Du lịch Miền Trung 2012

Tặng "Tìm Về Tĩnh Lặng" bài hát nổi tiếng của Lê Dung.

Khi đọc bài của TVTL nói về Lê Dung tôi nhớ  ngay đến bài hát của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương mà cố NSND Lê Dung hát rất hay. 


Nhiều người hát bài này hay nhưng theo tôi chỉ có ti tử Ngọc Bảo và NSND Lê Dung hát bài này ÊM  nhất. Thời chống Pháp chẳng mấy anh bộ đội nào lại không biết bài hát này.Ca Sĩ Kim Ngọc đã biểu diễn nhiều lần bài này và bđã nói nó theo bà trong sổ bài hát suốt thời kháng chiến chống Pháp, nhất là bđã hát phc vụ những ca mổ không thuốc mê. 

     Mời tất cả  những ai yêu thích bài hát này cùng nghe với LL.

С ДНЁМ РОЖДЕНЬЯ МАМЫ

Ba tôi.

Tình cờ trên đường từ bệnh viện về, tôi ngồi cạnh 1 ông già. Loáng thoáng nghe ông nói chuyn, tôi đoán ông là bác sĩ. Khi ông cất di đng đi, tôi quay sang :

- Xin chào ông! Chắc ông làm trong ngành y ?

- Sao bà biết ?

- Ông vừa nói sắp xuất bản quyển gì đó mà do nhà xuất bản y học xuất bản. Tôi đoán ông là bác sĩ.

- Vâng. Đúng tôi là bác sĩ.

-Xin lỗi, tôi hơi tò mò, vậy chuyên ngành của ông là gì ạ ?

Ông ghé tai tôi khẽ trả lời:

-Sản. Sản khoa.

-Tôi cũng đoán vậy nên mới mạnh dạn hỏi ông. Tôi muốn hỏi thăm thời ông làm bác sĩ khoa sản, vậy ông có biết bác sĩ Thìn ở BV C không ạ.

- Có. Tôi có biết. Bác sĩ Thìn đã mất cách đây chừng 5 năm rồi.

- Thật tiếc, hỏi thăm mãi bây giờ mới biết tin thì BS Thìn đã ra đi.

- Tôi và bs Thìn cùng học với nhau. 

Thời đó chúng tôi học giải phẫu do giáo sư Đỗ Xuân Hợp (ĐXH) dạy. Sau 5 năm học, chúng tôi chuyển sang khoa sản. Giáo sư ĐXH là giáo sư đầu ngành giải phẫu, cho đến nay chưa ai giỏi bằng thầy. Tôi quả thực đến nay vẫn kính phục thầy.

- Tôi biết giáo sư ĐXH.

- Sao chị biết Chắc chị làm trong ngành Y?

-Dạ không, tôi làm trong ngành giáo dục ạ. Nhưng tôi biết giáo sư ĐXH vì tôi là con nuôi của cụ.

-Vinh dự quá, được làm quen vi con gái cụ Hợp. Nói xong ông hỏi thăm những người trong nhà. Trả lời mọi câu hỏi xong, ông nói với tôi:

- Tôi không những học được kiến thức của cụ mà còn học được đức tính điềm đạm, cởi mở, tốt bụng, thương người hơn thương thân của cụ.

- Vâng. Tôi biết ba tôi rất hay thương người. Điều này tôi rõ lắm, vì tôi đã nhờ ba tôi giới thiệu cho một số người ở các tỉnh (lúc đó y tế không mất tiền) về các bệnh viện ở HN chữa các bệnh hiểm nghèo. Đến khi khỏi họ muốn đến cám ơn cụ mà ba tôi cũng không cho đến. Ba tôi bảo chữa khỏi là may rồi, ở tỉnh lẻ chắc bệnh ấy chết. Không phải cám ơn. Bảo họ yên tâm về đi. Vừa nói xong thì đến bến. Tôi vội vàng:

- Xin chào ông! Tôi đến nơi rồi.

-Chào bà. Bà đi cẩn thận.

Về nhà, đêm đến bao kỷ niệm tốt đẹp về ba tôi cứ hiện ra như mới đây. Vậy mà ba tôi đi đã 28 năm rồi. Khi ba tôi đi, rất tiếc tôi không có nhà.

Tôi sống được đến ngày nay là nhờ ba tôi. Khi bị tai nạn giao thông năm 1978 QYV 103 định mổ não, ba tôi không cho mổ. Cụ bảo ch đó nguy hiểm, nếu khỏi hay chết ngay thì tốt, còn không may nằm liệt hay điên rồ thì kh lắm. Nhờ có quyết định sáng suốt ấy mà nay tôi còn tồn tại được. Ngoài lần này tôi còn được ba cứu mấy lần thoát chết, nhưng kể dài vô tận. Chỉ biết rằng tôi sống được là nhờ có ba tôi.

Thường cứ một vài tuần tôi đến thăm ba, me. Mỗi lần đến ba tôi đều hỏi han ân cần như con đẻ. Tôi có cảm giác đây đúng là cha đẻ của mình. Ông dạy tôi nhiều điều, trong đó có điều tôi nhớ nhất:

Một hôm đi ăn tiệc, vì còn sớm lại gần nhà nên tôi rẽ vào thăm ba, me.

- Con chào ba, me!

  Ông quay lại đáp:

- Con về đấy à ? Đi đâu mà mặt bệch ra thế kia?

- Dạ, con đi ăn tiệc. Còn sớm, con rẽ vào thăm ba, me.

