Hôm nay đã 8 tết, vậy mà cứ mở TV ra là kênh nào cũng nói đủ chuyện về NGỰA. Sáng nay chương trình "Chào buổi sáng" của VTV1 cũng vẫn nói về ngựa, về sữa ngựa, thịt ngựa, công dụng của thịt ngựa và sản phẩm của sữa và thịt ngựa, cũng không quên nói đến ca ngợi tác dụng của chúng. Con ngựa không phải ở nước ta mà ở tận Trung Á xa xôi Kazakstan cơ, họ nhắc đến nước này làm tôi nhớ lại năm 1986 đã đến Kazakstan, nơi có nhiều thứ giống VN ta.
Với con ngựa tôi đã làm quen và yêu nó từ năm lên 8, lúc đó là kháng chiến chống Pháp. Một lần đi trong rừng, đang lúc mệt mỏi, muốn ngồi nghỉ thì thấy 1 anh cưỡi ngựa đi đến , mừng quá, tôi vội xin anh cho tôi cưỡi ngựa cùng anh đến nơi gần đấy. Anh cưỡi ngựa không suy nghĩ, bế ngay tôi lên ngựa cho tôi cùng đi. May quá, đỡ phải đi bộ 1 đoạn đường dài. Trên lưng ngựa anh mới hỏi tên tôi và tôi đi đâu. Biết còn không xa, anh cho tôi đi đến gần mới thả xuống ngựa.
Nhưng, trên đời này thường có từ NHƯNG làm cho người ta mất đi một điều gì may mắn. Anh cưỡi ngựa bế tôi xuống ngựa, vừa đặt tôi xuống đất thì, thật không may cho tôi, chú ngựa không biết vì sao, co chân lên gãi, gãi. Giơ chân lên, chú ngựa đặt chân xuống rất mạnh, anh chăn ngựa thả tôi gần bụng ngựa quá, chú ngựa vô tình đạp vào chân tôi. Da non của con bé hơn 8 tuổi bị móng ngựa sắt cắt gọn mất 1 miếng thịt rất sâu. Anh chủ ngựa vội xuống ngựa, sé miếng vải trong chiếc áo may ô cổ vuông buộc chặt vết thương. Anh không quên quờ tay hái nắm lá rừng lót vào vết thương để cầm máu. Chi khi nhìn thấy áo may ô cổ vuông tôi mới biết anh là giám mã.
Thời kháng chiến chống Pháp, các cán bộ cao cấp thường mỗi người được cấp 1 con ngựa và 1 anh giám mã. Các cán bộ đi công tác toàn đi bằng ngựa. Tất nhiên anh giám mã cũng phải có 1 con ngựa của riêng mình. Vậy là 1 cán bộ cao cấp có 2 con ngựa và 1 anh giám mã, giám mã cũng tương tự như lái xe bây giờ. Khi cán bộ cao cấp vào làm việc thì anh giám mã cưỡi ngựa đi chơi đến lúc thủ trưởng quay về. Thế là tôi may và không may gặp anh giám mã này.
Khi về tôi chẳng nói với ai về những gì xẩy ra. Hàng ngày tôi lấy lá, dây rừng buộc lại vết thương cho đến khi lành. Lạ một điều, không hiểu vì sao vết thương lại lành được, không sưng, không nhiễm trùng. Chỉ có điều mất 1 miếng thịt sâu quá không có thịt bù vào, nên bây giờ vẫn còn vết sẹo khá to bên chân phải.
Trên đây là chuyện gần 70 năm về trước. Còn chuyện tôi sắp kể lại thuộc vào gần 40 năm sau đó. Tôi lại ăn cơm mới, nói chuyện cũ rồi. Người già hay sống về những kỷ niệm quá khứ, cũng gàn dở thật. Giới trẻ khó chịu lắm, họ chê bai, dè bỉu những kỷ niệm đơn sơ của các cụ. Mà chuyện cũ của các cụ thì toàn chuyện nhỏ nhen, đơn giản chứ làm gì có chuyện phức tạp như bây giờ.
Năm 1986, tôi nhận làm phiên dịch chủ nhà, đưa 1 đoàn quan huyện (toàn bí thư huyện ủy sang học trường Đảng cao cấp, tôi gọi họ là QUAN HUYỆN) đi Kazakstan tham quan, học tập. Một chuyến đi thật là bổ ích cho tôi, nó mở mang cho tôi bao nhiêu kiến thức mới. Tôi muốn nói 1 chút về 4 từ PHIÊN DỊCH CHỦ NHÀ, nghĩa là làm phiên dịch, nhưng cũng như chủ nhà, mang 2 trách nhiệm: phiên dịch và chủ nhà. Tuy lúc đó tôi chưa biết gì về Kazakstan, nhưng vẫn phải làm.
