Tôi biết tên và các tác phẩm nhạc của Văn Cao từ thưở ấu thơ, vì ông là hướng đạo sinh, nghĩa là tổ chức mà ông ngoại tôi là huynh trưởng Hổ Sứt.
Ông ngoại tôi rất quí nhạc sĩ Văn Cao cũng như một số nhạc sĩ thời ấy là Lưu Hữu Phước, Hoàng Quí, Nguyễn Đình Thi...
Ngày ấy chúng tôi là những đứa trẻ lên 6, lên 7 tuổi, nhưng cũng đã biết yêu thích các bài hát cách mạng và hay cả ngày hát bi bô các bài hát này. Nhất là trời rét, trong rừng Việt Bắc đốt lửa sưởi, thế nào gia đình tôi cũng lần lượt hát các bài hát của các nhạc sĩ này. Khi hát xong còn sớm, ông tôi lại dạy các bài hát mới chúng tôi chưa biết trong thời kỳ gần nhất.
Hôm nay nhân ngày kỷ niệm sinh nhật của nhạc sĩ Văn Cao, tôi nhớ lại một vài kỷ niệm với nhạc sĩ. Tôi chỉ được gặp nhạc sĩ Văn Cao mấy lần. Tuy vậy tôi tranh thủ những thời gian gần ông để hỏi những gì mình muốn biết.
Tuy nhạc sĩ Văn Cao nhiều tuổi, nhưng tôi vẫn gọi là Anh, vì đây là nguyên tắc xưng hô của hướng đạo, mặc dù là vợ ông có vẻ không đồng tình. Còn ông cũng thích nói chuyện với tôi và thích tôi gọi như vậy, vì tôi là cháu ngoại huynh trưởng Hổ Sứt của ông, nhưng tôi còn cảm thấy ông thích nói chuyện với tôi, vì tôi hay hỏi ông về những gì tôi thích một cách tự nhiên, không sợ gì, không do dự, kể cả một số việc mà nhiều người né tránh... Còn tôi, những gì mọi người né tránh thì tôi lại hay hỏi ông.
Ngoài bài hát Tiến quân ca mà ai cũng biết thì tôi rất thích 3 bài hát cách mạng khác của ông là ; Chiến sĩ VN, Thủy quân VN và Không quân VN. Mọi người rất biết và khâm phục ông với một tác phẩm nổi tiếng, vì lúc đó ông còn rất trẻ, nhạc viện thì lấy bài hát đó để dạy cho sinh viên của nhạc viện - đó là bài Trường ca Sông Lô.
- Anh ơi, em tò mò, nhưng anh thích thì trả lời mà không thì thôi, anh đừng giận em nhé.
- Thì cứ hỏi, anh không giận. Điều gì trả lời được anh sẵn sàng, hỏi đi.
- Vậy em bắt đầu hỏi nhé. Ngoài các bài mà em cũng như mọi người đều thích như: Buồn tàn thu, Thiên thai, Gò Đống Đa, Suối mơ, Trương Chi,... Thì em còn rất thích các bài : Chiến sĩ VN, Thủy quân VN và Không quân VN, còn nữa - Là người HN em cũng rất thích bài hát Thăng long thành hành khúc, bài này không những hay mà còn có những câu gọi, thúc giục: "Ôi Thăng Long, ôi Thăng Long, ôi Thăng Long ngày nay...., Ôi TL, Ôi TL ngày mai... " Sao mà hay thế !
Tôi vừa hỏi, vừa hát, vừa tỏ ra rất khí thế, hào hùng múa tay...giậm chân, hát hết cả đoạn mình thích.
- Em cũng biết nhiều đấy. Mỗi bài hát đều mang tính chất riêng của từng thời kỳ...Con người của thời ấy hát cũng khác bây giờ...Em cũng thế.
- Vâng. Em cũng nghĩ thế, nhưng em nghĩ thời kỳ, con người thời nào thì hát bài thời ấy mới hay, mới đúng tâm trạng.
- Đúng thế. Cho nên bây giờ ít người hát đúng với tâm trạng và giọng điệu của thời kỳ đó.
