Du lịch Miền Trung 2012

BÁC SĨ NGUYỄN THU NHẠN

Năm tôi sinh cháu đầu lòng ở BVC. Đang nằm suy nghĩ xem phải làm gì tiếp những ngày tới vì con đang bị vàng da. Một xe cáng chở sản phụ vừa sinh xong đứng ngay cạnh tôi, chị y tá đỡ sản phụ xuống giường bên cạnh. Tôi cắt đứt dòng suy nghĩ, quay sang nhìn sản phụ mới nằm xuống. Trông chị mệt mỏi, nhưng tươi vui và tôi cảm thấy chị xinh và hiền hậu.

Cô y tá mở tủ con đầu giường cất hộ chị cái làn đựng quần áo sơ sinh. Nhìn vào làn quần áo trẻ con tôi thấy toàn đồ ngoại. Nhìn chị thấy hình như chị muốn gì đó, tôi làm quen hỏi :

- Chào chị ! Chị có cần giúp gì không ? Chị có khát không ?

- Chào em ! Chị khát lắm, cho chị xin miếng nước.

Chị nói nhỏ, nhẹ, giọng đặc Huế. Tôi rót cho chị cốc nước, đưa cho chị uống. Nâng đầu chị dậy, tôi hỏi khẽ :

- Chị người Huế ạ ? Nghe chị nói giọng Huế dễ thương ghê.

- Ừ, chị người Huế. Em mới sinh à ?

- Ba ngày rồi chị ạ. Cháu ngày thứ 3 mà sao da nó vàng như nghệ, em lo mà chả biết vì sao.

- Chị hơi đang mệt, sẽ giải thích cho em sau nhé.

- Em nói thế thôi chứ không phải nhờ chị giải thích đâu. Mà chị cũng tài , sao chị lại có thể giải thích nổi việc vàng da của trẻ sơ sinh.

Chị cười và nói: " Chị biết ".

Sau mấy tiếng , đến giờ ăn. Hồi đó cứ báo cơm, ngày 2 bữa họ mang đến tận giường trong 5 ngày đầu sau sinh. Tôi nhìn xuất cơm ngán ngẩm nói chị phục vụ:

- Chị mang giúp tôi đi, tôi không ăn đâu. Ai  ăn được chị cho gười ta ăn kẻo nguội và bỏ đi thì phí.

 Chị nói giọng Huế lại nhỏ, nhẹ nói với tôi:

- Em chịu khó ăn mấy miếng cho có sữa cho con bú. Nhịn cạn sữa thì khổ.

- Chị nhìn cơm xem : có miếng cá mè kho, 1 bát canh rau cải, ăn mấy bữa bây giờ em chán lắm, không tài nào ăn được. Nhịn bữa sau ăn cho đỡ sợ. Ở đây bữa nào cũng như bữa nào,  chị ạ.

- Em nói với người nhà mang cái khác cho ăn, không được nhịn đâu. Chị cũng phải thế.

- Em chẳng có ai thăm và mang cơm ngoài bệnh viện, chị ạ.

- Chị cũng không có người nhà, nhưng bạn mang đến.

- Em không thích phiền ai đâu. Nhịn cũng không sao mà. Em nhiều sữa lắm, ngày nào y tá cũng vắt của em cả cốc 1 lít cho trẻ thiếu tháng, nên nhịn càng tốt.

- Em làm gì ? Ở đâu ?

- Em làm phiên dịch phòng Liên lạc Quốc tế, Ủy ban khoa học Nhà nước.

- Thế à ? Em làm Phiên dịch ở đó có biết anh Nguyễn Đình Tứ không ?

- Có ạ. Em là người dịch lý lịch của anh ấy để gửi đi LX học nghiên cứu sinh nguyên tử. Hiện anh đang ở LX mà.

- Chồng chị đấy.

- Thế ạ. Sao em lại gặp được chị ở đây nhỉ ? Chị là bác sĩ phải không ạ ? Chắc em không lầm.

- Đúng, em không lầm. Có gì không hiều về Y em cứ hỏi nhé.

Ngày thứ 3 chị ra viện. Chị dặn tôi địa chỉ của chị, nếu cần cứ đến. Chị bảo trong ngành nên chị xin ra viện sớm và khuyên tôi ở lại chữa bệnh vàng da cho con khi nào khỏi mới được về... Sau 17 ngày tôi mới ra viện và tiếp tục chữa cho con tại nhà...

Con gái tôi hơn 1 tuổi cứ bị đi ngoài suốt. Bác sĩ Trần Hữu Tước trực tiếp chữa mãi cho con tôi, nhưng cứ ngừng thuốc thì bệnh đâu lại vào đấy. Tôi lo quá, đành đến cầu cứu chị Nhạn vì tôi biết chị làm ở BVB (Nhi) Trần Hưng Đạo. 

Đến nhà chị tôi nói ngay :" Em chào chị, em đến cầu cứu chị đây ".

Chị hỏi và tôi trình bầy cặn kẽ cho chị nghe. Cuối cùng chị nói:" Ngày mai em đưa con gấp đến BVB, chị nhận cháu. Không cần giấy tờ gì đâu.

Tôi làm đúng như chị dặn. Đến nơi chị giải quyết mọi khâu rất nhanh. Nói ra thì dài lắm. Sau khi mổ 10 ngày nặng nề, cháu ra viện. Chỉ biết những cháu ở ĐHBK được giới thiệu đi (nghĩa là đi cổng trước) không cháu nào về, vì quá muộn. Còn con tôi (đi cổng sau ) lại duy nhất về cổng trước. Đúng là thời cơ và Trời, Phật phù hộ.

Tôi ơn chị Nhạn đã cứu sống con tôi. Vậy là chị đã sinh ra cháu chứ không phải là tôi.

Thỉnh thoảng tôi qua lại, thăm anh chị và cháu Hà, sinh sau con tôi 3 ngày. Có gì không hiểu, cần tôi lại hỏi chi, nhờ chị giúp. Chị chưa nhờ tôi việc gì dù nhỏ nhất.

Năm  ấy con gái cả của tôi bị mổ ruột thừa tại BV Bạch Mai. Con thứ 2 vừa bị sốt xuất huyết nặng, qua cửa tử mới ra viên được mấy ngày.