Đến nơi, tôi vội thăm mọi nơi ở của đoàn. Bắt chiếc CỤ HỒ tôi chạy xuống bếp tìm hiểu các món ăn. Ở đây khác với cách tìm hiểu của Bác là xem bếp có sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng không, tôi chỉ hỏi xem các món ăn của họ. Họ nấu nướng cũng giống ta, chỉ khác là toàn thịt là thịt, trông mà sợ. Rau chẳng có mấy, chỉ bắp cải, cà chua, cà rốt và dưa chuột. Những thứ rau này đắt gấp mấy lần thịt.
Đi quanh, tôi ngạc nhiên vì ngoài khách sạn chúng tôi ở, thì dân cũng sống bình thường như ta, nhà chủ yếu là một tầng, thưa thớt, họ cũng mũi tẹt, có khuôn mặt tương tự người Mông cổ, nhưng đẹp hơn Mông cổ. Một lúc sau tôi nói với cô dẫn đường cho tôi xin vào tualet, cô nhìn quanh và dẫn tôi đi. Cách xa nhà khoảng gần 200m, cô chỉ tôi: "Chị vào đi". Tôi theo tay cô chỉ, đi vào. Hóa ra cũng hố xí 2 ngăn, cũng bẩn chẳng khác gì ta... Tôi hỏi sao không làm tualet hiện đại thì cô trả lời: "Làm tualet hiện đại thì lấy đâu ra phân bón cây, bón ruộng". Vậy là tôi hiểu lý do của họ.
Vào bữa ăn chiều. Đoàn ngồi vào bàn, sau thủ tục đón tiếp, bắt đầu nâng cốc, mấy quan huyện ăn rào rào như tằm ăn dỗi. Tôi nhìn thấy các ngài ấy ăn mà khiếp, mà xấu hổ. Cứ hết đĩa thịt này thì họ lại tiếp đĩa khác, đủ các loại thịt. Tôi không ăn được, chỉ ngồi nhấm nháp mấy miếng bánh mì đen cầm hơi và nhìn các quan mà lắc đầu xấu hổ. Thủ tục tiếp ban đầu là 1 đầu cừu luộc, mỗi người xẻo 1 miếng, ai thích thì cứ việc chén tiếp. Tôi chỉ ngửi thấy toàn mùi cừu, nên hỏi sao ở đây toàn thịt cừu mà không có thịt khác, họ trả lời: "Chị lầm rồi, chỉ có thủ tục lúc đầu là cái đầu cừu luộc, rồi món đầu là thịt cừu. Còn các món sau là thịt bò, thịt ngựa".
Nghe đến thịt ngựa, tôi hỏi dồn dập họ cảm thấy tôi sợ nên nói luôn: "Ngoài thịt ngựa, còn có sữa ngựa, bơ ngựa, phomat ngựa, xúc xích, thịt hun khói... nói chung thịt bò có món gì thì thịt ngựa có món ấy...". Tôi cắt ngang hỏi: "Sao lại ăn thịt ngựa?" Như gãi vào đúng chỗ ngứa, họ kể đủ thứ tốt về thịt ngựa. Đặc biệt sữa ngựa tốt gấp chục lần sữa bò. Họ khỏe cũng nhờ có sữa ngựa và thịt ngựa.
Nghe nói công dụng của sữa ngựa, sáng hôm sau tôi cũng cố uống, nhưng nó hoi quá, đành bỏ. Họ thương tôi vì bao ngày chỉ ngồi ăn nhấm nháp bánh mì đen, nên hỏi: "Natalja Khôsiminovna, chị ăn thế thì sống sao nổi, đừng nói là làm việc quần quật, chạy như con thoi suốt ngày. Chị ăn gì cứ nói, chúng tôi sẽ cung cấp". Tôi thấy họ gặng hỏi nhiều lần đành nói chỉ ăn thịt gà thôi. Vậy là bữa sau họ cho tôi hẳn 1/4 con gà luộc. Cầm miếng thịt gà đưa lên miệng cắn: trời ơi, đây là thịt cừu hay thịt ngựa chứ có phải thịt gà đâu. Những người phục vụ lại thấy tôi nhấm nháp bánh mì đen hỏi: "Sao chị bảo chỉ ăn thịt gà, chúng tôi luộc thịt gà cho chị mà chị lại không ăn ?" Tôi đành nói thật: "Chị nói thịt gà, nhưng tôi cắn 1 miếng thấy đúng thịt cừu hay thịt ngựa, tôi không ăn được, xin lỗi". Họ giải thích là thịt gà, nhưng gà nuôi chung chuồng với ngựa và cừu, chúng ăn chung, uống chung nước với cừu, ngựa nên có mùi ấy. Thật là một kiến thức mà nếu không đi Trung Á thì không thể biết, vả lại ai không ở hoàn cảnh tôi thì cũng không thể biết. Chỉ có bánh mì đen là ít có mùi cừu, ngựa còn bánh mì trắng cũng cứ thấy hoi hoi không giống bánh mì ở Moskva. Một chuyến đi nhớ đời thật.
