                 -Tôi đi Tràng An 3 lần rồi nhé. Vậy là tôi không ngu, hơn nữa còn đi 3 lần nữa cơ.
                 - Sao lại nói NGU ? - Yên hỏi lại. Ngu là идиот à.Sao các bạn lại nói nhau thế ?
                  - Ai bảo bạn là идиот, tôi bảo bạn ấy là дурачок chứ, mà дурачок  khác дурак đấy nhé. Tôi không bao giờ dùng từ идиот với bạn mình cả. Bạn nhớ như vậy đấy.
                        Rợi trong nhà chạy ra gọi :
                        - Mời vào, mời vào, mời vào kẻo nói chuyện mãi nguội hết rồi.
                        Mọi người ngồi đâu vào đấy, Rợi tuyên bố và nói thêm :" Hôm nay có rượu đặc biệt của Quế Hương mang đến. Ta uống sẽ biết chồng Quế Hương khéo tay ngâm thế nào.Nghe nói phụ nữ uống thì tuyệt. "Tôi kèm luôn :" Già uống trẻ lại, gái uống đắt chồng. Ở đây các anh thì đầu bạc trắng cả,  trừ Quế Hương còn các cụ bà toàn dân TỰ DO . Sợ uống xong một số lại MẤT TỰ DO thì phiền đấy. " Hôm nay các cụ răng hơi yếu nên Rợi chiêu đãi chả cá Lã vọng, thịt ngan luộc và ăn bún cho khỏi phải nhai nhiều.Nộm để nhắm phải có rồi.Măng tươi hầm sườn. Tráng miệng hoa quả.
                   Buổi họp mặt, ăn uống, nhất là tán phét đủ điều xong thì đã gần 2 giờ. Tôi cho một số bạn không đi xem mấy ảnh ở Đường Lâm Sơn Tây và Resort suối Ngà.Các bạn không đi nói : Quả là tiếc !

    Nhường, Quế Hương cũng không đi