Tôi đang vội chạy ngược, chạy xuôi, lấy xe đạp trở về xem con thứ 2 ở đâu và nấu gì cho nó ăn thì chị Nhạn bỗng chạy đến trước mặt tôi:

- Em đi đâu mà vội thế ? Cần chị giúp không ?

-  Không ạ. Cháu Lan vừa bị mổ, đang nằm đây, đi mổ muộn lại phải đánh thuốc mê 2 lần nên bây giờ vẫn mê man. Còn con Ly vừa bị sốt xuất huyết nặng,  ra viện được ít ngày mà hôm nọ cánh tay do phản ứng penicillin nên đen như than. Em cho uống vitamin C mãi không tan, ngày càng đen hơn.

- Mai em mang ngay con Ly đến đây gặp chị.

- Thôi để cháu Lan đỡ .   Mấy hôm nữa em mang cháu Ly sang chị. Bây giờ em bận quá, có một mình vừa đi dạy, vừa trông 2 đứa ốm nên bận quá. May cháu Ly ngoan lắm, vừa ốm nặng về mà cứ tha thẩn chơi quanh quẩn không đi xa. Em phải nhờ hàng xóm cho cháu ăn chứ em không có thì giờ lo cho cháu.

- Em lại nhịn chứ gì? Muốn nhịn thì nhịn, mai mang ngay con Ly sang chị, cấm không được chậm trễ. Y lệnh đấy em nhé.

- Vâng ạ. - Khi chị Nhạn nói Y lệnh là tôi hiểu mức nghiêm trọng, nhưng tôi không hỏi lại mà vội về nhà ngay.

Sáng hôm sau tôi đưa con sang gặp chị Nhạn. Chị khám xong cho cháu và gửi ngay xuống Nhi Thụy
Điển ( lúc đó ở BV Bạch mai ). Chị dặn vội tôi:

- Em xuống ngay kẻo hết giờ. Họ hỏi em trả lời :" Em là em chị Nhạn. không nói gì thêm. Đưa giấy cho người phụ trách ."

Tôi làm theo chị. Con tôi mỗi ngày phải chạy đến 3 loại máy, chạy từ sáng đến trưa mới về. Hai tuần sau tay cháu trở lại bình thường. Tôi đến cám ơn chị Nhạn tại phòng làm việc.

Chị cười vẻ mãn nguyện. Chắc chị thấy vui gì điều gì đó:

- Nga đến đấy à. Con Ly sao rồi ?

- Dạ, tay cháu trở lai bình thường rồi ạ. Em đến cấm ơn chị.

- Thế là may rồi. Chị bắt em đưa con đến gấp vì trước khi em gặp chị 2 ngày có 1 cháu ở Thái Bình lên mới 18 tuổi, cũng bị phản ứng penicyllin , nhưng để lâu quá, thịt bị thối hết, phải tháo khớp  đến tận bẹn .

Sau khi nói chuyện với chị Nhạn xong tôi thấy thật hú vía. Vội nói:

- May cho em quá, nếu không gặp chị chắc cháu cũng bị tháo khớp tay đến tận nách. Thật là điếc không sợ súng.

- May rồi, em về nhé. Chị  bận làm việc một chút. Nếu con có gì nhớ đến chị ngay, đừng ngại, đừng chần chừ.

Tôi các ơn rối rít ra về. Thật may cho tôi quá. Đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ như in 2 lần chị Nhạn cứu 2 đứa con tôi. Thỉnh thoảng tôi lại nhắc với con và kể lại chuyện này với những người quen có con nhỏ để rút kinh nghiệm.

Hôm nay nhân ngày Thầy thuốc VN tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn với chị Nhạn và nói để bạn đọc biết VN có nhiều thầy thuốc tốt như chị Nhạn lắm. Còn các thầy thuốc trẻ hãy cố noi theo gương Bác Sĩ Nhạn.

Cám ơn các bạn đọc. Xin kính chào !





BÁC SĨ NHỮ THẾ BẢO.

Cha,mẹ tôi người HN chay, nhưng tôi lại sinh ra ở đất MỎ, tức là Quảng Ninh. Ngày ấy gia đình tôi thân với BS Bảo lắm. Bác sĩ Bảo đều coi chúng tôi như con và chăm sóc sức khỏe cho chúng tôi. Ai đỡ tôi ra thì tôi không biết, tôi chỉ biết sau khi ra đời tôi bé lắm, thiếu tháng, cân nhẹ, bác Bảo thường đến nhà chăm sóc cho tôi.

Bẵng đi gần 20 năm, một hôm đang chờ khám ở BV Việt Xô có một bác sĩ đi qua rồi bỗng dừng lại trước mặt tôi:

- Bé, sao mày ngồi ở đây ?

Tôi giật mình vì câu hỏi này. Đã lâu lắm rồi, tôi không dùng đến cái tên này, vậy ông là ai mà lại gọi tôi bằng cái tên này. Nghĩ rất nhanh, tôi đứng phắt dậy:

- Cháu chào bác ! Xin lỗi bác, bác có phải là bác Bảo không ạ?

Đến lượt bác Bảo ngạc nhiên, vì từ hồi cha, mẹ mất đi đến giờ phút này đã gần 20 năm, tức tôi mới hơn 3 tuổi mà sao tôi lại nhớ được bác :

- Mày còn nhớ  chú cơ à ? Gần 20 năm còn gì. Sau khi cậu, mợ mày mất chúng mày đi đâu, bây giờ làm gì ? Sao mày ngồi đây ? Mày cần chú giúp gì không ? Cứ nói, chú sẽ giúp con. Thằng T. bây giờ còn không , nó làm gì ?...

Trời ơi, sao bác hỏi mình nhiều thế ? Nghĩa là bác rất quan tâm đến mình. Hơn nữa bác  nhớ mình rất rõ. Tôi trả lời hết các câu hỏi của bác. Bác lại hỏi tiếp:

- Ruột mày thể nào rồi ?

- Dạ, cháu thấy bình thường ạ.

- Thế thì may. Hồi bé chú tưởng mày chết chứ không sống nổi, vậy mà nay không việc gì. Chú sợ về già mày sẽ bị lại. Giữ gìn ruột cẩn thận, con nhé. Lúc bé mày bị kiết lỵ nặg lắm, đi toàn máu tươi, chú chữa mãi may mới khỏi.

