Hôm nay, bài viết cuối cùng của blog yahoo tôi lại dùng cái đầu đề này.Người già hay nhớ lại quá khứ và có khi sống nhờ quá khứ vui vẻ và hào hùng đã làm cho người đó có đủ nghị lực để vượt qua khó khăn và bệnh tật. Có lẽ tôi cũng vậy.Chắc chắn tôi lẩn thẩn thật, bởi hôm nay tôi nhớ da diết cái ngày này (18/12/1972 ) năm xưa. Toàn dân HN chắc cũng nhớ như tôi.
Trường ĐHBK bắt buộc tất cả phải đi sơ tán, trừ tự vệ của trường. Chúng tôi chấp hành tuyệt đối. Nhưng một số có đề tài NCKH thì đến ngày tổng kết đề tài vẫn phải tự về giải quyết.Nhiều đề tài kéo dài cả năm hay ít ra cũng nửa năm, nếu không tự về giải quyết thì coi như công cốc và làm lại chắc gì kết quả đã như cũ.Tôi cũng nằm trong số cần phải về để kết thúc nửa năm đề tài của mình. Vậy là tôi đưa con gái út 2 tuổi và con ông chủ ở nơi sơ tán về trường Bách khoa.
Rất không may cho tôi, con gái bị mèo dại cào. Vậy là phải tiêm trừ dại. Hồi đó chỉ tiêm 6 mũi, rồi nhắc lại 3 mũi và sau 6 tháng nhắc lại mũi cuối cùng.Tôi thường tin vào đông y và được các bạn mách cho ông lang chữa chó dại ở Thường Tín rất hiệu nghiệm. Để chắc ăn tôi đèo con đến đó thử và lấy thuốc.
Khi đưa con và con ông chủ ở sơ tán về tôi thấy ai cũng nói : " Thăng Long phi chiến địa ". Tôi không hề sợ sẽ xẩy ra bom đạn tại HN. Thời sinh viên mấy lần tôi đạp xe từ HN lên Lạng Sơn và ngược lại, nhiều lúc tưởng bom đạn đã kết thúc đời mình trên đường, chỉ đến khi về đến HN mới thấy an toàn.Không ngờ lần này lại nguy hiểm đến thế tại HN - Thăng Long phi chiến địa.
Ngày 18/12/1972 sau lần sinh nhật thứ hai của con gái tôi 2 ngày, cả 3 cô cháu, mẹ con vừa cơm tối xong, chưa kịp rửa bát thì báo động. Tôi vội ôm con và dắt cháu chạy ra hầm cách nhà chừng 50m.Bom nổ đỏ trời, 3 người ôm nhau thật chặt.Sau đợt bom thứ nhất tôi thấy hầm này nhiều nước và nóc bằng, nên bảo cháu Tịch:
"Cô cháu mình tìm hầm khác chữ A cho chắc chắn, nếu hầm này sập thì
dù cô có nằm đè lên che chắc cháu và em cũng khó sống ".
Thế là tôi bế con, dắt
cháu Tịch chạy tìm hầm khác. Vừa tìm được hầm chữ A chui xuống thì loạt bom mới
lại đỏ trời HN. Cứ ngồi thế đến 6 giờ sáng báo yên chúng tôi quay về nhà. Qua
hầm chúng tôi bỏ lại đêm hôm qua thấy sập hoàn toàn. Thật là Trời cứu chúng
tôi.Ngày nào cũng vậy, cứ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng bom rơi đỏ trời HN.
Cả ngày yên như không có gì xẩy ra. Nhưng 6 giờ tối lại báo động. Cũng vậy 6 giờ sáng báo yên. Cả đêm không lúc nào ngớt bom.Tôi không biết loại máy bay gì, nhưng bao giờ cũng có F 111 đi dọn đường trước. Nó bay ta có cảm giác như ngay sát đầu mình và rít lên ghê rợn.Con gái tôi mỗi lần F 111 rít là nó ôm chặt lấy mẹ và hét thất thanh : " Mẹ ! Éc 11 đấy. Con chợ lắm ! " Nghe tiếng rú của con lúc đó tôi chỉ nghĩ không biết có phép thần gì,dù mình phải chết để che chở cho 2 đứa trẻ này sống.Ôm 2 đứa trong lòng đầu lẩm nhẩm :" Nam mô cứu khổ , cứu nạn Quan thế âm bồ tát :" Câu này bà tôi dạy cho từ lúc 5 tuổi.