- Vâng. Như bài Suối mơ của anh, hôm vừa rồi em nghe 1 cô hát giọng ồ, ồ - Suối mờ... Vậy thì còn đâu là Suối mơ của Văn Cao nữa... Em nghe mà thấy như đấm vào tai. Suối mơ là phải hát giọng trong veo, suối mơ ở Việt Bắc ta nước trong vắt, chảy thánh thót, đi trong rừng nghe mới thích làm sao. - Tôi vội cướp lời nhạc sĩ. Ông nói tiếp :
- Ca sĩ ngày nay mình chi tiền cho nó hát, nó ăn chơi, tiêu hết tiền rồi vớ mấy đứa hát rẻ tiền hát cho có bài. Anh cũng chán, nhưng cũng phải kệ thôi. Bây giờ họ muốn làm gì với các bài hát của mình thì làm, mình chịu rồi. Như bài trường ca Sông Lô, khi sáng tác mình có mỗi cái ghitar nên nguyên bản là thế. Bây giờ họ thêm piano... đệm nọ, đệm kia, nói là thành bài giảng trong nhạc viện, mình cũng chả biết nói sao, đành chịu...
- Những điều lớn em không biết. Bây giờ em chỉ muốn tranh thủ gặp anh hỏi những gì em muốn biết. Nhưng nếu hỏi nhiều sợ anh mệt, anh phải nghỉ thôi.
Đang nói chuyện bỗng tôi thấy 2 tay nhạc sĩ run run, dáng vẻ mệt mỏi. Ông cầm cái chai trắng và rót vào cái ly của LX lúc đó độ khoảng 30 ml, ông uống. Sau khi uống ông có vẻ đỡ hơn. Tôi biết ông nghiện rượu nên thế. Tôi nhăn mặt tỏ ra buồn. Ông vội nói:
- Em hỏi đi, anh không sao. Anh trả lời được.
- Vâng, em đành hỏi vắn tắt vậy: "... Ngựa phi nơi xa kia nghe súng vang bên trời điệu kèn rộn ràng (Chiến sĩ VN)... Xa khơi sóng vang dạt dào....Tầu nhấp nhô... Ngày về Tổ Quốc ghi công (Thủy quân VN)...Đi không ai tìm xác rơi...Không quân VN vút trên ngàn mây gió (Không quân VN)... Trời, sao anh nhìn xa, trông rộng và mơ mộng đến thế. Em rất thích mơ mộng xa xôi của anh. Nhất là lúc ấy thì làm gì có ngựa mà ngựa phi nơi xa kia... Làm gì có tầu thủy thì lấy đâu ra thủy quân mà trông thấy - Xa khơi sóng vang dạt dào.. tầu nhấp nhô...Tầu bay của Pháp thì người ta gọi là tầu bay bà già, Việt Nam mình mơ cũng chẳng biết TẦU BAY là gì, nếu máy bay của Pháp không bay qua vùng ấy. Vậy mà anh thì Không quân VN vút trên ngàn mây gió... Ù u ù ú.. Không quân VN vút trên ngàn mây gió... Đi không ai tìm xác rơi... Hỏi đến đâu tôi hát đến đó chứ không đọc từng câu...
- Nhạc sĩ không những phải nhìn xa, trông rộng mà còn như em nói phải MƠ MỘNG nữa. Không mơ mộng sao có thể là nhạc sĩ được. Hơn nữa không mơ mộng không thể có bài hát hay. Em hát các bài của anh hay đấy, khí thế lắm...
- Em cũng nghĩ thế nên mới hỏi anh. Vì các bài hát bây giờ em không thể nghe chứ đừng nói thích hay hát, hơn nữa không thể nuốt trôi được... Nhiều bài em thấy có vài câu, hát vớ vẩn như đấm vào tai người nghe...Nhưng thôi kệ họ, em chỉ muốn anh cho em biết xuất sứ của một số bài SỐNG ĐỜI của anh, còn nói hết các bài của anh chắc không thể.
