Du lịch Miền Trung 2012

CÀ PHÊ.


Trời mưa tầm tã, khắp nơi ẩm ướt, chẳng ai muốn rời căn nhà của mình để ra đường, trừ những người BUỘC phải đi làm hay ra đường có việc không thể đừng. Tôi cũng không ngoại lệ, chả muốn rời căn phòng nhỏ hẹp 12m2 của mình. Thế mà các cháu hội Егорьевск ( Egorevsk) lại hào hứng tổ chức các buổi đón tiếp THỦ TRƯỞNG đầu tiên của mình, từ thành phố Hồ Chí Minh ra, thật hoành tráng. Tôi cũng được thơm lây Phương Liên, vì HƠI thân với bà lang trọc này. Chả lẽ mời chị Phương Liên mà lại không mời cô Natasa thì KEO KIỆT quá nên chúng mời, đã vậy còn CỬ lái xe đến THỒ mình đi hay còn chi tiền thuê taxi đưa đón CỤ, kẻo CỤ lười không đi. Thật lòng tôi rất cảm động vì các cháu ưu ái mình đến thế. Cám ơn các cháu vẫn ưu ái cô Natasa.Tôi muốn nói 1 chút về các cháu  THỢ DỆT này:
Đây là một trong những thợ dệt đầu tiên đến LX và là các cháu đầu tiên đến thành phố này, chính tôi là người đã đón 300 con gái từ HN sang ở sân bay Seremechievo Moskva mà có lần tôi đã viết trong blog của mình về cuộc đón tiếp này. Tuy là lớp thợ dệt VN đưa sang để học dệt, nhưng chủ yếu là các cháu học để về làm nòng cốt xây dựng nhà máy dệt ở VN sau chiến tranh, đồng thời cũng là trả nợ 1 phần chi phí của LX trong thời kỳ chiến tranh  CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC. Các cháu là những học sinh vừa tốt nghiệp 10, không thi vào đại học với nhiều lý do khác nhau...Lúc tôi làm với họ toàn LX mới chỉ có khoảng 1 vạn người sang LX , con gái học và làm thợ dệt 4-5 năm, còn con trai làm xây dựng. Họ học và làm việc trên toàn đất nước Xô viết lúc bấy giờ, cho nên nhiều đơn vị con trai đến những vùng hẻo lánh của LX. Sơ sơ như vậy, tôi không nói cụ thể, mọi người mất thời gian đọc. Chỉ biết 1 điều là chả cháu nào mất tiền của, công sức chạy chọt về mọi mặt như bây giờ...
Các cháu lúc đó mới trên, dưới 20 tuổi, ngây thơ, khờ dại như chim non, trong trắng, đi nước ngoài phải xa quê hương, cha, mẹ, chúng vui vì được ra nước ngoài trong hoàn cảnh khó khăn của TQ và gia đình, nhưng con xa mẹ, xa gia đình, nỗi nhớ da diết không giấy bút nào tả được...Suy từ mình ra, tôi thương và kìm kẹp, dậy dỗ chúng như con mình. Chính vì thế nên các cháu nhớ tôi đến tận bây giờ. Nhớ đến cô Natasa nghiêm khắc là vậy mà nay cô Tuấn Nga khác hẳn, như người lột XÁC. Chúng đều nói sợ tôi lắm, bây giờ đã thành mẹ, bà mới thấu hiểu cô.Tôi vui vì các cháu hiểu mình, may quá ! Bây giờ nối lại liên lạc được với nhau sau 30 năm nhờ Facebook, các cháu đi đâu, có gì vui cũng mời cô đi để cô đỡ buồn. Có gì vui, buồn chúng chia sẻ cùng tôi, thật là một niềm an ủi quí giá với tôi.
Chúng tổ chức họp mặt với đội trưởng của chúng, nhưng bao giờ cũng mời tôi dự, với lý do cô vẫn là cô Natasa của chúng cháu, chúng cháu vẫn yêu quí cô lắm. Thật lòng tôi rất cảm động. Hôm14/3/2015 là buổi chiêu đãi họp mặt lần thứ 3 trong 1 tuần, ăn xong cháu Thủy vật nài, tha thiết mãi mời cô và chị Liên sang nhà cháu  UỐNG CÀ PHÊ. Tôi mệt và nói thật cũng ngại vì sang Gia Lâm xa và vừa ăn xong. Nhưng cháu Thủy nài mãi, Phương Liên nể quá, bảo tôi :
- Em biết chị mệt, nhưng Thủy nó nhiệt tình nói mời mãi từ hôm qua, chị em mình cố tí. Chị còn ở đây chứ em phải đưa mẹ em về, không thể ở lâu. Đi nhé !
- Thôi chị cũng cố vậy. Đi từ sáng chị cũng mỏi rồi. Đi cho biết nó sống ra sao.
- Chúng nó trưởng thành cả, em rất mừng.
- Chị thấy rất mừng là chúng nó vẫn quí chị em mình ! Chúng nó trưởng thành cả, nhưng kể cả chúng ta có ai làm với ngành DỆT đâu. Em bỏ cô giáo toán trường đại học tổng hợp đi với chúng và bây giờ lại tự nhiên trở thành bà lang giỏi, cuộc đời cũng lạ, em nhỉ ! Bây giờ chúng đã tỏa đi khắp thế giới, chúng đẹp hẳn lên! Chị rất mừng và phục chúng ! Giỏi thật !!!
