Du lịch Miền Trung 2012

NHÀ TẬP THỂ (2)

Khi được lên cái nhà thứ 3 của trường thì ai cũng  bảo là mình sướng như được lên thiên đàng. Người lên tham quan nghìn nghịt. Có bạn bảo với mình:
 - TN sưởng thật, được ợ nhà lầu, còn mình vận ở nhà cập 4, chạ khạc gì cải ộ chỏ.
- Chả biết sướng sao chứ nhiều phiền phức quá, bạn ạ. Mâu thuẫn chồng chất mâu thuẫn. Có những cái khổ hơn là ở nhà cấp 4.
Có cô bạn thì thích nhà  tầng sạch sẽ, nhất là lại có nhà vệ sinh riêng nên cứ để dành cả ngày, hết giờ làm việc là lên nhà mình NHỜ. Cô ta bảo :
- Ở trên này sạch sẽ thật, xong giật nước ÙM một cái là sạch như lau.
Cô ấy không nghĩ là nước ở đây thiếu đến mức nhiều nhà chửi nhau thậm tệ. Mình chả dám nói với cô ta về điều đó. 
Gọi là căn hộ cho nó OAI thôi chứ trong nhà ngoài phòng vệ sinh riêng, chỉ có 1 cái bể đựng được khoảng 4 sô nước, cả ngày dùng. Chiều  đến họ bơm cho, đầy bể là chịu, chẳng có nổi lấy 1 cái chậu chứa thêm. Van không có, đày bể, nhà trên chảy xuống nhà dưới. Thế là ban đồng ca của cả nhà bắt đầu. Từ tầng 3 xuống đến tầng 1 tha hồ mà ca, còn tầng 4 không ca được thì chờ hết giờ bơm quét dọn nước tràn ra. Nếu phải giặt thì phơi ra ngoài, tầng dưới cấm tầng trên không được phơi vì chảy nước xuống không phận nhà họ...
Hành lang rộng 0,8m đi chung 4 nhà. Nhà ở trong cùng may không ai đi qua, nhà ngoài cùng thì cả 3 nhà đi qua cửa nhà mình. Cửa sổ 2 nhà chung 1 cái. Cái ông KTS cũng GIỎI ghê, 2 nhà chung 1 cửa sổ, nhà này mở thì nhà kia cũng phải mở. Bây giờ ta nói sao không cải tạo lại, nhưng lúc đó cải tạo sao được. Nguyên vật liệu LX cho để xây ụ pháo. Hòa bình không dùng trường cho xây nhà ở cho CBCNV của trường. Công xây là những ngày lao động của sinh viên. Xây xong họ trả lại cho ban kiến thiết những gì còn thừa. Mua ngoài chợ chẳng bao giờ có nổi 1 kg xi măng. Còn cửa và cửa sổ là các thùng  đựng máy móc LX cung cấp cho trường. Trong tay không 1 tấc gỗ, không 1 lạng xi măng, lấy gì cải tạo. Đành phải dùng dây buộc hé không đóng. Chẳng lẽ cứ í ới gọi nhau cùng mở cửa sổ.
Hành lang hẹp, ai đi qua cũng ngại nhìn xuống dưới nên đi sát vào cửa nhà mình. Đã đi sát cửa có mấy ai lại không nhìn vào trong nhà mình, nhất là giờ ăn cơm hay nhà nào có chuyện chẳng lành. Cái khoản này thì chẳng khác nhà cấp 4, khác chăng là họ đứng sát nhà mình XEM rồi ai đó GÓP ý kiến. Vì vậy nên tốt nhất là IM LẶNG .
Nhiều người vô ý cứ kéo lê dép ngay cửa nhà mình lúc đêm khuya. Lại chịu đựng.
Thế cho nên các cụ nói sống mỗi người 1 nhà là thế. Cái tập thể thì cực chẳng đã, mình nghèo không có đất thì phải chịu. Ai có đất được ở nhà riêng thì thật hạnh phúc.