- Vâng ạ. Bây giờ cháu mới biết mình có bệnh ấy, cháu cám ơn bác đã dặn cháu.

- Không phải thế, chú muốn từ nay trở đi chú sẽ chăm sóc chúng mày thay cậu, mợ chúng mày. Địa chỉ của chú đây, nhớ đến nhà chú luôn nhé.

- Cháu cám ơn bác đã quan tâm đến cháu.

- Nếu hồi cậu, mợ chúng mày mất đi ông ngoại đồng ý cho thì mày và thằng T đã là con chú rồi.

- Việc này cháu có nghe đâu đó, nhưng rồi cháu cũng quên. Bây giờ cháu nhớ rồi.

- Mày nhớ đến luôn, khi nào thằng T ở Hải Phòng lên mày rủ nó đến chơi với chú. Thế là chú tìm được chúng mày rồi. Chú mừng lắm.

- Cháu nhớ rồi ạ. Chú vào làm kẻo nói chuyện lâu với cháu, người ta đang đợi chú.

- Ừ, chú vào họp ban giám đốc bệnh viện đã nhé.

- Cháu cám ơn chú. Cháu chào chú !

Từ đó thỉnh thoảng giờ giải lao buổi trưa tôi lại ghé thăm 2 bác. Tôi làm việc ở 39 Trần Hưng Đạo, còn bác ở phố Thợ Nhuộm gần đó.

Bác Bảo có mỗi 1 cô con gái học ở Đức. Hai bác ờ nhà cũng buồn.

Như đã hứa, mỗi lần em tôi lên HN chơi và sau này học ở ĐH chúng tôi rủ nhau thường xuyên đến thăm bác cho  2 bác đỡ buồn.

Sau khi tôi có con, nó cũng đau ốm luôn, bác Bảo lại chăm sóc, cho thuốc chữa cho con gái tôi. Cảm động nhất là hồi đó tetracylin còn rất hiếm, chẳng biết ai ở Pháp gửi về cho bác vỉ 10 viên. Chắc bác bị gì đó nên đã uống hết 4 viên, còn lại 6 viên, khi con tôi bị viêm tai, bác cho tôi cả 6 viên:

- Mày đem về cho con uống. Chú dùng thứ khác cũng được. Mỗi ngày 1/2 viên nhé. Chắc sẽ khỏi, nếu không lại đến chú xem sao...

Nhiều năm cứ có gì khó khăn về bệnh của 2 mẹ con tôi lại nói với bác. Bác lúc nào cũng tận tình giúp mẹ con tôi.

Thế rồi cậu em tốt nghiệp đại học. Một hôm nó nói với tôi :

- Chị Nga này, trước đây chúng mình hay đến bác Bảo, khi đó em còn là học sinh, sinh viên. Bây giờ em tốt nghiệp rồi, lần nào đến chơi với bác Bảo bác cũng cho 2 đồng, 2 đồng rưỡi. Không lấy không được mà lấy thì mình đã là người lớn mà cứ lấy tiền của người trên cho thì không tiện. Thôi từ nay chị đến thì đến một mình, em không đến nữa đâu.

Vậy là tôi cũng không đến thăm thường xuyên nữa. Sau này con gái ở Đức về tôi cũng có cớ để ít đến hơn. Mà cũng lạ, chẳng hiểu sao tôi và cô con gái bác cũng cùng làm việc với tôi. Rồi năm 1965 trước khi mấy chị em vào đại học, cô ấy đưa 1 anh đến chơi nhà tôi:

- Em chào chị ! Chị ơi chị ra nhận em này ! Đây là Đào, con bác Nguyễn Tuân, người yêu của em. Theo họ hàng thì Đào phải gọi chị bằng CHỊ. Vì Đào phải gọi ông HĐT bằng ông, chị lại là cháu ngoại. Thế là em còn giỏi họ hàng hơn chị nhé.

Chúng tôi nói chuyện với nhau mãi, mấy hôm sau NHỮ NGỌC KHANH đi học lại ở Đức. Tôi vào đại học ở tận Lạng sơn. Chiến tranh chẳng có điều kiện thăm bác Bảo nữa.

Lần cuối cùng, khi bác đã là bác sĩ riêng của BÁC HỒ tôi gặp bác Bảo, bác vẫn dặn dò tôi giữ gìn sức khỏe. Bác chê tôi:

- Con vẫn gầy lắm. Cố ăn cho béo lên một chút nữa.

Tôi không ngờ đó lại là lần cuối cùng tôi gặp bác Bảo. Khi đi LX tôi cũng không dám đến nhà chào, vì tất cả mọi người trên của tôi không ai đồng ý cho tôi đi. Nên tôi phải lẳng lặng ra đi cho họ đỡ buồn.

Ông ngoại tôi mất năm 1994 tôi gặp Khanh trong đám tang ông tôi và rồi từ bấy đến nay do nhiều lý do mà 2 chị em không có điều kiện gặp nhau nữa.

Ông cậu ruột của tôi nói :

- Cô Nga có 3 ông bố nuôi, khi đi LX về mất cả.

Tôi không trả lời, vì nỗi đau của tôi quá lớn.

Nhưng người ta bảo đi xa mang theo hương là điều gở. Có lẽ đúng vậy. Khi đi tôi mang rất nhiều hương đi, chỉ là định có gì sẽ thắp cho cha, mẹ đẻ chứ có biết gì đâu. Sau khi về người ta mới nói cho tôi biết thì đã quá muộn rồi. Chẳng biết đúng, sai nhưng ai đọc bài này có đi đâu xa cũng nên tham khảo.

Cám ơn tất cả những ai đã bớt chút thời gian đọc bài này và thông cảm với tôi.

Xin chào !



NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM.

Nhân ngày thầy thuốc VN xin chúc tất cả các thầy thuốc mạnh khỏe, vui vẻ, hạnh phúc, thành công và nhất là đem lại sự sống cho mọi người.