- Ăn tiệc với chuyên gia chứ gì? Ông biết tôi làm  phiên dịch nên đi ăn tiệc chỉ với chuyên gia.

- Vâng !

- Ăn tiệc với chuyên gia mà mặt thì bệch ra. Áo váy thì nát. Không được đâu con nhé. Me đâu lấy đồ trang điểm ra cho con, cầm luôn cái bàn là là cho con cái váy tử tế.

- Ba ơi, váy con vừa là, nhưng đi đường, đạp xe nó nhàu mất một ít ở đằng sau thôi ạ.

- Không đưc, phải là lại. Thời kháng chiến quần áo của ba ba cũng phải là cà phê nữa là. Con có biết là CÀ PHÊ là thế nào không ?

- Dạ, không ạ.

- Là cà phê là giặt xong, khô gấp có nếp cẩn thận, kê xuống gối, tối nằm đè lên, sáng mai phẳng như vừa là xong. Ở VB lấy đâu ra bàn là, phải sáng tạo để mình mặc quần áo nghiêm chnh. Lúc nào cũng phải chỉnh tề, con ạ.

- Con hiểu rồi ạ. Con sẽ nhớ lời ba dạy!

Tôi vừa nói chuyện với ba, vừa trang điểm xong. Me tôi cũng là xong cho tôi cái váy thật phẳng. Tôi chào ba, me. Trước khi đáp lại ba tôi còn bảo:

- Quay lại ba xem đã được chưa. Ba chào con. Nhớ lời ba dặn:

- Ra khỏi nhà là phải ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề, trang điểm tử tế, trước khi ra cửa phải ngó vào gương xem mình còn thiếu sót cái gì, con nhớ chưa? Đng bao giờ quên đấy.

- Con nhớ kỹ rồi ạ.

Từ đó đến nay chưa bao giờ ra khỏi nhà mà tôi quên lời dặn của ba, mặc dù đã ngoài 70 tuổi từ lâu. Ba Đỗ Xuân Hợp của tôi là :

Ba tôi sinh năm 1909 và mất năm 1985. Là:

- Ông là học sinh trường Bưởi ở HN.
- Thiếu tưng Quân đội nhân dân VN.
- Anh hùng lực lượng vũ trang.

Ông quê ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; nhập ngũ năm 1946; thụ phong quân hàm Thiếu tướng và học hàm Giáo sư năm 1955; thụ phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1985.

Năm 1929, ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y dược và trở thành bác sĩ y khoa từ năm 1944.
1932-1945, ông là Giảng viên Trường Y dược Đông Dương rồi Đại học Y khoa Việt Bắc (1949-1954).
1950-1960, ông là Viện trưởng Viện Quân y Khu 10; Hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm Bộ môn giải phẫu Trường Quân y sĩ Việt Bắc, Trường Sĩ quan quân y; Chủ nhiệm Bộ môn giải phẫu Đại học Y khoa Hà Nội (1954-1985).
1960-1978, ông là Giám đốc Học viện Quân y.

Ông là Phó Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam từ khi thành lập; sáng lập viên và là Chủ tịch Hội Hình thái học Việt Nam (1965-1985); sáng lập viên Hội Nhân chủng học, chuyên viên đầu ngành giải phẫu học Việt Nam.

Từ năm 1934 đến năm 1985, ông đã đào tạo 15.000 cán bộ y tế trong và ngoài Quân đội, là tác giả 125 công trình về Nhân trắc học và Hình thái học người Việt Nam.

Ông là Đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII, Ủy viên Thường vụ Quốc hội khóa IV, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế - Xã hội của Quốc hội khóa VI, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa III, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội khóa IV.

Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất và nhiều huân, huy chương khác.

Ông còn được nhận Giải thưởng Textut của Viện Hàn lâm Y học Pháp năm 1949, Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.


Nhiều điều trong cuộc sống hàng ngày ta hay quên, tôi cũng vậy. Nhưng lời dặn của ba tôi từ ngày hơn 20 tuổi tôi vẫn ghi lòng tạc dạ và bây giờ vẫn làm đúng lời ba tôi dặn mỗi khi ra khỏi nhà, hầu như chưa bao giờ tôi quên.


Tập Yoga

Vân biết rằng tập Yoga rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên để có thể tập Yoga 1 cách thật sự hiệu quả, có lẽ cần phải có 1 địa điểm tập "lý tưởng" để không bị "làm phiền" như thế này.



Mùa xuân đầu tiên

Mình rất thích bài hát này, nhân dịp sắp sang xuân gửi tới các bạn bài này của Văn Cao




Hai chiếc áo len

      Chúng tôi ở trại TSQ có kỷ luật như là bộ đội. Nghĩa là tập quân sự, học văn hóa, tự lo mọi sinh hoạt của cá nhân, lo đi lấy gạo, kiếm củi, xách nước... Mọi thứ đều phân công rõ rệt, cứ thế mà làm, không ai phải nhắc ai, đến lượt mình là răm rắp thực hiện. Kỷ luật của TSQ chẳng khác gì bộ đội chính quy, ai hoặc tiểu đội nào làm sai thì chiều đến bị phê bình, kiểm điểm, góp ý kiến....