Còn trưởng nhà thì muốn xông vào nhà mình lúc nào cũng được. Ở tầng dưới KIỆN , vậy là trưởng nhà xông vào tầng trên xem xét, xoi mói... Chủ không cho vào thì họp cả 48 gia đình phê bình. Mình đóng cửa theo cách lịch sự thì họ phê bình là ích kỷ, đóng cửa buổi tối để họ đi qua không thấy đường bị ngã... Khổ đủ điều. Thôi đành ở với hàng xóm 1 bỏ làm 10 cho yên thân.
Chỉ có trẻ con là cảm thấy vui. Chúng chả biết gì, chỉ biết có cầu thang đuổi nhau là sướng. Ở đây dù sao cũng sạch hơn ở nhà cấp 4, lại đông bạn, sau giờ học rủ nhau chơi, chạy nhảy tha hồ.
Hè rủ nhau hát. múa, chuẩn bị cắm trại . Chuẩn bị thi theo nhà đủ mọi thứ. Thêu, đan, trang trí trại hè đều có trong chương trình thi, nên chúng tích cực lắm. Chúng cố giật giải nhất. Con tôi thì mê những thứ ấy lắm, nó thích đã vậy , nhưng nó rất say mê. Trong nhà k6 nó lúc nào cũng nổi trội. Nó cố không thua em, kém chị. Chúng thân với nhau như ruột thịt. May những đứa nó thân toàn  là tự giác chăm học, ngoan ngoãn. Chúng tự biết làm sao học giỏi để cho bố , mẹ vui lòng. Hồi ấy cũng chẳng có học thêm như bây giờ. Nếu có học thêm thì chẳng biết lấy tiền đâu ra. Con cái không biết gì tự đi hỏi người lớn biết môn ấy. Giúp nhau vô tư. Con thứ 2 thì tối rủ các bạn cùng lứa tuổi hè đi SỜ VE. Bao giờ sờ được 1 con ve mới về. Mùa hè ve kêu, chúng theo tiếng ve kêu , tối mò cứ SỜ vào gốc cây mà tóm ve lột xác.
Có chị bạn được đi nghiên cứu sinh sang hỏi tôi :
- Chị ơi, em được đi NCS mà ngại quá. Chẳng biết để 2 thằng cu cho ai. Mình anh ấy không biết có dạy nổi không ?
 Thì cứ đi đi. Ở nhà có gì bảo anh ấy cứ hỏi, chị sẵn sàng giúp.
- Thế em đi, chị nhé. Chị ở nhà giúp em dạy bảo 2 thằng vậy.
Thế là cô bạn đi NCS 3 năm sau về. Hai thằng ở nhà học chẳng khác gì các bạn có đủ cha, mẹ. Thỉnh thoảng chắc bố chúng cũng muốn cám ơn mình sang nhà nói vài câu.
- Chắc hai thằng cũng làm bác mất thì giờ nhỉ. Tôi bận quá, vừa dạy, vừa lo cơm nước, giặt rũ cho 2 con vịt giời này không có chị thì gay. Mong cho mẹ chúng mau chóng trở về.
- Có gì đâu mà anh phải lo. Chúng ngoan mà. Có 1 lần duy nhất bảo thằng anh không được, tôi bợp cho 1 phát vào đầu cảnh cáo, vậy mà từ bấy đến nay ngoan hẳn, học hành chăm hơn...
Ba năm sau mẹ chúng tốt nghiệp trở về. Để cám ơn tôi mẹ chúng tặng tôi cái máy sấy tóc. Tôi không lấy, nhưng mẹ chúng nói mãi tôi lấy để làm kỷ niệm.
Cách đây chừng hơn 2 năm  tự nhiên có 1 thằng ở đâu chạy đến ôm chầm lấy tôi, rúc đầu vào ngực dúi dúi. Chẳng biết ai, tôi vừa cười vừa đẩy ra :
- Xem mặt đứa nào mà lớn thế này còn rúc đầu vào ngực bác đây ? Lùi ra mau !
- Cháu đây ! Thằng BK đây !
- À ra thằng BK. Lớn nhỉ ! Vợ con gì chưa ? bây giờ làm gì ?