- ... Ngựa phi nơi xa... là anh nhìn thấy bộ binh các nước như thế , nên nghĩ VN tương lai cũng thế. Sau chiến thắng sông Lô anh được họ đưa đi thăm sông Lô rồi nghĩ cảnh VN chắc chắn sau này cũng có tầu thủy và thủy quân không kém gì quân Pháp đem tầu thủy hoành hành trên sông Lô mà bị ta đánh chìm. Còn bài Không quân VN là bộ đội mình bắn rơi chiếc đacôta của Pháp, họ đưa anh đi xem, mình nghĩ ngay đến VN sau này chắc chắn sẽ có máy bay và không quân chẳng kém gì không quân LX... Còn bài Thăng Long thành hành khúc thì ngày nay kiên quyết chống xâm lăng, thề chiến đấu đến cùng, mà chiến đấu ắt chiến thắng, mà chiến thắng thì nhất năm châu toàn quốc sống kiêu hùng chứ, có phải không em?
- Vâng. Anh mệt rồi, anh nghỉ đi. em về lần sau lại đến HẦU chuyện anh.
- Chưa, còn bài Bến Xuân em hỏi, anh chưa trả lời.
- Em biết, nhưng để lần khác. Em về đây. Anh mệt lắm rồi, anh phải nghỉ thôi.
- Lần khác, nói chuyện khác. Lần này em đã hỏi anh trả lời hết rồi về cũng được. Anh không sao mà. Anh rất vui được trả lời em.
- Vâng, anh đã nói thế thì anh trả lời nốt sự tò mò của đứa em bất trị này.
- Không bất trị đâu, hay đấy. Ít khi thấy con gái mà em nói là TÒ MÒ , mà lại hỏi anh như vậy. Họ toàn hỏi những chuyện đâu đâu. Bài Bến Xuân là bài hát trước bài Đàn Chim Việt, Anh viết xong tặng ngay cho Phạm Duy. Rồi Phạm Duy dinh tê, anh đổi thành bài hát Đàn Chim Việt. Cũng hay thật là cô ấy chỉ đến thăm anh có 1 lần mà anh lại làm ra một bài hát.
- Anh đúng là người mơ mông mà lần đầu tiên em được gặp. Em cám ơn anh nhiều lắm. Em xin phép anh em về đây.
- Em về nhé. Cho anh hỏi thăm Huynh trưởng Hổ Sứt và nói hộ anh là: "Tráng sinh Văn Cao luôn luôn nhớ tới huynh trưởng Hổ Sứt".
- Vâng, nhất định em sẽ chuyển lời thật trung thành cả câu nói và từng chữ của anh. Mà sao lại là tráng sinh ạ. Em không hiểu 2 từ này.
- Tráng sinh là thành viên hướng đạo . Không là hướng đạo sinh thì không thể gọi là TRÁNG SINH.
- Em chào anh, em về. Em rất, rất và rất cám ơn anh về cuộc nói chuyện hôm nay của anh.Thật bổ ích và thú vị. Em tò mò quá, anh nhỉ.
- Anh rất vui vì hôm nay nói chuyện với cô em TÒ MÒ. Thoải mái lắm.
Chuyện kể dài quá, hết rồi. Ai quan tâm đến nhạc sĩ Văn Cao ở đời thường, xin mời đọc. Tôi thì chỉ biết viết chuyện đời thường chứ còn chuyện chính CHỊ thì MÙ CHỮ, không biết gì hết, tôi không biết và không bao giờ làm chính CHỊ, làm chính CHỊ mệt mỏi lắm, mong quí vị thông cảm chuyện linh tinh đời thường của tôi. Tán phét thật trung thành với việc thật xẩy ra trong cuộc đời của tôi cho đỡ buồn và rèn luyên óc, trí nhớ, tay, mắt í mà. Kể lung tung một tí, nhưng trung thành, không bịa đặt. Văn Việt tôi không được học, dù chỉ là 1 giờ trong trường VN nên nó mới lủng củng thế.
Xin cám ơn tất cả những ai đã bỏ chút ít thời gian quí báu của mình để đọc bài này.
Xin kính chào quí vị.