     Khi tập trung vào trại (ngày ấy gọi là trại, sau này gọi là trường, chắc để cho OAI ). Tôi chẳng quen ai, nhưng tính tôi cũng cởi mở nên nhanh chóng kết bạn với môt số bạn gái trong trung đội. Thân nhất lúc đó có Phương Ly, Phạm thị Hiển, Nguyễn Bích Ngân, Đỗ Tuyết Mai và một số bạn khác, nhưng không thân bằng 4 bạn kể trên nên miễn nhắc ở đây. TM và PTH con bác sĩ nên cuộc sống lúc đó có phần tốt hơn  mọi người, tuy vậy họ lại rất yếu về thể xác, còn tâm hồn thì tuyệt vời. Hai bạn rất tình cảm, chia ngọt sẻ bùi với tôi. Ngược lại mỗi khi đến lượt 2 bạn phải trực kiếm củi hay xách nước cho tất cả trung đội dùng trong ngày thì tôi lại giúp. Tuy giúp, nhưng phải  "bí mật" kẻo trung đội biết lại phê bình là BÓC LỘT đồng đội, hơn nữa đây cũng là rèn luyện thân thể  nên ai cũng phải làm. Mỗi khi kiếm củi tôi cũng đi với 2 bạn. Lấy củi xong tôi vác về cạnh doanh trại, để gần đấy rồi 2 bạn tự vác về nộp cho bếp. Còn xách nước thì phải dậy sớm để lúc các bạn dậy có nước đánh răng, rửa mặt và ít người trông thấy. Đến lượt Hiển trực xách nước cho cả trung đội. Tôi cũng làm như vậy. Xách đầy các ống máng nước, định quay vào, nhưng trời rét quá tôi chạy nhẩy cho đỡ rét thì nghe tiếng:

     -  Đi vào nhà mặc thêm áo vào. Rét tím cả môi còn nhảy nữa.

     Tôi ngẩng đầu lên thấy Hiển đứng nhìn tôi, hóa ra là Hiển vừa nói với tôi.

     - Làm gì có áo nào mà mặc? Có mỗi cái áo chấn thủ này thôi. Nhẩy sòn la sòn cho vui và khỏi rét mà.

     - Cứ vào đi! Đã thâm tím cả môi mà còn đùa là nhảy cho vui. Vào nhanh lên! Môi thì tím, 2 chân thì díu lại mà còn đùa nữa chứ.Vào ngay !

    - Thì vào đây! Không phải hét thất thanh thế. Rét chưa chết đâu mà lo!

     Mồm nói, chân vội chạy vào nhà. Vào đến nơi tôi thấy Hiển đang lục mở ba lô của mình và lấy ra 1 chiếc áo len dài tay vội chạy đưa cho tôi;

     - Mặc ngay vào đi! Nhanh lên, cầm lấy còn chần chừ gì nữa?

     Tôi đang chần chừ vì cả đời tôi chưa bao giờ nhìn thấy chiếc áo len đẹp thế. Hiển nói gấp gáp:

     - Cầm lấy, mặc vào ngay! Nhanh lên! Chần chừ gì nữa? Khổ thật thôi!

Tôi không thể nói gì mà chỉ theo lệnh cầm chiếc áo len mặc vội vào. Cảm động vì sự ấm áp của chiếc áo len và nhất là LÒNG TỐT, tình người của Hiển, tôi quay sang 1 bên khẽ lau nước mắt để Hiển không trông thấy mình khóc. Từ bé lần đầu tiên tôi được 1 người bạn lo cho tôi như vậy. Đã ai lo cho tôi đói, rét như thế bao giờ. Hiển thấy tôi mặc áo xong, yên tâm quay về chỗ. Còn tôi ngồi tại giường mình tiếp tục lau nước mắt cứ tự tuôn rơi. Chẳng bao lâu Hiển quay lại giường tôi, tay cầm chiếc áo len nữa đưa cho tôi nói vội :

     - Mặc thêm vào cho ấm.

      Nói xong Hiển bỏ lại chiếc áo len và quay ngay lại giường, chắc sợ tôi từ chối.

     Mùa đông năm ấy là lần đâu tiên tôi được ấm nhất trong đời, ấm vì  được mặc 2 chiếc áo len của Hiển, ấm vì tình người, vì lòng tốt của Hiển.

     Sang xuân tôi giặt sạch 2 chiếc áo đưa lại cho Hiển :

      - Cám ơn Hiển lắm, cả mùa đông ấm quá. Xuân rồi, cất đi nhé.

     -  Ô hay, đã hết rét đâu. Cầm lấy mà mặc. Tớ cho cậu chứ có phải cho mượn đâu mà trả lại? Thế nhé.

       Tôi chẳng biết nói gì hơn ngoài 2 từ  CÁM ƠN.

     Hai chiếc áo đó tôi mặc hết rét, gấp cẩn thận,cất vào đáy ba lô. Lúc đó thứ quí nhất trong ba lô tôi là 3 chiếc áo: 1 là chiếc áo lụa may bằng 10 vuông vải lụa Hà Đông mà thợ dệt Hà Đông tặng Bác nhân sinh nhật, Bác cho tôi  may áo. Cùng với chiếc áo này là 2 chiếc áo len của Hiển cho.

     Sang đến Bình Tường để giữ bí mật không ai biết mình là người VN nên họ thu cả lại. Tôi tiếc đứt ruột mà phải chấp hành vô điều kiện.

     Sau này mỗi lần gặp lại Hiển tôi nhắc chuyện 2 chiếc áo len thường Hiển xuề xòa:

     - Vớ vẩn, có thế mà lần nào gặp cũng nhắc lại mãi.

     Với tôi thì không và không thể không nhắc lại và cũng không và không thể nào quên .