- Cháu 1 vợ, 2 con. Vẫn làm cán bộ giảng dạy của trường BK.
- Thế vào nhà này làm gì ?
- Cháu vào làm đề tài khoa học. Vừa có tiền, vừa khỏi quên chuyên môn, chứ dạy mãi, như bác biết đấy, sẽ mòn mỏi đi rồi thì con cái nó lại cho mình là cả đời chỉ nhai mãi 1 giáo trình.
- Được đấy. Làm thêm vừa cải thiện đời sống, vừa không lạc hậu với chuyên môn, bác ủng hộ.
Chuyện trò một lúc, bác cháu chia tay. Nó nói:
- Quên cháu chưa hỏi thăm mọi người trong nhà k6. Bác nói cho cháu biết với.
- Cháu đi lâu quá rồi còn gì. Hơn 10 năm nay bao chuyện xẩy ra.
- Thôi, những chuyện ai mất cháu biết cả rồi. Có chuyện gì vui bác kể cho cháu nghe với:
- Vui à ? Chuyện người già nhé.  Mà người già thì nhiều chuyện vui lắm : ông nói gà thì bà nói vịt. Một hôm nghe anh HHP hỏi :
- Ba ơi, thằng cu L nhà con có bên này không ?
Bác không biết hai bố con nói gì, nhưng đến lúc anh HHP đi qua cửa nhà bác thấy bố anh ấy gọi lại. Anh vội quay ngay lại hỏi :
- Nó trốn ở đâu hả ba ?
- Rồi, rồi, cái đèn cháy rồi, con ạ.
- Hỏi thằng L có đây không thì ba lại bảo đèn cháy rồi. Khổ thật với ông.
Một lần nghe dép loẹt quẹt ngoài hành lang  khoảng gần 12 giờ đêm. Nghe tiếng trong nhà hỏi to:
- Sao ba đi họp chi bộ gì mà bây giờ mới về ? Ba thử nhìn xem mấy giờ rồi. Các cụ bộ đội về hưu mà họp hăng thế ?
- Họp thì 10 giờ hơn đã xong. Chẳng biết cái ông nào mà đi nhầm dép của ba về. Ba cứ ngồi đợi mãi xem ông nào đi nhầm dép của ba quay lại để đổi dép về. Vậy mà đợi hơn 1 giờ chẳng thấy ông nào quay lại. Chắc ông nào đi nhầm không chú ý cứ bỏ dép vào nhà đi ngủ luôn, nên ba đành về.
- Giời ơi ! Ba thử nhìn chân ba xem. Con ngồi đợi ba mấy tiếng ở đây vì sợ về vợ con nó bảo con  chưa già đã lẩm cẩm.
- Sao cơ ? Đợi ba làm gì ?
- Thì ba đi 1 chiếc dép của con, 1 chiếc dép của ba đi họp chứ sao. Khổ thật với ba.
Ông cụ cười cả xóm nghe thấy, nhưng chắc riêng ông thì không nghe thấy.
BK cười như chưa bao giờ nó cười như vậy. Nó cười chảy nước mắt rồi hỏi:
- Còn bác thì sao? Cháu thấy bác vẫn như xưa.
- Nói bậy nào. Bác già quá và nhiều khi lẩn thẩn cứ nghĩ lại ngày xưa , lúc các cháu còn bé. Nghèo mà tốt với nhau ghê.
- Chẳng phải bác đâu mà chúng cháu cũng thế. Thôi cháu vào làm việc , bác nhé. Cháu chào bác và cho cháu gửi lời chào 2 chị và các cháu.
- Chào cháu. Chúc cháu thành công, mọi sự may mắn. Gửi lời chào bố, mẹ và em cháu.
Chuyện nhà tập thể thì vui, buồn, tình người, tốt, xấu đủ cả. Có viết cả năm chắc cũng không hết. Chỉ viết vài chuyện vớ vẩn cho những ai rỗi thời gian đọc cho đỡ buồn và các con cháu đọc cho biết.
Xin cám ơn  tất cả những ai đã bớt chút thời gian ngó lại cái thời XƯA của chúng ta.
Xin kính chào ! 