Năm 1965 khi Ủy Ban Khoa học Nhà nước cho phép tất cả thanh niên tốt nghiệp lớp 10 được thi vào đại học. Tất cả chúng tôi, những người đã có bằng lớp 10, bàn tán sôi nổi. Nhóm bạn hay chơi với nhau trong giờ nghỉ chúng tôi bàn nhau, góp ý kiến xem ai nên học ngành gì....,


Như nói say sưa:

- Tớ tất nhiên chẳng cần suy nghĩ xin thi ngay vào ngành Y.

- Hiểu rồi : nhất Y, nhì dược, tạm được Bách khoa chứ gì ? - tôi vội cắt lời bạn.

- Không phải thế,  tớ thích và phải nói là yêu mới đúng ngành Y mà.

- Lý do chính đáng đưa ra đi !

- Này nhé : ngày mới về làm phiên dịch cho bác sĩ LX, 3 tháng liền tớ  về nhà chỉ ăn cơm rau. Trông thấy thịt là buồn nôn, lộn mửa ngay.

- Vì sao ?

- Vì tớ dịch cho bác sĩ ngoại. Các BS mổ người ta, nhất là mổ bụng, trông thấy thịt người giống y thịt lợn, tớ sợ gần ngất đi. 3 tháng sau quen dần. Sang tháng thứ 4 mới bắt đầu ăn vài miếng thịt. Mấy năm sau quen dần. Rồi yêu ngành Y lúc nào không rõ, nhất là khoa ngoại.

- Tớ thì khác, tớ không có ĐỨC để làm ngành Y. Tớ sợ nhìn thấy người chết lắm. Nhìn thấy người chết là  khóc, mặc dù người trong áo quan cả đời mình không thấy. Bà ngoại thỉnh thoảng nói đùa bảo lớn lên cho đi làm nghề khóc thuê.

- Có thế mà cũng phải nói là không có ĐỨC làm nghề Y à ?  TN cầu toàn quá. Làm mãi với người chết rồi cũng quen đi, giống mình quen với thịt ấy mà. Sợ gì mà không thi vào Y. Cứu 1 người phúc đẳng hà sa mà. Cứ thi vào Y đi, cậu giỏi y lắm, vả lại bao người quanh TN, người quen của bậc trên,  toàn BS giỏi, cứu được bao nhiêu người mà mình lại hèn thế.

- Không phải thế. tớ nghĩ kỹ lắm rồi, tớ không đủ ĐỨC để làm bác sĩ. Thí dụ : khi hết giờ làm việc, vừa dắt xe ra về. Bỗng một người chạy lại cầu cứu : " Bác ơi, cháu nguy rồi, bác cứu cháu với. " Mình quay lại thì con mình ở nhà trẻ không ai đón. Xong việc mình không biết con ở đâu (khi đó điện thoại là giấc mơ ). Mà mình ở lại cứu cháu thì cũng không yên. Nếu mặc người mẹ bệnh nhân cứ về đón con mình thì là VÔ LƯƠNG TÂM, chính lý do này làm mình chùn bước. Thôi cứ thi vào Bách khoa, máy chết mình cứ việc đóng máy về, mai đến chữa thoải mái, chẳng phải nghĩ gì, chẳng phải ân hận máy chết. Người mà mình để chết thi ân hận cả đời. Rõ chưa ? Lý do chính đáng nhé.

- Chính đáng, thôi cứ thi vào BK đi. Ký sư giỏi cũng tốt. Xây dựng VN có nền khoa học tiên tiến cũng tốt chán...

Vậy là tôi thi vào trường ĐHBK như dự kiến và suy nghĩ của mình. Cho đến nay tôi vẫn không ân hận với quyết định của mình.

Thế nhưng tôi là người mang nặng ơn  những người thầy thuốc  VN vào loại nhất.

Vừa chào đời không bao lâu tôi đã được bác sĩ NHỮ THẾ BẢO sinh ra lần thứ 2.

Bác sĩ  TÔN THẤT TÙNG là người mổ cho mẹ tôi và chứng kiến những giây phút cuối cùng của mẹ tôi.

Bác sĩ  TÔN THẤT BÁCH đã sáng suốt quyết định không khâu nối gân cho con gái tôi khi bị tai nạn giao thông năm lên 2, vì vậy con tôi không bị tật  cả đời (thọt).


Bác sĩ   ĐỖ XUÂN HỢP (tôi có 2 bài viết về "Ba tôi ".

Bác sĩ Thìn ở  bệnh viện C đã cứu sống tôi khi sinh con ở BV C.

Bác sĩ  NGUYỄN THU NHẠN  (viện Nhi Thụy Điển ) đã cứu sống con gái lớn của tôi và con thứ 2 khỏi bị tháo khớp tay.

Bác sĩ  TRẦN HỮU TƯỚC  đã chữa bệnh cho con gái tôi ở BV Bạch Mai.

Bác si  ĐỨC BV Bạch mai hàng chục năm chữa bệnh, theo dõi bệnh tình của con gái tôi.

Bác Sĩ  PHẠM NGỌC THẠCH đã mấy năm chữa bệnh cho tôi.

Bác sĩ  PHAN CHÚC LÂM QYV 103 đẫ cứu chữa tôi sau tai nạn giao thông 1978.

Tôi mang nặng ơn của tất cả những bậc thầy của thấy thuốc mà , theo tôi, từ cao quí  tôi chân trọng là BÁC SĨ, tuy họ có nhiều chức danh lắm.

Với tất cả những bác sĩ tôi kể tên trên, chưa một bác sĩ nào tôi tặng gì đáng giá 1 xu, mà chỉ cám ơn họ lúc đó. Còn bây giờ tôi ơn họ sống để trong tim, nói cho con cháu biết về họ và chết mang theo.

Tôi viết ra đây để tỏ lòng biết ơn với họ, đồng thời cũng muốn nói với những ai đọc bài này là bác sĩ ngày xưa là những ông PHẬT cứu bệnh nhân ra khỏi bể khổ bệnh tật của trần gian.

Mong rằng những ai đang định theo ngành Y và đang làm ngành Y đọc bài này hãy noi theo gương của những bậc tiền bối của ngành.

Mấy giòng mộc mạc nhân ngày THẦY THUỚC VN vùa là để tri ân vừa là để chia sẻ, vừa là để một chút về họ cho những ai chưa bao giờ biết về họ.

Xin cám ơn và kính chào những ai đã bỏ chút ít thời gian  quí báu đọc bài này.