     Trời mấy hôm nay rét đậm làm tôi lại nhớ  đến kỷ niệm xưa. Nhớ tới TÌNH NGƯỜI từ thuở ấu thơ. Tôi muốn kể lại cho mọi người biết về thời nghèo nàn của chúng tôi và sự đùm bọc nhau trong cuộc sống thiếu thốn lúc đó. Mong tất cả những ai đọc bài này hiểu cho.

     Tôi thấy ngày nay đầy đủ quá, các cháu nhiều quần áo cực kỳ đẹp và cực kỳ ấm. Trong lúc đó các cháu ở miền núi, nơi hẻo lánh thì rét mướt, không quần áo. Không biết tìm cách nào để giúp các cháu, tôi chỉ đăng lại sự việc để tất cả những ai đọc bài này tìm cách nào đó giúp họ.

     Cám ơn những ai đã ghé thăm và đọc bài này.


Bài thuốc quý từ Trung Quốc: Bổ dưỡng hoàn ngũ thang

Không biết các vị thuốc trong bài này có khó tìm ở Việt Nam hay không, nhưng nếu tìm được thì cũng có thể đọc để tham khảo về tính năng của bài thuốc này xem sao.
 
Bổ dưỡng hoàn ngũ thang (BDHNT) được ghi trong sách "y lầm cải thác" là bài thuốc của Vương Thanh Nhậm, tự Huân Thần, y gia trứ danh đời Thanh (Trung Quốc). 
Từ thực tế lâm sàng, ông cho rằng phần dương khí trong thân thể có 10 phần được phân bổ đều khắp, phải trái mỗi bên một nửa, nếu mất đi 5 phần tất nhiên dương khí sẽ hư tổn, khí hư thì huyết đình trệ mà sinh chứng ứ tạo nên bệnh cảnh "bán thân bất toại". Trong trường hợp này theo ông phải bổ khí hoạt huyết hóa ư, làm lưu thông kinh lạc, "hoàn ngũ" (lấy lại 5 phần đã mất) để dương khí trong cơ thể trở lại "thập toàn". Bởi thế, ông đã lập ra bài thuốc này và đặt tên là "Bổ dưỡng hoàn ngũ thang".
Xuyên Khung
Thành phần và cách dùng
Sinh hoàng kỳ: 15 - 120g
Xuyên khung: 3 - 9g
Quy vĩ: 6 - 9g
Đào nhân: 3 - 6g
Xích thược: 6 - 9g
Hoàng hoa: 3 - 6g
Địa Long: 6 - 12g
Tất cả các vị trên sắc uống: đổ 3 bát nước, sắc lấy 1 bát, sắc 3 lần như thế, uống trong ngày.
Công dụng và chủ trị:
Bổ khí, hoạt huyết, thông lạc, chữa di chứng trúng phong với các biểu hiện bán thân bất toại, méo mồm, lệch  mắt, nói khó, miệng chảy nước dãi, chân yếu liệt, tiểu tiện không tự chủ, rêu lưỡi trắng, mạch hoãn.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên cơ sở kinh nghiệm của cổ nhân và nghiên cứu dược lý hiện đại, các nhà y học cổ truyền đặc biệt là ở Trung Quốc, đã tiến hành khảo sát tác dụng của BDHNT trên lâm sàng một cách rộng rãi.
Trước hết, BDHNT có hiệu quả rõ rệt đối với các bệnh lý mạch máu não như thiểu năng tuần hoàn não, nghẽn mạch và xuất huyết não gây liệt nửa người, đau đầu do rối loạn vận mạch, di chứng trúng phong, hội chứng tiền đình... Tùy theo bệnh cảnh lâm sàng khi điều trị người ta có thể gia thêm các bị như đan sâm, ngưu tất, kê huyết đằng, xuyên sơn giáp.
Thứ đến là các bệnh lý thần kinh ngoại vi và cơ như viêm sừng trước tủy sống, viêm các dây thần kinh hông to, thần kinh chẩm, dây thần kinh quay, dây hông kheo ngoài, hội chứng cổ vai cánh tay do viêm đám rối cổ, bệnh nhược cơ (Myasthenia), loạn dưỡng cơ (bệnh Duchenne - Greisinger), viêm gân... đạt hiệu quả từ 56% - 98%.
Xích Thược
Đối với bệnh lý mạch vành BDHNT cũng đạt hiệu quả 85,7% như các bệnh thiểu năng mạch vành, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Đặc biệt đối với một số bệnh lý về nhãn khoa như teo gai thị thần kinh, viêm võng mạc do cao huyết áp, viêm tắc tĩnh mạch trung tâm, đục thủy tinh thể, nhìn đôi... BDHNT cũng đạt được hiệu quả khá tốt.
Ngoài ra người ta còn khảo sát tác dụng của BDHNT trên các bệnh lý khác như Parkinson, hội chứng thận hư nhiễm mỡ, u phì đại tiền liệt tuyến, bế kinh, thông kinh, chứng vô mạch... và đã thu được kết quả ở mức độ nhất định.
Các y gia đời xưa đều coi BDHNT là phương thuốc khai sáng, mở đường cho phương pháp bổ khí hoạt huyết. Ngày nay với phương châm kết hợp hai nền y học việc đánh giá một cách toàn diện và khoa học bài thuốc quý nào là điều rất cần thiết.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn

Củ Cải có những tác dụng gì?

Lâu nay tôi vẫn rất "tín nhiệm" sử dụng củ cải làm thức ăn và thuốc cho mùa đông, nhưng nay có bài viết rất chi tiết về tác dụng của Củ Cải mới thấy loại củ này vừa rẻ, vừa ngon lại vừa tốt cho sức khỏe.