35 nhận xét:

  1. Em ngựa lại nhặt tem vàng
    Bóc tem cái đã, mới kỹ càng đọc đây
    Ai nhanh bằng ngựa không này!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào buổi sáng NMCR ! Ngựa 4 chân thì lúc nào chẳng nhanh hơn 2 chân cụ già! Tôi thì lớ ngớ, lẩn thẩn mãi chả tìm ra nhà bạn bè, đến khổ cho cái thân già ! Cám ơn MNCR luôn ghé thăm và động viên tôi viết để luyện óc, luyện tay, luyện tính kiên trì. À quên, NMCR đã hứa ra HN thì giữ lời nhé, không thực hiện là đánh đòn đó, Nghe ! Chào !

      Xóa
  2. Đi nhầm dép con thì thời nay vẫn diễn ra với người già lẩn thẩn. Rồi cái zụ đi cầu, giật ÙM một cái là hết nước, xót cả ruột nhưng ko thể nói...nghĩ mà buồn, nhưng ko cười được phải ko chị?
    Hình như chị là chỗ dựa cho mọi người trong khu tập thể, đến bây giờ, lớp con cháu họ vẫn nhớ tới mà ghé thăm...
    Chúc chị một buổi tối an lành, ngủ ngon, nhớ về một thời của chúng ta.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều thứ ta không sao cười nổi, vì nhiều lý do. Bây giờ NƯỚC vẫn tồn tại ở khắp nơi, nhưng không trầm trọng như xưa thôi.Tôi về y tế thì hiểu biết hơn nhiều người nên giống NA, đau gì, đau đâu, ho, xổ mũi, nhức đàu đến bệnh nặng họ đều hỏi mình, xin thuốc mình. Khi mình nói họ cần đi BV họ mới đi (bà lang băm mà ). Nhiều khi đang đi đường thấy 1 người đỗ lại, mình tường hỏi thăm đường hóa ra HS,SV hay người quen cũ đứng lại hỏi thăm, mấy chục năm làm sao nhớ được ai. Nhưng cũng là nguồn động viên cho mình lúc tuổi già. Đúng không NMCR ? Chào !

      Xóa
  3. TN kể về cuộc sống TT cái thời xa xưa mà chẳng khác mấy với cuộc sống của mình trong KTT bây giờ. Có lẽ vì mình sống trong khu lắp ghép cũ kỹ, được xây gần như sớm nhất theo thiết kế cuả LX cũ. Mình về đây sống từ năm 1970. Khi căn nhà này mới xây xong, và ở mãi đây cho đến bây giờ,và cho đến khi đi Đài HTHV luôn. Nhà cũ nên cách sống cũng cũ. Mọi người vẫn thân thiết và nhòm ngó, quan tâm đến nhau như người một nhà. Bà hàng xóm vẫn gọi cửa nếu 8 giờ sáng chưa thấy mình ra khỏi nhà, đập cửa, gọi điện không được thì điện thoại cho các con. Chỉ sợ mình ngủ luôn không dậy nữa. Trẻ con ngoài giờ đi học thì chạy chơi với nhau trên hành lang hoặc vào nhà nhau thoải mái. Cả dẫy hành lang 8 nhà thì nhà nào cũng có một cụ. 4 cụ ngày nào cũng sang nhà mình nhờ đo Huyết áp và tư vấn về sức khỏe ai sổ mũi nhức đầu, mất ngủ đều biết cả. Mình được mọi người coi như BS mặc dù so với làng QL mình là dốt nhất.
    Nhà TT sướng nhất là rất an toàn, chỉ cần khóa đơn sơ, đi đâu kéo cửa dập vào, đi cả tuần cũng không lo, kể cả mèo cũng có người cho ăn chực.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn điều may cuối cùng ở chỗ NA là an toàn chứ ở BK thì kinh lắm. Khổ thân chúng ta là sống không được MỖI NGƯỜI MỘT NHÀ như Minh Gương. Lại tại cái số hẩm hiu của ta rồi. Còn Bác sĩ con thì phải tiếp bước chân cha trông nom sức khỏe vô điều kiện cho hàng xóm thôi, kêu ca gì được. Hàng xóm bên trái TN thì tốt lắm, đến cách đây hơn 2 năm đối chiếu gia phả mới biết TN là họ nội của họ mà họ là họ ngoại của mình. Đối chiếu xong nhìn nhau sung sướng vì may chưa bao giờ đánh nhau, chửi nhau trong 35 năm bên nhau. Trước khi dọn đến đây bên ấy có đứa chắt 5 tuổi, sáng ra khoảng 8 giờ là ngó vào nhà mình, sau đó về gọi ông nó : " Ông ới, cụ dậy rồi ! Ông ơi, cụ ở trong nhà..." Hóa ra ông nó dặn cứ 8 giờ trở ra không thấy cụ mở cửa thì phải ngó cửa sổ xem cụ có sao không. Thật cảm động vì lòng tốt của họ. Ra đi tiếc những người hàng xóm như thế. May trong cái khổ cũng có những cái vui nên ta mới sống dược. Gặp nhau kể cho nhau nghe thượng vàng, hạ cám khu tập thwể có lẽ không bao giờ hết. Nhưng có điều lạ là minh không ác với ai bao giờ nên bao cơn nguy nan đều được cứu, trái lại những người ác vói mình thì chẳng còn ai. Chắc khoản này thì Trời có mắt thật, NA nhỉ ! Chào !