NÓI CHUYỆN VỚI CHÁU BÁN ĐU ĐỦ.

Mấy ngày mưa cả ngày lẫn đêm, rét xuống đến 9 độ, ngoài trời vắng tanh, các hàng vỉa hè hầu như không hoạt động. Khổ nhất là cô hàng bán đu đủ không đi, nghĩa là mình phải lần mò tự đi kiếm lá đu đủ tươi.Như thường ngày tôi ra ngõ khoảng gần 2 giờ chiều. Hôm nay đã ấm hơn và trời không còn mưa nữa. Ra đến đầu ngõ, nhìn thấy cháu bán đu đủ tôi vội kêu to:

- Ôi, may quá, hôm nay cháu đã đi. Chào cháu Mai , mấy ngày cháu không đi làm bà mong mỏi mắt.

- Cháu chào cụ ! Mấy ngày ở nhà, biết cụ mong, cháu cũng nóng ruột lắm, nhưng mưa và rét quá, bỏ con nhỏ ở nhà sợ nó chạy lang thang ốm thì cháu chết.

- Thì cụ có trách cháu đâu. Chỉ nói để cháu biết cụ mong cháu thôi. Thật thà thì cụ cũng vất vả hơn . Cụ khắc phục được, có điều người ta nói : "Có rế thì đỡ bỏng tay " mà. Có mang lá cho cụ không ?

- Ôi, hôm qua cháu không ra vườn nên không lấy được, mai cháu mang cho cụ nhé.

Đang nói chuyện thì có khách hàng mua đu đủ. Cô em bán hàng ra hỏi :

- U ơi, u mua gì ạ. U mua quả nào để cháu lấy.

Cứ thế 2 người mặc cả, nói líu lo, rồi người mua cũng mua được 1 quả đu đủ như ý. Khi người mua hàng đi rồi, tôi quay lại cháu bán hàng:

- Này cháu ơi, bà rất ghét từ U. Cháu biết U theo người HN là gì không ?

- Không ạ. nhưng nhà quê thì U là mẹ. Mọi người bán hàng đều gọi những người mua là U và xưng là CON.

- U theo người HN là người ở, cháu có bết không ? U già là người ở trông việc nhà, U em là người bỏ con mình ở nhà quê, ra tỉnh dùng bầu sữa của mình nuôi con chủ. Bà không phải người ở nhà cháu, bà ghét từ U, bà cấm  các cháu không được gọi bà là U, nghe chưa ?

- Thì chúng cháu cứ gọi người mua hàng là u để bán được hàng thôi.

- Khổ quá ! Chỉ vì một mớ rau,một cân hoa quả gì đó mà các cháu gọi khách hàng là U. Theo các cháu thì nhà quê gọi U là mẹ. vậy mẹ các cháu chỉ đáng bằng 1 mớ rau hay 1 quả đu đủ ư ? Các cháu có biết từ MẸ  và người MẸ thiêng liêng thế nào không ? Các cháu mang mẹ mình ra để bán hàng...Các cháu có biết những người mua hàng chắc gì đã đủ tư cách để làm mẹ các cháu không ? Bỏ từ U đi. Nếu muốn bán được nhiều hàng, chịu khó nhìn vào khách, đánh giá nên gọi là gì cho đúng, đáng cụ, bà, bác, cô, chị, em... thì gọi như thế. Khách hàng sẽ tôn trọng mình hơn.

- Ôi, chúng cháu rút kinh nghiệm. Chúng cháu có biết gì đâu. Ra đây bán hàng chúng cháu bắt chiếc người ta thôi. Thế là đi một đàng, học một sàng khôn. Bà giảng cho chúng cháu một số từ dùng ở HN ngày xưa đi.

- Được. Bây giờ chưa phải giờ bán hàng, bà nói thêm một chút về các từ ngày xưa dùng để xưng hô với moi người trong nhà, còn lúc nào rỗi bà sẽ nói thêm.

- Thế cũng may rồi. Chúng cháu có được ai dạy đâu mà biết.

- thì nghe đây : Cụ - người đẻ ra ông bà mình. Bà - là người đẻ ra mẹ mình. Dưới thì các cháu đã rõ, mỗi nơi gọi theo địa phương của mình. Thí dụ : người HN xưa lấy vợ, lấy chồng rất sớm nên chỉ khoảng 15 tuổi đã là mẹ. Còn con trai chỉ 15 - 16 tuổi đã là bố. Vì quá trẻ mà có 1 đứa bé gọi là bố hay mẹ thì rất ngượng, nên thường gọi bố, mẹ là cậu, mợ hay còn một số nơi như Đông Anh chẳng hạn còn gọi bố, mẹ là anh, chị. Từ BỐ người HN không dùng vì người ta cho đó là từ chửi ( bố mày ), từ MẸ cũng vậy ( mẹ mày ). Sau ngày kháng chiến về, nhiều người khắp nơi nhập vào HN và từ BỐ, MẸ nó thành quen, chứ người HN chay rất kỵ 2 từ này.Họ nhà bà thì tuổi từ bà trở lên không ai dùng 2 từ này. Thế thôi , tạm như vậy, bây giờ bán hàng đi, bà về đây. Hôm khác thắc mắc gì cứ hỏi, bà biết đâu trả lời đến đó, còn không biết thì thôi, không nói bậy.

- Còn một việc khác, các cháu cứ nói cháu bán hàng, bán hàng cho bà, cháu được tiền mà trả tiền xong bà cám ơn là thế nào ?

- À , việc này không có gì lạ. Các cháu bán hàng xong, người ta trả tiền, các cháu cám ơn để tỏ lòng biết ơn người mua hàng. Còn bà mua hàng bà cũng cám ơn các cháu vì nhờ có các cháu bán hàng mà bà mua được hàng, nếu không bà lấy đâu ra ? Vậy cám ơn cũng phải.

- Chúng cháu bé thế này mà bà chào chúng cháu, chúng cháu thấy xấu hổ lắm.

- Theo bà, bé hơn phải chào người trên trước. Bằng vai thì ai trông thấy trước, chào trước. Còn với bậc trên mình phải chào trước. Khi các cháu đã chào,  bà cũng phải chào lại các cháu để tỏ lòng tôn trọng các cháu, đúng chưa ?