Đến nơi mới biết cơ ngơi của cháu Thủy thật hoành tráng. Từ phố Khâm Thiên, nhà mặt đường, chủ 1 hiệu làm đầu, cháu bỏ sang Gia lâm thật là một quyết định táo bạo. Vậy mà bây giờ cháu và cả chúng tôi rất hài lòng. Chúng tôi nhâm nhi ly cà phê Buôn Ma Thuột thơm phưng phức ở của hàng cà phê khang trang của cháu. Ngồi đây làm tôi nhớ đến lần đầu tiên khi về VN được anh họ đưa đi cà phê Tràng tiền. Ôi, ai chưa biết cà phê Tràng Tiền từ xưa thì không thể tưởng tượng ngày nay uống cà phê 3 trong 1. Lần đầu tiên ngồi đợi ly cà phê chảy từng giọt, từng giọt từ phin xuống ly, tôi kêu lên với anh:
- Sao lâu thế, anh ơi ? Em thấy nóng ruột, muốn về rồi, vì cả ngày nay đi chèo thuyền với anh quanh Hồ Tây, bây giờ ngồi thế này thì bao giờ mới uống được đây ? Anh chèo thuyền cả ngày không mệt à ?
- Thì ngồi nghỉ, nhâm nhi ly cà phê, chứ có phải uống nước chè giải khát đâu.
- Em ở LX cũng uống cà phê thường xuyên vào buổi sáng, song uống cho nhanh còn đi học, thì giờ đâu mà ngồi thế này.
- Thì bây giờ em ngồi thế này để LUYỆN lại con gái HN đi. Con gái HN gì mà lúc nào em cũng đi nhanh hơn con trai, uống cà phê thì ực một cái là đứng dậy...Còn gì là  CON GÁI HN nữa hả em.
- Thì tính em nó thế, khó sửa lắm, anh ơi.
- Khó cũng phải sửa để trở lại con gái TRÀNG AN THANH LỊCH. Giá như bây giờ anh là bác sĩ, kỹ sư, có tiền đưa em sang Pari thì em sẽ thấy thế nào là phải sống lịch sự.
- Ôi, anh chê em bất lịch sự à ?
-Không phải thế, mà là những thói quen của thời chiến, của thời đi học khác,  bây giờ là cán bộ ngoại giao thì khác.
- Em cám ơn anh, là thầy, là nhạc sĩ có khác. Bọn em chắc  DÙI ĐỤC CHẤM MẮM CÁY, TRƯỞNG GIẢ HỌC LÀM SANG rồi.
- Anh không có ý chê bai em, anh chỉ mong 1 ngày nào đó anh có thể trở thành bác sĩ, kỹ sư, đón em, một cán bộ ngoại giao sang thăm Pari mà thôi.
- Anh mơ thế cơ à ? Em nghĩ cũng xa vời quá !
Lòng mong ước của tôi và anh thật đơn giản, nhưng lúc ấy quả là khó khăn vô bờ. Khi học đại học năm thứ tư, tôi gặp anh lần cuối giữa phố Bà Triệu, anh nói với tôi:
-Thế là em sắp thành kỹ sư rồi, còn anh vẫn là thằng thầy, thằng nhạc sĩ quèn.
Tâm trạng lúc đó của anh thật buồn. Tôi nói lại:
- Anh biết không, em đi học chỉ để có kiến thức làm việc, trả nợ cho nhà nước. Với em kỹ sư chỉ là người tra tự điển giỏi mà thôi. Anh buồn làm gì ! Em đang vội đi thực tập, không thể nói chuyện với anh được lâu như xưa. Em luôn đúng giờ, anh biết đấy. Hẹn anh khi khác...
Chia tay anh đơn giản, nhẹ nhàng thế. Nhưng bây giờ tôi lại tự trách mình sao không nói chuyện thêm với anh 1 lúc. Tôi ân hận mỗi khi nhớ tới anh hoặc có ai đó nhắc tới anh với tôi. Ngồi nhâm nhi ly cà phê ở cửa hàng cà phê của cháu Thủy, tôi lại thấy nhớ và thương anh khôn xiết. Vì khi ở LX về năm 1987 được chị ruột anh thông báo anh đã mất vì bệnh ung thư dạ dầy, lúc anh 49 tuổi, chị nói với tôi:
- Chị thương HDT lắm, trước khi mất cậu ấy nói muốn chị đưa cậu về quê và gửi lời chào vĩnh biệt em.
Tôi đau đớn, chỉ gật đầu và nói :
- Chị ơi, lần này em về mất nhiều người quá, kể cả anh T là 5 người, thật là tổn thất lớn với em...
 Viết chuyện này để tâm sự với các bạn về những chuyện nho nhỏ, đời thường mà đôi khi ta không quan tâm, nhưng khi đã mất nó thì ta mới thấy đó là  CỦA QUÍ trong đời mà ta nên trân trọng, chỉ thế thôi. Càng ngày tôi càng cảm thấy tình bạn càng sâu đậm, quí giá hơn mọi thứ trên đời. Bây giờ mà KHÔNG CÓ BẠN THÌ  ĐAU KHỔ LẮM.
Cám ơn ai đã đọc bài này và chia sẻ.
Xin kính chào !