      Xóa
  4. Doc may bai cua me con nhu xem lai nhung doan phim cua tuoi tho va tuoi tre. O tap the phuc tap that. Co nhieu nguoi hang xom thi tot bung qua, coi nhau nhu nguoi than trong nha,chia xe voi nhau tung mieng ngon, tung niem vui noi buon. Lai co nhung ke suot ngay chui dong nguoi khac, gay chuyen vi nhung li do lang xet, ghen an tuc o, nhom ngo do xet... Noi cho cung, nha tap the la mot xa hoi thu nho. Doi voi tui tre con nhu bon con thi do cung la «truong doi». Cai gi hay minh hoc, cai gi do thi minh tranh. Nhung ky niem tot dep thi minh ghi nho, con nhung chuyen khong hay thi co quen di cho cuoc song bot nang ne.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lan nói đúng, nhà tập thể là một xã hội thu nhỏ. Cho nên mẹ muốn viết lại để ai chưa biết thì biết, mà biết rồi ôn lại cũng hay. Chỉ có điều Lan nói những điều tốt đẹp thì nhớ, con xấu thì quên đi, nhưng mẹ nghĩ ta nhớ để rút kinh nghiệm sống. Quan niệm của mẹ , như Lan đã biết, không ác với ai, giúp ai thì quên đi, ai giúp mình,(dù rất nhỏ) cũng ghi lòng, tạc dạ. Sống như vậy mới phải.Lan đã thấy đấy, những người tồi với mẹ đều chết hết rồi, thậm chí chết cả nhà (không phải vì chiến tranh), có nhà chỉ còn 1 người. Còn bác Ba thì qua bao bạo bệnh, nay vẫn sống, mà lại khỏe nữa, gần 90 còn gì.Sống lương thiện thì khó, nhưng phải cố hết sức.Các cụ nói ; ÁC GIẢ, ÁC BÁO.Làm vệc tốt không bao giờ sai,nên bao phen nguy nan mẹ đều được cứu, màchawrng phải mất tiền, cầu cạnh. Phúc đức tai mẫu, nên các con cũng vậy, toàn gặp người tốt giúp đỡ. Ly thường nói với mẹ :" Người ta quan dưới tham nhũng quan trên, còn mẹ thì quân trên tham nhũng quan dưới ". Nhưng trên cũng biết mẹ không bao giờ lấy gì của ai khi mẹ tự lo được. Lan dồng ý không ? Целую всех! Передай привет Julien !