- Chúng cháu hiểu rồi. May hôm nay bà nói cho chúng cháu bao nhiêu. Chúng cháu cám ơn bà.

- Bà cũng cám ơn các cháu đã nghe lời bà. Chào các cháu. Hẹn mai gặp lại.

- Chúng cháu cám ơn và chào bà !




Rõ ràng khối U vừa ở đây cơ mà???

Cực chẳng đã mới phải vào bệnh viện, mà tưởng chỉ ở Việt Nam mới gặp cái cảnh "đáng sợ" là bác sĩ "vô trách nhiệm" cắt cả đôi quả thận của bệnh nhân, ai dè đến TÂY mà cũng... NHẦM.

Rõ ràng nhìn phim thì thấy có khối U, mà sao vào "xẻo" cho bệnh nhân lại chẳng thấy đâu nhỉ? Lạ quá thể luôn.



Kim Ông lại chọc ... Mông Ông (Dựa theo câu "Gậy Ông lại đập lưng Ông)

Chẳng ai lại không biết câu nói : Gậy Ông lại đập lưng Ông, nhưng ở "TÂY" lại có câu nói "Kim Ông lại chọc... mông Ông" và được thể hiện bằng Video rất "chân thực".


CÔ GIÁO CHỦ NHIỆM MARIA

Năm 1986 tôi đến thăm cô giáo chủ nhiệm Maria. Ngồi chuyện trò với cô tôi đem đủ mọi chuyện khi còn học cô ra nhắc lại, nhất là chuyện vui. Cô nói trong  đời dạy học sinh VN cô nhớ nhất 2 chuyện mà mỗi khi nhắc lại cô cười chảy nước mắt. Một trong hai chuyện là :

Một lần trong lớp, cô đưa ra câu hỏi cho cả lớp, sau đó cô hỏi : " Кто знает ? ( Em nào biết ?). Cả lớp ngồi im lặng. Bỗng Tỏa bật dậy như lò xo rồi đứng như chào cờ. Cả lớp đợi, cô giáo cũng chờ câu trả lời của Tỏa như học sinh.Một lúc sau cô bảo :" сядь  !" (em ngồi xuống ) và cô tiếp tục nhắc lại :"Ну, кто ?" (ai nào ?).  Cả lớp thấy Tỏa lại đứng bật dậy. Rồi cũng như lần đầu, im lặng. Cứ thế lần 2, lần 3 và cuối cùng lần 4. Lần thứ tư cô giáo mới nghĩ ra, cô hỏi:"  Кто ? " (ai), Tỏa ta lại tưởng cô gọi mình là Tỏa nên vội đứng dậy.:" Кто ?" mà thường cô giáo gọi Tỏa cũng tương tự vậy. Cô buồn cười quá, cố nhịn cười, cô vội chuyển sang câu hỏi khác. Cô bảo với tôi:

- Chẳng biết Tỏa có hiểu ý cô lúc đó hay không, nhưng bây giờ nghĩ lại dù chỉ có một mình cô vẫn cười chảy nước mắt.

Cô Maria dạy chúng tôi với tất cả khả năng và tấm lòng của cô với chúng tôi. Lớp tôi giỏi tiếng Nga cũng nhờ có cô. Riêng tôi tiếng Nga như ngày nay thì ơn cô không phải là nhỏ. 

Bây giờ cô không còn nữa, nhưng khi gặp nhau chúng tô vẫn thường nhắc đến cô.

Là những học sinh của cô, chúng tôi vô cùng cám ơn cô và chúc cô yên giấc ngàn thu. Cô có biết chúng em đời đời nhớ ơn cô không ? Xin cám ơn cô Maria yêu quí của chúng em, những đứa học sinh bé nhỏ, nghịch ngợm ngày nào của cô.  

Lần đầu tiên đi xe đạp ở Hà nội.

Lần đầu tiên đi xe đạp ở Hà nội thật đáng nhớ đời.


Hôm đó giữa giờ làm việc, một cú điện thoại từ nhà 66 Nguyễn Thái Học Hà nội có việc cần giải quyết cho viện sĩ mới sang chưa ổn định nơi ăn, ở. Ủy ban khoa học Nhà nước vội thông báo cho phòng liên lạc quốc tế đến giải quyết ngay. Giữa giờ, không có xe chở đi, tôi không biết giải quyết thế nào đành đánh liều đến gặp anh Cầu :

- Anh Cầu ơi, ông viện sĩ thắc mắc gì đó về chỗ ăn, ở, anh đi giải quyết nhé !

- Anh nói sao được, sợ họ không hiểu.

- Anh cứ đi đi, em nghĩ không có gì khó đâu.

- Dịch viết anh không ngại, mà nói ngại lắm.

- Thế anh cho em mượn xe đạp của anh em đi, còn em làm gì có xe.

- Mượn cũng được thôi, nhưng em có biết đi xe đâu. Anh thấy toàn người đèo em chứ em có tự đi bao giờ. Mà đã bao giờ anh thấy em tập đi xe mà đi. Lỡ đi đường không biết đi ngã làm sao.

- Em tập đi hồi ở Liên xô rồi. Bây giờ chắc em chưa quên đâu. Anh cứ cho em mượn đi, bây giờ không đến giải quyết thì không xong. Hay anh đèo em đi?

- Anh đang bận dịch nốt bài chiều nay họp, không thể đèo được. Thôi cứ lấy xe đi vậy. Em liều thì chịu. Chỉ có dặn em đâm xe hỏng không sao, còn người hỏng thì nguy, đang lúc em không thể vắng.

- Anh đừng lo, em đi được mà.

- Ừ ! Liều vậy, khóa đây, xuống lấy xe mà đi. Cẩn thận nhé !

- Em cám ơn ! Em đi đây. Anh yên tâm !