Qua 3 ngày, sang ngày thứ tư ông hiệu trưởng đến tận nhà A1, nơi chúng tôi tạm trú, buộc tôi phải rời HN. Tôi xin ông :" Anh Điện, làm ơn, cho em ở lại ngày mai nữa thôi. Mai là phát tiêm thứ 6 rồi.Tiêm xong em rời HN ngay. Nếu chưa tiêm xong em không thể đi. Có khi không chết vì bom giặc mà con em lại chết vì dại thì em còn sống làm gì trên đời này ".
Ngay đêm thứ 3 lại có chuyện vô cùng không may xẩy ra với con tôi. Không biết vì sao mà dưới bom đạn cả đêm mà nó vật vã , quằn quại rít trên vai tôi. Sáng ra may nhờ chị Thảo tự vệ, là hàng xóm đồng thời là cô giáo thể dục của tôi khi tôi học BK. Cũng vì chị là cô giáo thể dục nên trường giữ lại làm tự vệ. Tôi nhờ chị đèo tôi đưa con đi đường ruộng bị bom cầy nát, lúc đi xe, lúc đi bộ 17 km đến ông lang xem có phải cháu lên cơn dại không. Vừa đi, vừa về vất vả 34 km chị không hề kêu ca còn động viên tôi cố bế con cho chắc còn chị vác xe qua các hố bom. Ơn này tôi sống để trong tim, chết mang theo. Chị đã ra đi vì bạo bệnh gần 20 năm nay rồi. Chúng tôi không quên ơn chị !
Khám ông lang cho thuốc xong tôi vội đến viện tiêm phát cuối cùng và rời HN.
Ngày 26/12/1972 tôi phải đèo con trở về HN để tiêm phát nhắc lại. Trời cao đất dầy ơi ! Cảnh HN hoang tàn. Khắp các phố phường đâu cũng có đám ma. Người ta nói chó dại cắn rất kỵ đám ma. Tôi tìm đường đến viện từ sáng đến trưa mà không sao đến nổi viện vì không thể tránh phố nào không có đám ma.Đành gửi con lại để đi một mình tìm phố nhỏ đến viện rồi đón con sau.
Qua phố Khâm Thiên hai vỉa hè toàn đắp chiếu la liệt. Bệnh viện Bạch Mai bao người lấy đủ mọi thứ , kể cả 2 bàn tay trần bới đất tìm người sống và người chết. Tất cả các thi thể đều được đắp vải trắng. Họ làm tạm tượng đài bằng vải trắng. Liệu có ai đó qua đây mà không rơi nước mắt được chăng ? Đau thương đến tột cùng. Bất giác tôi đã gào thét rất to, mà không biết mình gào gì nữa.Quay về trường đón con , tìm đường hẻo lánh đến viện tiêm xong cho con tôi đi luôn qua cầu phao sông Hồng lên Bắc giang.
Sau khi nghe tin đình chiến tôi mới biết chúng tôi còn sống sót qua 12 ngày đêm bom đạn hủy diệt ở HN. Vậy là Thăng Long không phải phi chiến địa. Ít nhất 1/3 thời gian 2 mẹ con tôi đã tận mắt chứng kiến và tất nhiên KHÔNG THỂ NÀO QUÊN. Dù có lẩn thẩn đến mấy thì những ký ức này cũng rất chính xác 100%.
Đây là mối thù của NGƯỜI HÀ NỘI 12 NGÀY ĐÊM với quân cướp nước.
Để tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống trong 12 ngày đêm và để tỏ lòng biết ơn của mình với chị Thảo. cô giáo Thảo của tôi, tôi viết lại.
Cám ơn tất cả những ai đã bớt chút thời gian đọc bài này.
Riêng tôi thấy không ân hận gì khi quay lại trường để kết thúc đề tài của mình, vì năm 1976 nó đã được áp dụng vào sản xuất của nhà máy gang thép Thái Nguyên.
XIN CHÀO !
Cả ngày yên như không có gì xẩy ra. Nhưng 6 giờ tối lại báo động. Cũng vậy 6 giờ sáng báo yên. Cả đêm không lúc nào ngớt bom.Tôi không biết loại máy bay gì, nhưng bao giờ cũng có F 111 đi dọn đường trước. Nó bay ta có cảm giác như ngay sát đầu mình và rít lên ghê rợn.Con gái tôi mỗi lần F 111 rít là nó ôm chặt lấy mẹ và hét thất thanh : " Mẹ ! Éc 11 đấy. Con chợ lắm ! " Nghe tiếng rú của con lúc đó tôi chỉ nghĩ không biết có phép thần gì,dù mình phải chết để che chở cho 2 đứa trẻ này sống.Ôm 2 đứa trong lòng đầu lẩm nhẩm :" Nam mô cứu khổ , cứu nạn Quan thế âm bồ tát :" Câu này bà tôi dạy cho từ lúc 5 tuổi.
