Du lịch Miền Trung 2012
CHÚ, CHÁU.
Hồi mới đi làm, chưa đầy 20 tuổi, trong cơ quan Ủy Ban Khoa học Nhà nước, toàn các bậc cha, chú như bác Trường Chinh, Chú Bùi Công Trừng, chú Tạ Quang Bửu, chú Trần Văn Giầu...Vậy mà khi làm việc tự dưng thấy chú Trần Văn Giầu nói:" Em dịch hộ anh..." tôi ngạc nhiên không dám hỏi, nhưng rồi tìm 1 người tuổi vừa vừa tôi hỏi vì sao tôi bé nhất Ủy ban mà mọi người cứ gọi tôi là em, xưng anh, tôi thấy ngượng quá. Anh ta nói không biết, nhưng qui định thế, khi làm việc ít tuổi là em, còn nhiều tuổi là anh , chị. Lớn tuổi với nhau thì xưng tôi. Trẻ nhất cơ quan cũng hơn tôi 7-8 tuổi, thế mà toàn gọi bằng anh, còn trong cuộc họp thì gọi bằng đồng chí.
Nghĩ bụng, mình đồng chí gì với các nhà lão thành cách mạng, chỉ là con họ, mà sao họ cứ gọi mình thế nhỉ. Mỗi khi làm việc trực tiếp với họ tôi cứ thấy ngượng ngượng thế nào ý. Nhưng mãi rồi cũng quen. Chỉ ngoài giờ làm việc tôi mới gọi họ là chú, bác, cô còn trong giờ tuyệt đối không dính dáng đến 3 từ ấy.
Sau này nhiều khi đến nhà họ tôi cũng bị các bà vợ của họ chê trách là vô lễ. Tất nhiên trước mặt các bà tôi không gọi họ là anh, nhưng đến nhà làm việc đôi khi vẫn gọi anh để giữ đúng thái độ làm việc, không phải gia đình. Chính vì thế các bà vợ nghe thấy 2 từ anh, em mà bực mình, khó chịu. Khổ thân tôi là đã gần 20 tuổi mà mọi người chỉ đoán tôi chưa qua12 tuổi, nên nhiều người không biết tôi đi làm việc mà chỉ nghĩ tôi đến nhà chơi.
Bây giờ lại nghe thấy 2 từ chú, cháu trên công sở tôi mới nhớ ra cách đây hơn 50 năm đã có điều đó.
Thời gian trôi qua, những qui định nghiêm ngặt xưng hô trong công việc cứ dần biến mất và thay vào đó là những từ cần thiết khác.Tôi nhớ lại lúc chưa " mất dạy " tôi dạy cả sinh viên lẫn học sinh nên 1 hôm phòng tổ chức dự lớp bất chợt, tôi quên nên nói với 1 sinh viên :" Mời em lên bảng ". Thế là tôi bị phòng tổ chức cảnh cáo là coi thường sinh viên, phạm qui. Vì qui định thầy cô giáo phải xưng TÔI và gọi sinh viên bằng ANH, CHỊ. Ngày xưa ở nơi làm việc ( bây giờ gọi là công sở ), phải xưng hô theo qui định để giữ khoảng cách nhất định và tính nghiêm túc, đọc lập trong công việc. Còn nay thì tùy ý mọi người.
Sáng qua tôi lại nghe buổi phát thanh " Chào buổi sáng " nói là báo lao động viết về việc :" Chuẩn văn hóa trong công sở, không có từ CHÚ, CHÁU... ", tôi mới nhớ lại thời của tôi. Hóa ra sau mấy chục năm người ta lại thấy những hô từ : anh, chị, đồng chí và TÔI phải dùng trở lại ở công sở . Tôi nhất trí ủng hộ việc chấn chỉnh xưng hô trong công việc. Không hiểu sao tôi rất thích mình xưng với mọi người không có quan hệ thân là TÔI. Tôi cũng đã dạy học sinh Nga là nếu cảm thấy khó xưng với mọi người thì cứ xưng là TÔI, bởi lẽ từ này là từ chung để xưng hô trong mọi trường hợp.
Lại buôn chuyện rồi. Nhưng tôi thích bình luận của mọi người về tính nghiêm túc trong công việc hoặc ở mọi nơi trong giao tiếp. Nghe thấy báo viết về chuẩn hóa văn hóa trong công sở tôi thấy vui và cũng muốn chia sẻ cùng quí vị. Cám ơn quí vị nào đã bỏ thời gian quí báu để đọc và góp ý.
Xin kính chào !
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Ôm chị gái Tuấn Nga phát nào (~_~)
Trả lờiXóaCái vấn đề xưng hô trong công sở cơ quan em thì khi họp thì tôi và đồng chí, còn bình thường thì vẫn xưng anh em bình thường chị gái ạ ! Em nghĩ chẳng vấn đề gì nặng nề trong công việc cả, thời trước của chị xưng hô lúc đó cũng có khác bây giờ chị nhỉ ? Em nghĩ xưng hô bình thường lại dễ dàng hơn kiểu trịnh thượng hóa vấn đề hi hi
Trả lờiXóaChúc chị vui khỏe với nắng nóng HN nhé! Trong em nắng nhưng có gió lào cũng đỡ nóng chị ạ ! Ko có gió chắc ngột ngạt khó thở lắm (~_~)
Mỗi người 1 ý thích, BD ạ. Tôi thích nghiêm chỉnh là ANH, CHị và TÔI. gióng như người nước ngoài có 2 từ chung như tiếng Nga VƯI và IA ấy. Chào !
XóaTN nhắc mình mới nhớ thời ấy phải gọi mấy chú già bằng "anh"!
Trả lờiXóaMình thấy gọi như thế chẳng nghiêm túc!
Nghiêm túc chứ, TM. Hướng đạo họ qui đinh gọi ANH, xưng TÔI. TN thấy hay vì nó như các thứ tiếng nước ngoài xưng hô chung ấy mà.Ở ngoài sao cũng được. Chào !
Xóa