Củ cải là thứ rau rất "bình dân" trong mỗi gia đình, nhưng đồng thời cũng là một vị thuốc quý. Thời xưa có câu ngạn ngữ: "La bốc thượng liễu nhai, dược vật bất dụng mãi" (củ cải bán ngoài phố, chẳng cần phải mua thuốc) hoặc "La bốc tiến thành, dược phô quan môn" (củ cải đã vào thành, hiệu thuốc mau đóng cửa).
Củ cải chức các vitamin như A, B1, B2. Hàm lượng vitamin có trong củ cải cao hơn các loại rau quả thông thường vài lần. Củ cải còn có nhiều nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, sắt... các chất đường, các loai men, v.v... 
 
Đặc biệt ăn củ cải còn có tác dụng phòng ung thư. Các nghiên cứu tại Mỹ, Nhật và Trung Quốc cho thấy vitamin A trong củ cải có tác dụng làm cho tế bào đã bị ung thư hóa trở lại bình thường.
Trong củ cải có một số loại men có khả năng phân hủy nitrosamin - một chất gây ung thư thường có trong một số thức ăn. Củ cải có nhiều lizin, là chất có thể làm năng lực tiêu diệt tế bào ung thư của "đại thực bào" (phagocyte) tăng lên tới 4 lần. Chất xơ củ cải có tác dụng làm tăng nhu động ruột, giúp đại tiện thông suốt, dự phòng ung thư ruột và ung thư đại tràng. Chất dầu hạt cải (mustar oil) trong củ cải có tác dụng kích thích dịch vị và hỗ trợ công năng tiêu hóa.
Cây cải củ còn có tên: lai phục tử, la bặc tử, rau lú bú. Tên khoa học: Raphanus sativus L., họ Chữ thập (Brassicaceae). Cây cải củ cho ta 2 vị thuốc: Hạt cải củ (La bặc tử), củ cải phơi khô (địa khô lâu).
 
Theo Đông y, củ cải vị cay ngọt, tính bình, hơi mát; vào 3 kinh tỳ, vị và phế. Có tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khí), trừ đờm; ngoài ra, còn có tác dụng kiện tỳ tiêu thực (giúp tiêu hoá). Địa khô lâu có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông hơi ở phổi; Kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hoá tích khoan trung, sinh tân giải độc. Dùng cho các trường hợp đầy bụng không tiêu, viêm khí phế quản ho nhiều đờm, khản tiếng; thổ huyết chảy máu cam, bệnh tiểu đường và hội chứng lỵ. Liều dùng: 6g 12g.

Một số cách dùng củ cải chữa bệnh:

Cắt cơn hen suyễn:

Hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống. Chữa người già bị viêm phế quản mạn tính.

Hạt cải củ sao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm.

Hạt cải củ sao 12g, chỉ xác 8g, thần khúc sao xém 16g. Sắc uống. Chữa tiêu hoá kém, mồm hôi, bụng trướng, đại tiện khô.

Hạt cải củ 12g, tỏi 1 củ. Hạt cải củ nghiền thành bột, tỏi củ giã nát ép lấy nước. Uống bột thuốc và nước tỏi với nước đun sôi còn nóng. Chữa lỵ đau mót đại tiện.

Một số món ăn - bài thuốc có dùng củ cải:

Cháo bổ tỳ: Lấy khoảng 2 lạng củ cải tươi, rửa sạch, thái nhỏ, đem nấu cháo với 1 lạng gạo tẻ. Ăn nóng vào buổi sáng và buổi tối. Sách Đồ kinh bản thảo nói, đây là món ăn dưỡng sinh rất tốt trong mùa đông; tác dụng trợ giúp tiêu hóa, làm cho ngực và bụng khoan khoái. Ngoài ra củ cải còn có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường và bệnh viêm khí quản mạn tính. Có điều nên chú ý là khi dùng món cháo này, không dùng các vị thuốc "hà thủ ô" và "địa hoàng".

Thiên đầu thống: Sách Thẩm thị lương phương có ghi lại cách chữa bệnh đau nửa đầu của Vương An Thạch (nhà cải cách chính trị thời Tống) như sau: Họ Vương bị thiên đầu thống lâu ngày, đã chữa đủ các thầy thuốc không khỏi. Có người mách cách lấy nước cốt củ cải trộn chút băng phiến đem nhỏ vào mũi. Vương làm thử, chỉ một lát sau là đầu hết đau. Về sau, kinh nghiệm đó đã được các sách thuốc hướng dẫn cụ thể hơn: Lấy củ cải (thứ non càng tốt) giã vắt lấy nước cốt, thêm chút băng phiến. Cho người bệnh nằm ngửa lấy dung dịch trên nhỏ từ từ vào lỗ mũi: đau đầu bên trái nhỏ vào lỗ mũi bên phải, đau đầu bên phải thì nhỏ vào lỗ mũi bên trái.

Phòng bệnh đường hô hấp: Củ cải và trám, hai thứ bằng nhau đung lên uống thay trà hàng ngày.

Viêm khí quản cấp: Củ cải rửa sạch, để cả vỏ thái lát mỏng cho vào bát, phía trên phủ một lớp mạch nha. Để một đêm, hôm sau gạn nước uống dần dần.

Trị tăng huyết áp: Đem củ cải ép lấy nước cốt, uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần 1 chén con. Những người hay bị choáng đầu do tăng huyết áp có thể lấy củ cải 90g, hành củ 90g, gừng tươi 30g, tất cả giã nát đắp lên trán, ngày đắp một lần, mỗi lần khoảng nửa giờ.