Lấy xe xong tôi vội dắt ra đi luôn.Mấy năm mới đi xe mà ở LX thì gọi là tập chứ đi có vững đâu. Lên xe, tay ngoắt trái, ngoặt phải mãi mới đạp được.Đi một đoạn thấy quen dần.Qua ga Hàng Cỏ, trước mặt có một anh đi thong dong, trước anh có 1 đôi vừa đi vừa nói chuyện, trước 3 người đó lại có 1 đôi vừa đi vừa nói đùa gì đó. Tôi thấy hơi HỐT, vội quặt ra ngoài. Định quặt ra ngoài thì tay phải lại kéo vào trong. Chết rồi !!! Vừa kịp nghĩ thế thì đã đâm luôn vào người đi trước. Tôi và anh ta ngã kềnh. Chưa hết, 2 người đi trước gần anh bị tôi đâm cũng bị anh ta đâm ngã cả đôi. Đôi trên đang vui vẻ cũng chẳng thoát, ngã ngửa theo. Vậy là cú đâm của tôi làm 5 người ngã một lúc.

Tôi đang lo bị anh ta mắng thì anh ta mặc kệ xe nằm kềnh ở đường, vội chạy xuống chỗ tôi, nâng tôi dậy:

- Em có sao không ? Có đau không ?

-Em xin lỗi, em không sao ạ. Em mới tập đi nên không vững, em xin lỗi !

- Xin lỗi gì mãi, không sao là tốt rồi.

Anh vừa nói, vừa nâng tôi dậy, dắt xe đứng lên đưa cho tôi đi. Cả 4 người bị tôi đâm hỏi tíu tít xem tôi có sao không. Chẳng ai trách móc tôi nửa lời. Thật là may. Lúc đó thanh niên Hà nội HIỀN thật. Tôi cám ơn họ rối rít và lên xe đi tiếp.

Mọi việc xong tôi quay về cơ quan. Anh Cầu ra đón tôi, dắt xe vào cất. Anh hỏi độp tôi :

- Nga bị đâm xe có sao không ?

- Ai bảo anh em đâm xe ?

- Thì cái váy em bảo chứ ai. Váy bị dính dầu kìa.

- Anh khôn nhỉ. Em chỉ hơi đau thôi, nhưng không sao. May hôm nay 5 người đi trước bị em đâm ngã kềnh mà chẳng ai mắng em cả.

Đó là lần đi xe đầu tiên ở Hà nội, lần nhớ đời. May khi đó thanh niên lịch sự chứ bây giờ một thằng bé không bằng tuổi cháu mình, nó đâm vào mình còn chửi mình sao đi chậm thế.

Thật là giáo dục mỗi thời một khác. Tiếc cho những thứ mất đi không thể lấy lại !!! 




HÔI TẾ SINH

Tôi nghĩ rằng 3 từ  Hội tế sinh (HTS) cùng lứa tuổi tôi cũng không biết chứ đừng nói đến con, cháu chúng ta. Nhân bài "Thương thương quá" của TM tôi nói về 3 từ này. HTS ngày năm 1946 - 1947 tương tự như bây giờ ta gọi là làng SOS hay làng tình thương vậy. Khác nhau về thời gian và hoàn cảnh sống.

HTS là 1 tổ chức thu gom, cứu sống những đứa trẻ bị bơ vơ ngoài đường, sắp chết đói.Tổ chức này do một bà già thành lập và tài trợ. Trong HTS có một ông quản lý, một cấp dưỡng. Nơi đây không cy tế, không có người chăm sóc trẻ con.

Nhở của chúng là một nơi lợp lá cọ dài, chỗ nằm của chng rải rơm xuống đất, chỉ là nơi trú chân ban đêm khỏi mưa, gió, bão. Một bên con trai, một bên con gái nằm.

Bọn trở đây sáng dậy sớm ra đồng làm, trưa về ăn, tối về ngủ. Chẳng ai quan tâm đến sự tồn tại của chúng. Thỉnh thoảng sáng ra không thấy 1 đứa dậy, chúng ra gọi và sờ thì hóa ra nđã chết từ lúc nào không biết.

Thời gian đó có nơi để cho chúng ăn 1 bữa đỡ chết đói, chỗ trú chân ban đêm cũng đã là nhân đạo lắm rồi, huống gì lại có ruộng cho chúng tự làm nuôi sống bản thân. Không biết do ai phân công hay chúng tự phân công,  nhưng công việc thì làm theo sức và tuổi. Chẳng đứa nào được chơi mà căn.

Sáng ra dậy sớm đi làm, trưa về mỗi đứa được một bát cơm, gọi là cơm chứ thực ra là bát khoai trộn cơm. Cái bát sành to hơn bát ăn cơm của ta một chút. Khoai là khoai nghệ, gạo là loại gạo nếp 1, nghĩa là không phải gạo nếp, cũng không phải gạo tẻ, rất khăn. Mỗi ngày đúng chỉ một bát thế thôi. Tối đi làm về chỗ đứa nào thì tự chui vào đó mà ngủ, chẳng ai hỏi han, chẳng ai biết đi làm về đứa nào không về. Ốm nằm chán, khi tự dậy đi làm, chẳng thuốc thang, chăm sóc gì . Cơm thì cho chính xc phải gọi là khoai độn cơm mới đúng, vcơm ở đây chủ yếu là khoai nghệ dính vài hột cơm mà thôi. Mỗi ngày chđược một bát thế. Ăn thăn, mà không ăn thì kệ. Chẳng ai dỗ, chẳng ai khuyên, về cứ việc chui vào chỗ của mình mà ngủ. Thỉnh thong sng ra có một đứa không đậy được. Bạn bè gọi, sờ vào thì thấy nđã chết. Chúng tự động mang nhau ra đồng chôn. Thường chôn như vậy chứ không có chiếu bc mà chúng chỉ lấy rơm lót dưới vđắp trên cho nhau mà thôi.


Nơi đây có một chuyên đau lng mà tôi không thể quên :

Có một thằng bé khoảng 7 -8 tuổi, nốm mấy ngày không dậy được, nhưng chưa chết. Trước khi chết nó nói với mấy bạn đứng quanh nđang chứng kiến sự ra đi của nó, nó nói : "Ủn sắp chết rồi. Ủn chết các anh, các chị, các bạn cố tìm cho n một mảnh chiếu rách, bọc chôn cho Ủn, nếu Ủn thiêng Ủn sẽ phù hộ cho các anh, các chị, các bạn không phải khổ và chết như Ủn (Ủn là tên thật của nó).