Qua 3 ngày, sang ngày thứ tư ông hiệu trưởng đến tận nhà A1, nơi chúng tôi tạm trú, buộc tôi phải rời HN. Tôi xin ông :" Anh Điện, làm ơn, cho em ở lại ngày mai nữa thôi. Mai là phát tiêm thứ 6 rồi.Tiêm xong em rời HN ngay. Nếu chưa tiêm xong em không thể đi. Có khi không chết vì bom giặc mà con em lại chết vì dại thì em còn sống làm gì trên đời này ".
Ngay đêm thứ 3 lại có chuyện vô cùng không may xẩy ra với con tôi. Không biết vì sao mà dưới bom đạn cả đêm mà nó vật vã , quằn quại rít trên vai tôi. Sáng ra may nhờ chị Thảo tự vệ, là hàng xóm đồng thời là cô giáo thể dục của tôi khi tôi học BK. Cũng vì chị là cô giáo thể dục nên trường giữ lại làm tự vệ. Tôi nhờ chị đèo tôi đưa con đi đường ruộng bị bom cầy nát, lúc đi xe, lúc đi bộ 17 km đến ông lang xem có phải cháu lên cơn dại không. Vừa đi, vừa về vất vả 34 km chị không hề kêu ca còn động viên tôi cố bế con cho chắc còn chị vác xe qua các hố bom. Ơn này tôi sống để trong tim, chết mang theo. Chị đã ra đi vì bạo bệnh gần 20 năm nay rồi. Chúng tôi không quên ơn chị !
Khám ông lang cho thuốc xong tôi vội đến viện tiêm phát cuối cùng và rời HN.
Ngày 26/12/1972 tôi phải đèo con trở về HN để tiêm phát nhắc lại. Trời cao đất dầy ơi ! Cảnh HN hoang tàn. Khắp các phố phường đâu cũng có đám ma. Người ta nói chó dại cắn rất kỵ đám ma. Tôi tìm đường đến viện từ sáng đến trưa mà không sao đến nổi viện vì không thể tránh phố nào không có đám ma.Đành gửi con lại để đi một mình tìm phố nhỏ đến viện rồi đón con sau.
Qua phố Khâm Thiên hai vỉa hè toàn đắp chiếu la liệt. Bệnh viện Bạch Mai bao người lấy đủ mọi thứ , kể cả 2 bàn tay trần bới đất tìm người sống và người chết. Tất cả các thi thể đều được đắp vải trắng. Họ làm tạm tượng đài bằng vải trắng. Liệu có ai đó qua đây mà không rơi nước mắt được chăng ? Đau thương đến tột cùng. Bất giác tôi đã gào thét rất to, mà không biết mình gào gì nữa.Quay về trường đón con , tìm đường hẻo lánh đến viện tiêm xong cho con tôi đi luôn qua cầu phao sông Hồng lên Bắc giang.
Sau khi nghe tin đình chiến tôi mới biết chúng tôi còn sống sót qua 12 ngày đêm bom đạn hủy diệt ở HN. Vậy là Thăng Long không phải phi chiến địa. Ít nhất 1/3 thời gian 2 mẹ con tôi đã tận mắt chứng kiến và tất nhiên KHÔNG THỂ NÀO QUÊN. Dù có lẩn thẩn đến mấy thì những ký ức này cũng rất chính xác 100%.
Đây là mối thù của NGƯỜI HÀ NỘI 12 NGÀY ĐÊM với quân cướp nước.
Để tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống trong 12 ngày đêm và để tỏ lòng biết ơn của mình với chị Thảo. cô giáo Thảo của tôi, tôi viết lại.
Cám ơn tất cả những ai đã bớt chút thời gian đọc bài này.
Riêng tôi thấy không ân hận gì khi quay lại trường để kết thúc đề tài của mình, vì năm 1976 nó đã được áp dụng vào sản xuất của nhà máy gang thép Thái Nguyên.
XIN CHÀO !
Lời bình (2)
BẠCH DƯƠNG _QT 08:30 19 thg 12 2012
Những câu chuyện chị TN kể
thật dung dị nhưng sâu sắc, hôm qua thời sự có nhắc đến Điện biên phủ trên ko và
trên VTV2 có truyền hình trực tiếp về t..
fiohantb
18:46 18 thg 12 2012
18:46 18 thg 12 2012
- Như vậy chị Nga là một người trong cuộc của Trận chiến Điện Biên Phủ trên không tại Hà Nội và chiến thắng B 52 của Mỹ. Có cả sự may mắn kỳ diệu !
- Chị tìm cách chuyển sang blog mới đi .
- Trả lời nhận xét này