      Xóa
  5. Về khoản nước thì Khu TT nhà em ở KTQD cũng tương tự: Mỗi nhà có một vài cái chậu đựng nước cho cả ngày, đêm thì thức đi hứng nước! Nhà nào có nhiều chậu là nhà ấy Giầu!
    Em và một chị cùng khoa chia đôi một phòng 24m vuông. Chị ấy đi NCS 4 năm. Chồng em cũng đi ngần ấy năm...Không có bê bối gì là may lắm! hi hi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nước hồi đó có câu :" Mất nước là mất hết." Nhiều khi bên trường KTQD dạy xong muốn rửa tay khỏi phấn cũng không có nước. Trường BK và KTQD gần nhau mà. Còn may em không gặp nhiều rác rối là hạnh phúc rồi. Bây giờ lại được sống 1 mình một nhà ! Chúc em cả tuần vui vẻ, hạnh phúc. Chào !

      Xóa
  6. Vào nhà chị gái thấy bướm bay
    Em cứ tưởng mình lạc vào động thần tiên (~_~)

    Những câu chuyện chị kể bao giờ cũng cuốn hút và rất tình cảm, một thời gian khổ nhưng rất tình đúng ko chị gái ? Chúc chị cuối tuần an lành nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất cả mọi chuyện trang trí là con gái làm, chị kệ no thích gì làm nấy. Chẳng muốn phật lòng nó những chuyện nhỏ nhặt khi nó bệnh tật. Còn chị chỉ muốn kể những chuyện thật để ai biết thì ôn lại, còn chắc với em là mới. Cám ơn em lúc nào cũng nhớ thăm chị. Còn cái khoản ra HN thì nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lai bay mà bị đánh đòn đấy, nghe chưa em ? Chúc cả tuần vui vẻ. Chào !

      Xóa
  7. Mình chưa được thưởng thứ cái cảnh như TN kể. Hồi ở TQ về ở với bố mẹ tuy là nhà cấp 4 nhưng cũng có nhiều phòng. Các cán bộ trong trường của ba mình đều có vườn trồng rau, nuôi gà vì đất trong trường rộng rãi, bọn trẻ con tha hồ chạy nhảy, trèo lên nóc nhà bắt mèo v.v... Khi ở Đức về nhà cửa trong khu tập thể đã xây dựng khang trang hơn. Bây giờ nhà nào cũng xây thành mấy tầng, sân và đường đi đều bị lấn chiếm hẹp hẳn lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giớ ở BK cũng lấn chiếm, xây nhà 5 - 7 tang, khang trang Cái nhà Ộ CHỎ bây giờ 7 tầng rồi Nhưng mình ở tầng 4 không có đất nên lấn chiếm lên trời thì khó, vì cao người ta không làm được. Trước đây TN cũng có vườn, chuồng gà, chuồng vịt, chuồng ngỗng, nhưng đi LX về họ lấy cả. Kêu ai được, mình ở nước ngoài họ đã cho là mình sướng như tiên nên có kêu, kiện lên phường thì cũng là kiện củ khoai thôi. Nhưng số TN cũng chẳng bao giờ gây gấn với ai được, đành chịu thiệt. Chịu còn hơn gây bực mình, khổ cũng đành CAM. Sống 1 bỏ làm 10 mà. Chào !

      Xóa
  8. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tuần mới vui khỏe nhé chị ơi !
      Để cho đời mãi tươi tràn mùa xuân (~_~)

      Em thế hệ 6 x nên những chuyện chị kể với em ko cũ đâu chị ạ ! Thời đó em còn nhỏ nhưng chứng kiến hết rồi đó, nào là ăn bo bo, sắn khoai thay cơm, nào là đi cửa hàng thực phẩm mua thịt, gạo, dầu hỏa bằng tem phiếu cho mẹ đấy, em còn nhớ cả câu thơ của các cô mậu dịch thời đó ko biết chị có biết ko nhỉ ?

      Thương anh em để trong lòng
      Hàng đây phân phối em ko lạm quyền

      Đấy chị có nhớ ko ? Hì hì

      Xóa
    2. Thì con gái chi sinh năm 1962 nó cũng nếm đủ cả, thậm chí con thứ 2 sinh 1970 nó cũng nếm hết không thiếu gì. Thời ấy khổ vậy mà con cái tự lo học, tự lo bản thân, chẳng dám xin bố mẹ lấy 5 xu để mua lấy cái kem que. Chúng nó cũng biết thân phận cả. Tôi nghiệp bọn trẻ. Chào !