 

8 nhận xét:

  1. Em gái ôm chị phát nào ! Chúc mừng chị đã có ô tô đưa đón khỏi bị lạc đường, chúc mừng chị với những cuộc hội ngộ ấm áp nghĩa tình, mạng dạo này còm chán thế, em còm dài dằng dặc gửi rồi mất tiêu lại phải khởi động máy lại mới còm đc

    Luôn an lành bình yên chị gái nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
  2. Trả lời
    1. Vừa viết xong, trả lừi BD nó chạy xuống tít dưới. TM thấy có bực kg ? Hóa ra trả lời TM lại ở trên mói lạ chứ. Vui thật đấy TM ạ, bọn trẻ nhi nhô lắm, với TN chúng nó vẫn như xưa, chỉ khác là kg SỢ TN mà LÁO TOÉT, nghịch ngợm với cô Tuấn Nga thôi. Chào !

      Xóa
  3. Chắc là tại mạng thật, vậy mà chi cứ nghĩ tại máy mình nó thế. Việt chán chê, nó biên mất hay chữ nọ xọ chữ kia. Chán mớ đời. Chúc em luôn vui, khỏe. Viết ít thôi kẻo kg đăng được. Chào !

    Trả lờiXóa
  4. Chị sống sôi nổi quá. Hay thật!

    Trả lờiXóa
  5. Sôi nổi để sống, ST ơi ! Chị vẫn như lần đầu lên Phú Thọ tự gới thiệu minh 2 con... chắc em vẫn chưa quên.Thế để mà sống, em ạ. Chị vẫn hào hứng hát bài THỜI THANH NIÊN SÔI NỔI mõi khi gặp những người ở LX về. Chào !

    Trả lờiXóa
  6. Gặp bạn là niềm vui nhưng khi niềm vui đến bất ngờ thật dáng quý.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật ra lần này sau tết nên các cháu ở khắp nơi trên thế giới về , gặp lai sau gần 30 năm, chúng trưởng thành và xinh đẹp ra nhiều, hơn nữa chúng rất yêu quí TN, cho nên nềm vui tăng bội phần. Cám ơn MG. Chào !

      Xóa