Sởi không mọc, ho hậu sởi: Hạt củ cải tán nhỏ, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng nước cơm.

Táo bón: Lấy 30g hạt củ cải, sao vàng, uống hết một lần, chiêu bằng nước sôi còn ấm. Với trẻ nhỏ thì giảm bớt liều. Theo quan sát của các thầy thuốc ở bệnh viện Liêu Ninh (Trung Quốc), sau khi uống như trên từ 2 - 5 giờ là đại tiện ra được phân mềm.

Trúng độc hơi than: đem củ cải ép lấy một bát con nước cốt, hòa 30g đường vào uống.

Tam tử dưỡng thân thang: Nói đến củ cải, không thể không kể đến một bài thuốc kinh điển với cái tên rất có ý nghĩa: ba người con phụng dưỡng cha mẹ - tam tử dưỡng thân. Tam tử thực ra là 9 thứ hạt, chữ "tử" còn có nghĩa là "hạt". Cụ thể là: hạt củ cải 5g, hạt cải trắng 3g, hạt tía tô 6g, ba thứ sao vàng tán nhỏ, gói vào vải, đun lên như nấu nước trà, uống trong ngày thay nước trà. Người già bị khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi, ho suyễn, họng khò khè, dùng phương pháp này rất tốt.

Chữa khàn tiếng không nói được: Lấy củ cải và gừng tươi giã vắt lấy nước uống.


Trị lao phổi ho ra máu: Củ cải 300g, mật ong 150g, phèn chua 10g, nước 400ml. Cho củ cải vào đun cùng với nước cho sôi, đến khi còn khoảng 100ml thì gạn lấy nước, bỏ bã. Cho phèn chua và mật ong vào nước này khuấy đều, đun sôi, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống trước khi ăn.

Trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi: Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối.

Trẻ nhỏ bị ho: Lấy củ cải thái thành miếng mỏng ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống.

Chữa nhiệt miệng: Súc miệng bằng nước cốt củ cải. Ngày súc miệng nhiều lần sẽ nhanh khỏi.

Chữa đái tháo đường: Củ cải 250g, gạo 100g. Củ cải tươi rửa sạch, cắt nhỏ nấu với gạo thành cháo ăn hằng ngày.

Trị sỏi mật: Củ cải 400g, mật ong 100g. Củ cải gọt vỏ, cắt từng miếng dài khoảng 6cm, tẩm mật ong rồi sấy khô (chú ý không để củ cải cháy). Ăn củ cải và uống cốc nước muối loãng độ mặn (như nước canh).

Trị loét khoang miệng do nhiệt: Củ cải giã lấy nước cốt ngậm súc miệng.

Củ cải còn hỗ trợ điều trị một số loại ung thư gồm:

- Ung thư phổi ho ra máu: Nước củ cải 50ml, đường phèn 15g, chưng cách thủy, dùng ngày 1 thang.

- Ung thư dạ dày thực quản, nôn mửa: Củ cải giã vắt lấy nước, thêm nước lã và mật ong, nấu chín. Hoặc nước củ cải thêm mật ong, nước uống trộn đều, uống hằng ngày.

 Nước ép gừng tươi củ cải: Củ cải, gừng tươi liều lượng tùy ý, ép lấy nước cho uống rải rác ít một trong ngày. Dùng cho trường hợp khản giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng.

Canh thịt dê, cá diếc củ cải: Thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị nấu canh lẩu, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp suy nhược, viêm khí phế quản, ho suyễn.

Củ cải hầm bì sứa: Bì sứa 120g, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, hầm nhừ chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm khí phế quản mạn tính.

Cháo củ cải: Gạo tẻ 100g, củ cải 50g. Củ cải thái lát cùng gạo nấu cháo, thêm chút muối cho ăn. Dùng cho trường hợp đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo, đường, mỡ.

Củ cải hầm nước gừng: Củ cải (cả lá và cuống) 20 củ. Rửa sạch thái lát nấu nhừ, thêm mấy lát gừng, bột gạo, ít dấm, đun sôi để vừa nguội cho ăn. Dùng cho các trường hợp đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu.

Nước ép củ cải hấp đường phèn: Củ cải tươi (hoặc luộc chín) 500g. Ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp cho uống, ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm.

Cuồi cùng xin lưu ý: 99% lượng canxi trong củ cải tập trung ở phần vỏ, cho nên khi chế biến không nên gọt bỏ vỏ.

Kiêng kỵ: Hạt cải củ có thể hao tổn khí (sức lực) nên người sức yếu (khí hư) không bị đầy tích, đờm trệ đọng thì cấm uống. Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng củ cải.

Theo Sức khỏe và Đời sống
C

Mùa Đông lạnh giá nên ăn gì thì tốt

Mùa Đông năm nay khá lạnh, tôi thấy bài viết này cũng hay, đăng lên để mọi người áp dụng được gì thì áp nhé.

So với các mùa còn lại trong năm, thời tiết mùa đông khắc nghiệt hơn. Khí hậu giá lạnh khiến cho hoạt động của hệ miễn dịch trở nên chậm chạp. Đây chính là thời điểm cơ thể dễ bị tấn công bởi nhiều căn bệnh như cảm, cúm, ho, viêm họng…
 
Vậy Rau quả nào cung cấp nhiều năng lượng, giàu chất bổ dưỡng trong mùa đông, được ví như nhân sâm hậu thu? 
Trái cây trong mùa đông không giàu dinh dưỡng như trái cây có trong các mùa khác, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo, vào mùa đông cơ da chúng ta bị khô do mất nước và chúng ta lại ít uống nước hơn mùa hè, vì vậy nên chọn những trái cây có nhiều nước, phù hợp cho sức khỏe mùa này.
Cam, bưởi và quýt

Trong cam tươi có nước 87,5%, protit 0,9%, gluxit 8,4%, axit hữu cơ 1,3%, cellulose 1,6%, canxi 34mg%, sắt 23mg%, caroten 0,4mg%, vitamin C 40mg%. Đây là các loại quả giàu vitamin A và vitamin C, hữu ích cho một làn da sáng bóng trong mùa đông lạnh giá.