Khi nó chết bọn con trai cũng cố kiếm ở đâu đó một mảnh chiếu bó chôn cho nó. Một thằng nào đđến cái miếu gần đấy lấy 1 cái oản xôi và vài nén hương thắp cho nó. Ba ngày sau ra thăm mộ, thấy 1 lỗ thủng to lắm, bọn trẻ lấp đầy và lại vào miếu lấy trộm 1 cái oản xôi và mấy nén hương thắp cho nó. Đây l cái chết cuối cùng tôi chứng kiến năm ấy. 

Nơi đây có một chuyện tôi muốn kể để mọi người biết sự phân biệt của thời đ. Có 4 chị em con liệt sĩ, họ hàng không xa lắm với bà chủ hội. Hình như phải gọi bà là bà, nhưng chúng là con mồ côi nên phải theo bọn trẻ nhặt được ngoài đường thì phải gọi để tôn trọng là CỤ. Thôi thì gọi sao cũng được, vì chỉ là tiếng gọi thôi mà. Nhưng ở đây có khác cơ.   
Cả 4 đứa trẻ hầu như không khác bọn nhặt ngoài đường. Cô chị mới gần 8 tuổi phải mỗi ngày nhặt, quét được 1 thúng lá tre, nếu không thì trưa về cũng không được 1 bát "iêu" khoai độn cơm. Cậu em thứ 2 kém chị hơn 1 tuổi cũng phải đi làm đồng với bọn trẻ nhặt được. Cô em thứ 3 hơn 6 tuổi được ƯU TIÊN hơn, nghĩa lđược quạt vđấm bóp cho bà trưởng hội. Khi mỏi tay, buồn ngủ, cô bé ngừng tay, ngủ gật liền bđạp hay 1 cái gậgậậậậy chống của cụ thụi vào bất cứ đâu.â



u
Cậu em út mới hơn 4 tuổi thđược ưu tiên chơi lang thang đâu tùy thích. Chỗ ngủ của 4 chị em ấy cũng được ưu tiên hơn bọn tr nhặt về là 1 chiếc chiếu cũ trải nơi góc nhà gạch gần nơi cụ trưởng trại ngủ. Ăn như tôi đã nói 4 đứa được 4 bát "iêu" khoai độn cơm. Cậu út ăn khoai mãi sợ khoai nên cứ đến bữa thấy 4 bát lê: "Ông ăn oai đâu". Chị cả có vẻ khôn hơn nên thu cả 4 bát lại, cầm từng miếng khoai gạt lấy những hột cơm dính vào một bát cho em út. Cả ngày chỉ có thế không ăn thđói...

Vì cả ngày rúc vào bụi tre nên đầu chị cả chốc, mủ chảy ra xanh cđầu. Chẳng biết ai bảo chị, vậy là chị lấy tro rơm trộn với nước bảo em gái: "BB, mày trát gio lên đầu cho chị, dầy vào nh!" Em gái làm theo, may sao chị làm mấy lần là khỏi. Mấy chị em vừa bẩn, vừa tắm nước ngòi nên lở loét, tanh hôi, chị cũng đắp gio cho rồi cũng khỏi. Chắc trời ph hộ cho họ.


Nơi đây có một gia đình 3 mẹ con. Không biết tên, họ là gì, mà chỉ biết người ta gọi là BĐỐC cúng ở đấy. Cả 3 m con lúc nào cũng mặc quần áo trắng, ăn rất ngon. Ngủ giường gỗ lim, có chiếu, gối, màn đầy đủ. Bốn chị em mồ côi kia cứ nhìn họ rồi nhìn nhau...

Nếu tất cả mọi người đều khổ, đói như nhau thì chẳng phải nói. Nhưng ở đây có sự phân biệt giữa h, nên không tránh khỏi sự so sánh...

Năm 1947, bà hội trưởng mất, ông quản lý lên thay. Không hiểu sao tự dưng có 1 người bạn của bố mẹ 4 đứa đến HTS đn chúng đi. Đường lên Việt Bắc thật gian nan. Đúng lđường đi ngoắt ngoéo chữ chi, hố ngang, hố dọc chữ i chữ tờ...Người đàn ông chỉ có 1 chiếc xe đạp, đưa bọn trẻ từ Phúc Yên  lên Việt Bắc. Ông đèo 1 đứa đến 1 nơi, thả nở đây rồi quay lại đón đứa khác, cứ thế ngày đi, tối nghỉ, ông đđưa 4 đứa lên đến Bắc Kạn.

 Đời 4 đứa trẻ gặp may, có lẽ, từ đó. Cô chị tên là TT, anh hai tên ĐĐ, cô ba BB, em út là SS. Người đàn ông phải lẩm nhẩm tên từng đứa để khỏi bsót lại đứa nào. Mỗi lần kiểm tra ông ta lại lẩm nhẩm tên từng đứa.


Nhờ ông sau này 4 chị em ấy cũng trưởng thành mà không bị chết tại HTS. Chị cả là chiến sĩ thông tin và sau này thành bác sĩ,  anh hai cđời binh nghiệp, tham gia chiến dịch ĐBP, giải phóng miền Nam, đại tá QĐNDVN, cô ba tốt nghiệp KS BK, em út tốt nghiệp ĐHSP, tham gia ĐBP trên không. Cả gia đình 4 chị em là bộ đội cụ Hồ. Nhờ có BÁC, ĐẢNG, CHÍNH PHỦ VNDCCH và sự phấn đấu của họ, hđ không uổng công sinh thành và sự hy sinh của cha, mẹ h cho sự nghiệp giải phóng dân tộc  vĐộc lập - Tự do của Tổ Quốc.


Viết bài này tôi chỉ có một mong muốn ai đọc sẽ cảm nhận được một giai đoạn của VN, của 4 chị em trong một gia đình liệt sĩ, nhờ có sự sáng suốt của lãnh đạo, sự cố gắng phấn đấu của cá nhân ở thời kđó. Mỗi con người trưởng thành được còn nhờ vào nhiều yếu hợp lại chứ không phải chỉ một yếu tố mà có thể thành công. Bản thân họ vđất nước nay đã quá thay đổi miễn bình luận.


Xin cám ơn tất cả những ai đọc bài này. Mong tất cả những người đọc hiểu là tôi chỉ muốn mọi người biết có chuyện như vậy thôi, không hề muốn gì khác. Còn ai muốn nghĩ gì thì tùy...

Xin một lần nữa cám ơn vchào!