Nhân năm ngựa, tôi nhắc lại lần đầu tiên biết thịt ngựa, sữa ngựa, phomat ngựa, chả ngựa, cơm rang thịt ngựa... là gì. Kể lại chuyện NGỰA của tôi để các quí vị nào rỗi rãi tháng giêng đọc chơi. Xin cám ơn quí vị nào đã đọc bài này.
Xin chào các quí vị và chúc các quí vị
MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG !
MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG !
Gọi Ngựa đã có Ngựa đây
Trả lờiXóaĐầu Xuân em đến bóc ngay tem vàng!
Tặng em một chiếc tem vàng
XóaNăm mới sẵn sàng nào có tiếc chi.
Chúc Ngựa năm mới : MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG !
Đừng chán ngán mỏi chân nữa, nghe chưa em? Chào !
Đọc những kỷ niệm cách đây 70 năm, gần bốn mươi năm của chị, mới thấy chị có trí nhớ thật tuyệt vời. Em mới 60 mà ông xã cứ trêu "ăn rồi nói chưa ăn" đấy chị ah.
Trả lờiXóaTiếng là Ngựa, mà em chưa ăn thịt ngựa bao giờ. Nhìn thấy ngựa ngoài đường còn chạy theo ngắm nữa ấy chứ.
Những bức ảnh đen trắng thời xa xôi của chị mới quý biết chừng nào! Em chúc mừng chị về tất cả, nhưng trước hết phải khỏe, chị nhé!
Cám ơn em, NMCR ! Chị quên nhiều lắm, nhưng như đã nói với Thu Giang, nều động vào việc gì chị biết thì tất cà lại hiện nguyên hình. Chỉ có tiếng Anh thì chẳng thể làm sao nhớ được, thật tiếc. Chúc em thật khỏe !!! NGỰA THÌ PHẢI MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG RỒI ! Chào !
XóaMình đã ăn thịt ngựa một lần ở ngay trong khu triển lãm của Moskva, chẳng còn nhớ mùi vị thế nào mà cũng ăn hết xuất đấy!
Trả lờiXóaKỳ niệm của Nga rất hay và đặc biệt!
Khổ quá, ở cá xứ mà cừu làm chủ thì cái gì cũng mùi cừu, cho nên TN bây giờ cũng chẳng nhớ mùii vị nữa, TN sợ thjt cừu lắm, đi qua đất Mông Cổ mà chỉ mong chóng qua vì ở đâu cũng mùi cừu. Người ta ăn khen ngon, ăn rầm rầm, còn mình thì ngồi nhăn nhó, thiệt quá. Trời sinh ra TN không biết ăn thức ăn ngon, chán thật !!!Chào !
XóaChuyện không có gì quá đặc biệt nhưng được kể rất hay nên đọc rất thú vị.
Trả lờiXóaĐầu năm chúc T.N. mọi sự như ý.
Lâu lắm rồi được anh Trác ghé thăm, cám ơn nhé. Chuyện có gì hay đâu, kể để bản thân và ai đọc giết thời gian thôi. Chúc anh và gia đình một năm đầy niềm vui, sức khỏe và hạnh phúc. Chào !
XóaSang nhà chị gái xin miếng thịt ngựa nào? Em chưa được thưởng thức món thịt ngựa bao giờ cả chị gái à , được ngắm những chú ngựa thì đã ngắm thời em còn bé ở Hà Giang, chứ còn giờ em chỉ được ngắm trên ti vi thôi, chị gái nhớ và kể chuyện hay lắm, những tấm hình thời thiếu nữ chị gái xinh nhất làng, em gái nể chị lắm hì hì
Trả lờiXóaNói đến thịt cừu ở Nga nhiều nhưng em gái cũng chưa được thưởng thức, em gái cũng có thưởng thức thịt muối ở Nga nhưng ăn ko quen cũng khó ăn chị gái nhỉ ?
Chúc chị gái xuân mới đến vẫn tươi xinh như ngày nào, sức khỏe thật diệu kỳ nha chị gái ơi ! (~_~)
Cám ơn những lời chúc tốt đẹp của em. Chị ít ăn thjt nên các lọai thjt lạ không ăn, nhất là món cơm rang ở dưới đặt 1 miếng thịt cừu hay thjt ngựa chị sơ lắm. Bao năm ở xứ ấy mà chị vẫn chẳng béo được, vì không biết ăn cao lương, mỹ vị. Hề hề, lạc hậu quá chừng. Cuối tuần chúc em chơi tết tiếp thật vui ! Chào!