      Xóa
    3. Thế là em gái bằng tuổi con gái đầu chị đấy, em khổ lắm chắc con gái chị sướng chị nhỉ ? Lên mạng em cười cho vui vậy thôi, cứ buồn khổ làm chi chị nhỉ ? Vui khỏe bình yên chị gái nhé ! (~_~)

      Xóa
    4. Con gái chị cũng khổ lắm. Thiếu thốn đủ điều. Mỗi lần nó đi sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi ở Bờ Hồ, bố nó chỉ chi có 1 hào để vừa đi vừa về tầu điện. Mặc dù tiền không đến nỗi thiếu, vì chị làm thêm được nhiều hơn lương, nhưng bố nó giữ tiền chỉ cho có có thế. Một hôm chờ mãi không thấy con về, chị lo đứng ngồi không yên, mãi mới thấy con về. Chị hỏi lý do thì nó nói:" Con khát và thèm kem quá nên đã mua 1 cái kem 5 xu, thế là đi bộ từ Bờ Hồ về nên lâu. Chị thương con đến đứt ruột.Con chị đứa nào cũng khổ. Chị thường nói với chị ruột của chị là :" Em có lỗi với con em. Em làm ra nhiều tiền mà không quản lý tiền để bố nó lấy hết, con em khổ quá ". Chị gái nói gọn lỏn :" Em không phải có lỗi với con em mà là có TỘI với con em. Tay làm ra tiền mà để con ĐÓI, KHỔ." Thế đấy, em ạ. Chị thật NGU, không hiểu sao chị lại NGU đến thế. Chị chẳng muốn nói ra, nhưng vì em nói là con chị sướng hơn em, chị thấy TỘI và OAN cho chúng nên nói thật với em thôi. Nỗi đau của chị nhiều lắm. Chào !

      Xóa
  9. Sang ngắm nhà tập thể của chúng ta chút, để nhớ về thuở hàn vi.
    Hôm ni em khá lên rồi chị ah!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào NMCR ! Chị thì lại tồi hơn nhiều lắm. Mắt chảy nước như mưa, mũi tuôn nước như thác đổ. Chị đang tự chữa, chắc vài hôm nữa sẽ đỡ hơn, chị quen tự lo rồi, em ạ. Chúc em thật khỏe và vui vẻ. Chào !

      Xóa
  10. Chị kể chuyện về con gái chị mà em ứa nước mắt vì thương chị , mà sao chị biết thế mà chị ko cất tiền cho con mà lại đưa cho anh ấy hết, mình phải giữ chứ chị ơi, thường là đàn bà giữ tiền, còn nếu đàn ông giữ tiền 1 là họ hay phá và 2 là họ hay keo kiệt, cả 2 kiểu đó đều ko được chị nhỉ ? Cuộc sống mà, mình chi những gì hợp lý thì nên chi còn ko tiết kiệm để phòng thân, với em đàn bà mình giữ tiền là cần thiết nhất bởi tất cả chi phí trong nhà đều phụ nữ mình đảm nhận trách nhiệm mà đúng ko chị
    Vui khỏe chị nha, cứ kể chuyện ngày xưa cơ nhưng chuyện vui thì kể cho nhớ, chuyện buồn thì dừng chị nha ! Hì hì

    Trả lờiXóa
  11. Hồi đó NGU lắm,em ơi. Chỉ có 1 cái tủ con, không khóa, mỗi người 1 ngăn, tiền để con chẳng dám động đến, mình mải cắm đầu làm, được bao nhiêu cất vào tủ, hắn CUỖM sạch. Giá hồi đó có ngân hàng như bây giờ ! Nhiều chuyện ĐAU lắm, em ơi. Con chị là Lưu Lan nó comment ở trên đấy. Con nó cứ bảo mẹ quên đi, nhưng vết thương lòng đau thế thì bao giờ đã lên da mà chờ nó khỏi...Chào!

