Những
chuyện buồn năm 1945.
Câu chuyện thứ hai.
Nhà tôi ở tầng 2, trẻ con chúng tôi chưa bao giờ biết đến đồ
chơi. Lúc đó trên tầng 2 chúng tôi có 3 đứa con gái cùng tuổi chơi với nhau thân
thiết lắm. Tôi và 2 bạn kia đều giống nhau ở chỗ là ngoài trong nhà và ban công
ra, chúng tôi không được đi đâu cả, kể cả xuống tầng 1 của ngôi nhà..Chúng tôi
thực hiện điều đó tuyệt đối mà chẳng đứa nào dám thắc mắc gì. Ngày nào cũng như
ngày nào 3 đưa ngồi với nhau chán lại chơi oẳn tù tì, thua thì cõng nhau trong
quãng dài hơn 1m ấy. Chơi chán lại đứng ngắm xuống đường. Thấy gì là lạ lại goi
nhau đứng lên xem, cũng vì thế mà chúng tôi thấy được nhiều cảnh diễn ra trên
đường phố. Đang chơi dải danh thì một bạn nhìn xuống thấy lạ , gọi mấy đứa đứng
lên. Và đây là cảnh rùng rợn ấy:
Dưới sân nhà bên kia phố có một ngôi nhà nhỏ, không có
người ở, vì nó là 1 cái kho gạo.Lính Nhật đứng gác quanh kho. Tất nhiên là có
hàng rào che chắn. Dưới hàng rào có một lỗ thủng nhỏ.Một cành than cháy dở đang
di động. Chúng tôi dán mắt nhìn cành than di động đó nín thở, đấy là 1 thằng bé,
Thằng bé này chừng trên, dưới 10 tuổi, da bọc sát xương, nếu không nhìn thấy nó
di động chắc mọi người nghĩ rằng đó là cành cây chấy dở, vì nó đen như cục
than,cũng có chỗ vẫn còn màu da lem luốc.Thằng bé cố lách mình qua cái lỗ nhỏ
của hàng rào. Cố gắng bằng hết sức tàn cuối cùng của mình thì nó mới vượt nổi
cái hàng rào cạnh kho. Nó bò hết tốc lực đến bờ tường kho, hai tay vơ vơ , vun
vun rồi nhét vào mồm. Cứ thế vài ba lần, nó chưa biết cái mùi hạt gạo ra sao thì
: Một bàn tay hộ pháp túm lấy cổ nó, nhấc bổng lên.Thằng bé chỉ kịp dẫy dụa, cái
mồm thấy mấp máy không ra tiếng.Thằng Nhật xách cổ nó, đem nó ra ngoài sân trước
nhà.Chúng nó nói với nhau điều gì một lúc.Rồi chúng tôi nhìn thấy một cảnh tưởng
như thời Trung cổ: Mấy thằng Nhật khênh ra đó 2 cái thang tre và một nắm dây
thừng. Chúng đặt thang xuống chia làm đôi, hai thằng Nhật đặt thằng bé lên 1
chiếc thang, mấy thằng khác khênh chiếc thang còn lại đặt lên trên. Xong đâu đấy
chúng lấy thừng buộc chặt thằng bé lại. Giữa trưa hè nắng chang chang, chúng
phơi thằng bé ở sân, mặc cho kiến đốt đến chết. Chúng tôi không nhìn thấy thằng
bé dẫy dụa, chắc nó không còn sức để dẫy.
Còn hành động nào dã man hơn ???
Những chuyện buồn năm 1945 (3).
Câu chuyện
thứ ba.