XóaSao chị nhớ giỏi và viết hay thế! Lại giữ được những bức ảnh thật giá trị! Bái phục, bái phục!
Trả lờiXóaChị cũng chả nhớ nhiều đâu, nhưng tính tếu táo, hay đùa đùa nên gợi lại mọi điều không khó lắm. Đi Trung Á còn nhiều điều không thể quên, nhất là cả đòan đã chấp nhận cái tên chị đặt cho họ là QUAN HUYỆN. chj rất khó chịu là họ CẬY làm to, tưởng hơn người mà kiến thúc thì chỉ bằng con kiến. Đời tích lũy được khá nhiều sau những chuyến đi dịch lưu động, nhất là djch cho các QUAN.Chào !
XóaChị có những kỷ niệm thật sâu sắc! Ghen tỵ với chị quá! Chii nói chuyện làm phiên dịch làm em nhớ lần em làm phiên dịch cho một đoàn cán bộ công đoàn sang Tiệp tham quan. Khổ nhất là các bố cứ oang oang...và sợ nhất là phải đi shopping với các bố!
Trả lờiXóaĐi djch nhiều khi không biết chui vào lỗ nẻ nào vì sự thô lỗ, lố bịch, kém cỏi cuà người VN. Bây giờ chắc đõ hơn. Cán bộ công đoàn là cán bộ phong trào, được ưu đã đi nước ngoài, chắc trình độ chỉ lớp 1 hay lớp 2. Có lần ở Moskva ông LD nói :" Mừn, mừn đi làm cắt mận từ lúc mừn đang còn ợ truồng ". giữa Festival năm 1085 hàng ngàn người nghe. Chắc là ông ta định khỏe sự giác ngộ cách mạng của mình. Hì, dân mình nghe xong có đứa nói :" Bố già lẩm cẩm rồi "! Có 1 lúc nào may mắn nào đó gặp nhau để TÁN về chuyện phiên dịch thì chỉ cười ra nước mắt vì sự kém cỏi lại thích khoa trương của người VN. Chào !
XóaTuấn Nga có trí nhớ tốt kể lại nhiều chuyện nghe vui quá. Mình cũng giống bạn ghét thị cừu, ngựa, cả bò nữa chứ. Hồi ở Taskent mỗi lần liên hoan là các vị ấy lại đi ra hiệu шашлык, mà là đó là chả thịt cừu mới khổ chứ. Đi dịch mình cũng có nhiều chuyện nhưng không thể nhớ tốt và kể hay như bạn được đâu. Phục TN đấy, à mà TN có mấy ảnh đẹp quá nhỉ. Còn nữa thì post lên nhé.
Trả lờiXóaшашдык thịt cừu thi kinh lắm, nhưng thịt ngựa cũng chẳng kém. Chuyện đi dịch có lẽ cả đời kể không hết. Việc thì phải làm, nhiều lúc tức như bò đá. Vì thế ông Tạ Quang Bửu không thích cho TN làm nghề này,mà chỉ là giai đoạn chuyển tiếp thôi. Còn nhiều ảnh họ tặng lắm, nhưng đăng lên cũng ngại. Gặp đâu dăng đấy thôi. Chúc Hoàn và cả nhà vui, khỏe. Chào !
XóaO cac nuoc chau Au va chau My nguoi ta cung ngai an thit ngua lam vi con ngua rat gan gui voi con nguoi (cung nhu con cho vay). Trong cua hang bay gio ban thit ngua, nhung con khong mua bao gio.
Trả lờiXóaKhông thích ăn gì, theo mẹ, cũng chẳng cố làm gì. Ở VN bây giờ cũng quảng cao thịt ngựa đấy. Người nào ăn được thì thấy ngon, mình không ăn được thì sợ. Ly khen thịt cừu ngon, còn mẹ thì chịu. Thế đấy. Chào cả nhà.
XóaSang thăm chị gái ngày đầu tuần
Trả lờiXóaChúc chị gái sức khỏe, hanh thông mọi nẻo đường
Vui mừng đón tết xuân sang (~_~)
Nếu chị gái có sang thăm nước Nga lại thì ới em, em bám càng theo với chị gái nha, nhưng mà chị em mình đến quảng trường đỏ thăm lăng Lê Nin thôi đừng đến Ucraina mà dính mũi tên hòn đạn thì phiền hà hung hì hì
Chờ khi nào chị đi sẽ ới em. Nhưng ông Lenin bảo không cần chị em mình thăm đâu, đến công viên ở HN thăm cũng được rồi, cho nên khi nào ra HN em rủ chị đi nhé. Chào !
Xóa