Sự kết hợp của chất chống oxy hóa cao (vitamin C) và flavonoid có trong cam, quýt khiến nó trở thành loại hoa quả có tác dụng tăng cường sức khỏe. Nó cũng là loại quả giúp làm giảm bớt chứng ho, khản tiếng - một chứng bệnh thường xuất hiện trong mùa đông. Mùa đông những người bệnh tim mạch, huyết áp và tiểu đường thường có xu hướng bệnh nặng hơn, bưởi cũng có tác dụng giúp phòng bệnh rất tốt.


Hạt dẻ

Trong tất cả các loại hạt chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin C. Ngoài ra, nó có nhiều tinh bột, protein, lipit, các vitamin B1, B2, C, PP và các khoáng chất Ca, P, Fe. Hạt dẻ có tác dụng dưỡng vị, bổ thận, diệt trùng, tiêu tích, nhuận đờm, trừ ho. Thành phần chất béo của hạt dẻ cũng ít hơn các loại hạt khác, nên nó có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, chất phytosterol được coi là chất giúp giảm sự hấp thu cholesterol vào trong máu.

Chuối

Loại trái cây này chứa nhiều vitamin, chất xơ, magiê, kẽm, rất có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là da và tóc. Ngoài ra, còn có tác dụng phòng chống chứng đột quỵ và cao huyết áp.
  
Rau họ cải

Trong cải bắp có chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin K, vitamin C và chất xơ. Trong củ cải còn chứa nhiều nước, nguồn vitamin C dồi dào, nhiều protein, ít chất béo và các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose)... thực phẩm này giúp làm giảm bệnh ở bộ máy hô hấp như ho, hen, đờm, suyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu... Ngoài ra, nó cũng có ích lợi với bộ máy tiêu hóa như đau vùng thượng vị, ợ chua, nôn, ăn không tiêu, trướng bụng, táo bón, lòi dom, trĩ do ngồi nhiều, ngại đứng dậy vào mùa đông...
Rau cải

Theo Đông y, rau cải dưỡng vị hòa trung, vị đắng hơi hàn, thông suốt lợi vị. Rau cải rất giàu vitamin C và canxi, sắt, phốt pho, carotene và vitamin nhóm B.

Ngoài ra còn có bắp cải, có thể ích tâm thận, kiện tì vị, có tác dụng làm giảm đau dạ dày và ruột tá, chóng khỏi bệnh.

Súp lơ  

 
Súp lơ rất giàu vitamin. 200g súp lơ tươi có thể cung cấp 75% vitamin A cần thiết trong một ngày cho người lớn. Vitamin C còn trội hơn, trong 100g súp lơ có chứa lượng vitamin C cao gấp 3-4 lần cải thảo, rau mầm đậu nành, gấp 2 lần cam quýt.

Cần tây 

 

Theo Đông y, cần tây tính lạnh, bình can kiện tì, vị ngọt cay không độc, giàu protein, carotene, đường, vitamin C, axit amin, có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, giúp thúc đẩy tiết dịch dạ dày, tăng cảm giác ngon miệng và trừ đờm.

Khoai lang  

Khá giàu chất dinh dưỡng, có thể cung cấp một lượng lớn protein niêm dịch, đường, vitamin A và vitamin C. Vì thế, khoai lang có tác dụng bổ hư khuyết, ích khí lực, kiện tì vị, cường thận âm, ấm dạ dày, ích phế....

Ăn khoai lang thường xuyên sẽ ngăn ngừa phát sinh teo mô liên kết trong gan, thận và bệnh collagen. 


Bắp cải

 

Hàm lượng vitamin C trong bắp cải cao gấp 3,5 lần cà chua, hàm lượng canxi gấp 2 lần dưa chuột.

Bắp cải còn có chứa khá nhiều nguyên tố vi lượng như molypden và mangan, những nguyên liệu không thể thiếu của các chất hoạt tính tạo enzyme, hormone... trong cơ thể người.

Có thể thúc đẩy sự chuyển hóa trong cơ thể, rất có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Vitamin C đa lượng trong bắp cải có thể tăng cường khả năng kháng ung thư của cơ thể.

Giá đỗ


Đậu nành, đậu xanh có chứa một lượng lớn lipid, protein và carbohydrate, cùng các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể người như natri, phốt pho, sắt, canxi...

Đậu sau khi nảy mầm, không những giữ nguyên được các chất ban đầu, mà còn tăng thêm hàm lượng vitamin và giúp loại bỏ mệt mỏi. Chất diệp lục trong mầm đậu có thể phòng trị ung thư trực tràng. 

Rau diếp

Rau diếp ngon mềm, ăn sống hay xào đều được. Mùa thu thường ăn rau diếp, có thể tăng cường tiết dịch vị và dịch tiêu hóa, tăng cường tiết mật. Kali trong rau diếp gấp 17 lần natri, vitamin có chứa trong đó cũng giúp ích cho thúc đẩy bài niệu, duy trì cân bằng nước, rất có lợi đối với những bệnh nhân huyết áp cao và bệnh tim.