Đang chơi dải danh ăn lấy một, chộp lấy đôi thi hòn sỏi rơi
xuống sân, cả 3 đứa đứng lên, ngó xuống sân. Dưới hè đường một đám người chen
chúc nhau giơ tay xin 1 người đàn bà Tây. Họ bẩn thỉu,hôi hám, cái gọi là quần
áo là những miếng rẻ rách che thân một số đàn bà, còn đàn ông thì chỉ là
khố.Người đàn bà Tây không tài nào thoát ra khỏi đám người đói rách kia. Không
hiểu vì lý do gì mà thấy bà ta cúi xuống, rồi từ trong mồm bà cứ tuôn ra ồng ộc
những gì có trong bụng. Đám người bỗng dãn ra, họ đổ xô vào đống nôn, tranh nhau
bốc cho vội vào mồm. Người đàn bà Tây kia ngất luôn. Tôi chỉ nhìn thấy đám nôn
trăng trắng thôi, nhưng cô bạn đứng cạnh tôi bảo còn nhìn thấy 1 con giun trong
đống nôn đó.Ngay lúc đó tôi nói với cô ấy là tôi không tin vì làm sao trên gác 2
mà có thể nhìn thấy rõ được.
Những chuyện buồn năm 1945 (4).
3 đứa chúng tôi hễ ngủ dậy là rủ nhau ra ban công ngày qua
ngày như vậy. Đầu tiên là oản tù tì ra cái gì, ra cái này để phân thắng,bại.
Tiếp tục là ô ăn quan - Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Kéo về lại tiếp dải
danh ăn lấy một, chộp lấy đôi. Thắng thì được chuyền trước. Chuyền một, một đôi,
chuyền hai , hai đôi...Cứ cả ngày từ sáng đến tối chơi thế không chán . Một
ngày là sáng mở mắt ra đến tối đi ngủ. Đến bữa ăn người lớn gọi, chúng tôi ai về
nhà nấy. Ăn xong lại ra chơi tiếp. Chẳng ai hỏi ai vừa ăn gì, coi như việc đó
không quan trọng. Hai bạn kia tôi không biết, còn tôi thì bữa sáng một bát cháo
hoa (cháo gạo loãng ), chiều để đỡ gạo một bát cháo rau cải.Chúng tôi không
được xuống tầng 1 vì ở đó có đội tế bần.Trưa, trưa các bà khênh những thúng cơm
nắm ra cổng sắt. Mỗi nắm cơm chỉ bằng nắm tay trẻ con. Và đây là cái cảnh tiếp
của câu chuyện thứ tư.Các thúng cơm nắm vừa được đặt xuống đẩt thì kín cổng
những bàn tay nhem nhuốc, đen xì, da bọc sát xương, chẳng khác nào những cái
chân gà vừa lội bùn lên thò qua cổng xin.Ở ngoài hè đám người đạp nhau,xô vào,
nhiều người chưa kịp bước thì đã ngã bât tỉnh, chẳng ai quan tâm đến việc đó, họ
cứ chen, cứ chen, miễn là mình thò tay được qua cánh cổng, vì thò tay qua được
nghĩa là được 1 năm cơm.Mấy cái thúng rỗng, thế là cơm phát chẩn đã hết họ mới
dãn ra.Cảnh tượng nhũng người được nắm cơm ở ngoài mới ghê : Nhận được nắm cơm,
họ nhanh tay nhét vào mồm, hai tay bịt chặt lấy mồm vì sợ bị cướp mất.Có người
vừa nhét được nắm cơm vào mồm, chưa kịp nuốt thì đã lăn ra chết, lập tức có
người móc nắm cơm đó ra cho tọt vào mồm và...vội nuốt chửng. Vì nuốt vội nên
cũng lại lăn ra chết, cái cảnh trên lại tiếp..... Chúng tôi đứng nhìn họ cho đến
khi họ khuất bóng bên cửa sắt. Không hiểu sao lúc đó tôi cũng ước mình có được 1
nắm cơm như những người dưới kia. Ngay lập tức tôi đã hiểu vì sao người lớn lại
cấm chúng tôi xuống tầng 1 : họ sợ chúng tôi cũng chìa tay ra xin cơm như cảnh
trên.
THẬT BUỒN !