    Trả lờiXóa
  12. Chị vào xem bài viết về Hổ phách nhé, rất hay chị ạ.

    http://vtc.vn/394-344480/phong-su-kham-pha/nhung-bi-an-trieu-nam-cua-ho-phach.htm

    Trả lờiXóa
  13. Khôg xem được đau Namcua ạ. Chẳng hiều sao. Cám ơn. Chào !

    Trả lờiXóa
  14. Để khi nào rảnh em kể tiếp chuyện ngày xưa cho chị nghe nhé ! Hì hì
    Chúc chị gái Tuấn Nga cuối tuần an lành nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
  15. Em cứ nhắn tin vào số tel. chị gửi cho em chị sẽ gọi lại cho em, lúc đó tha hồ mà BUÔN, khỏi phải viết viết, đăng đăng. Chúc em thứ 7, chủ nhật vui vẻ. Chào !

    Trả lờiXóa
  16. Tuần mới chúc chị bình yên
    Măm lấu thập cẩm cho tình yêu vững bền
    Lẩu mùa cá tháng tư đó chị ơi ! (~_~)
    [img] http://www.tintuccaonien.com/docs/docs_1/1_2_202_files/image020.gif [/img]

    Trả lờiXóa
  17. Em sang thăm cô và lại nghiền ngẫm những bài viết rất chân chất nhưng lại vô cùng dí dỏm của cô....
    "- Sao cơ ? Đợi ba làm gì ?
    - Thì ba đi 1 chiếc dép của con, 1 chiếc dép của ba đi họp chứ sao. Khổ thật với ba."
    Em cười thắt cả ruột cô ạ.
    Dẫu sao...ngày xưa sống KTT tuy cực khổ và lắm phiền hà là thế...nhưng VUI VÔ CÙNG...và tình cảm cũng ấm áp lắm chứ ạ...Bài viết của cô như dựng lại thước phim về khu TT mới ngày hôm qua.....ÔI NHỚ.......
    CHÚC CÔ KHỎE VUI LUÔN Ạ!

    Trả lờiXóa
  18. Cám ơn MTHN ghé thăm.Thế không thích BAY đi Canada chơi với tôi cho vui à, BD đòi bám càng đấy. Liếc qua bài Tạm biệt thì vui ra phết , cứ đọc nó xong chắc MTHN sẽ trẻ lại thêm 10 tuổi nữa,nhưng phải đọc toàn bộ comment cơ. Tôi đá phổ biến uống thài lài trắng ở blogg của MTHN, đã đọc chưa? Ở bài mẹ dính chưởng ấy mà. Cố kiên nhẫn thực hiện , may ra có kết quả tốt. Chúc thành công. Chào !

    Trả lờiXóa
  19. Em muốn hỏi thêm về THÀI LÀI TRẮNG chữa tiểu đường cô ạ - Mua ở đâu nhờ cô chỉ giúp ạ!

    Trả lờiXóa
  20. Sao em không thấy bài " TẠM BIỆT" cô nhỉ...???

    Trả lờiXóa
  21. Bài Tạm biệt đăng vào ngày 1/4 ngay đầu tiên( bài cuối cùng chị đăng). Chị vẫn thấy xuất hiện mà.
    Thài lài trắng là loại cỏ mọc khắp nơi, nhất là bờ ruộng, những nơi ẩm ướt. Em có thể ra hàng lá tươi ở chợ ( đặt họ kiếm cho ), chắc mỗi ngày mua độ 1000 đồng 1 bó to, bây giờ mùa xuân mọc nhiều lắm. Đem về rửa sạch đun nước uống lúc nào khát. Có người còn ăn sống như rau xà lách.Chị mách thấy một số khen tốt lắm. Bà hàng xóm hiện nay của chị đã khỏi được 6 năm mà ăn bừa nên nay bị lại cứ hối hận. Em cố thử xem, nhưng phải kiên nhẫn, lâu dài. Chúc em thành công. Chào !

    Trả lờiXóa