Rau diếp giàu i ốt, có tác động tích cực tới chuyển hóa cơ bản và phát triển thể chất của cơ thể. Nguyên tố flo trong rau diếp có thể tham gia vào sự hình thành men răng và ngà răng, và tham gia vào sự phát triển xương.

Ngoài ra, những người bị ho vào mùa thu nên ăn nhiều rau diếp, vì có thể giảm ho.

Cà rốt

Theo Đông y, cà rốt nhiều vitamin, vị ngọt bình, ăn vào bổ tì kiện vị. Cà rốt cuối mùa thu hầm là tốt nhất, xào ăn cũng tốt. Hầm sẽ giữ trên 93% carotene, còn xào giữ được trên 80%. 

Củ cải

Củ cải có chứa khá nhiều nước, vitamin C, một lượng nhất định canxi, phốt pho, carbohydrate và một lượng nhỏ sắt, protein và vitamin, ngoài ra còn có chứa các thành phần hữu ích khác như lignin, choline, amylase...

Theo Đông y, củ cải tính mát vị cay ngọt, nhập phế, vị nhị kinh, có thể tiêu tích trệ, hóa đàm nhiệt, hạ khí quán trung, giải độc, dùng cho các chứng đầy bụng khó tiêu, bí tiểu. Có người gọi củ cải là “nhân sâm hậu thu”.

Ăn thường xuyên củ cải có tác dụng trị liệu phụ trợ các chứng tiêu hóa kém, cảm mạo thể phong nhiệt, viêm amidan, ho nhiều đờm, đau họng...

Khoai môn

Khoai môn giàu tinh bột, giàu dinh dưỡng. Mỗi 100g khoai môn tươi có chứa 91 calo nhiệt lượng, 2,4 g protein, 0,2 g chất béo, 20,5 g carbohydrate, 14 mg canxi, 43 mg photpho, 0,5 mg sắt, 10 mg vitamin C, 0.09 mg vitamin B1, 20.04 mg vitamin B.

Đồng thời khoai môn có chứa galactosan, mềm dẻo, dễ tiêu, có tác dụng kiện tì, rất thích hợp cho những người tì vị hư, bị bệnh đường ruột, bệnh lao và đang trong thời kì hồi phục, là thức ăn tốt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già.

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Hằng(Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam)
Nguồn: Việt Báo

Đậu Nành - loại "hạt" nên ăn

Thấy có nhiều thông tin hữu ích, nên tôi "tạm mượn" bài viết này để chia xẻ tới mọi người

Điều kỳ diệu tự hạt đậu nành:

Theo sách "Cẩm nang dưỡng sinh hàng ngày" của BS. Nguyễn Bá Thảo thì cứ "1kg đậu nành cung cấp chất đạm bằng 3kg thịt bò, bằng 10 lít sữa, bằng 60 quả trứng", thành phần của hạt đậu nành giầu protein gấp nhiều lần so với thịt.


Đậu nành, hay còn gọi là đậu tương, đỗ tương (tên khoa học Glycine max) là loại cây họ đậu (Fabaceae) giàu hàm lượng protein. Sản phẩm từ đậu nành không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có khả năng phòng ngừa các căn bệnh thời đại đang đe dọa sức khỏe, tuổi thọ và hạnh phúc của con người. 
Quê hương của đậu nành là Đông Nam châu Á, nhưng 45% diện tích trồng đậu nành và 55% sản lượng đậu nành của thế giới nằm ở Mỹ. Các nước sản xuất đậu nành lớn khác là Brazil, Argentina, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản sau đó được trồng nhiều ở Nga và Ấn Độ. Các nước và khu vực tiêu thụ nhiều đậu nành nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và EU.
Phần lớn sản lượng đậu nành của Mỹ hoặc để nuôi gia súc, hoặc để xuất khẩu, mặc dù người dùng đậu nành ở nước này đang tăng lên, nhất là dầu đậu nành chiếm tới 80% lượng dầu ăn được tiêu thụ ở Mỹ.
Các bậc nam nhi không nên lo ngại isoflavone có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh dục. Nghiên cứu của Sang Ah-lee và cộng sự cho thấy, việc bổ sung lượng isoflavone sử dụng hằng ngày là 36,2-60mg hoàn toàn không ảnh hưởng đến nồng độ testosterone, số lượng tinh trùng, tinh dịch, độ vận động của tinh trùng.
Ngày nay người  ta coi đậu nành (Đậu tương) là "vàng của đất", "cây thay thế thịt". Sách "Tinh hoa dưỡng sinh cổ truyền Trung Hoa" viết: Tinh bột của đậu nành chứa axitnitơric và vitamin E là nguyên tố quan trọng để sản sinh tinh trùng, nó có tác dụng chữa chức năng giới tính giảm yếu của tuổi trung niên... Chất sữa đậu nành có thể làm chậm sự lão hóa cơ thể và ngăn cản sự hình thành mỡ qua ôxy, làm giảm thấp chất cholesteron của huyết thanh, ngăn chặn xơ cứng động mạch, phòng trị giảm sút trí nhớ của tuổi trung niên và sự lú lẫn của người già, là thực phẩm truyền thống để bảo dưỡng da kéo dài tuổi thọ trong đông y: "Uống lâu da trắng, lâu già", do vậy đậu nành là món ăn bổ dưỡng rất quí của tuổi trung niên và người già. Cho đến nay đã có trên 1.000 công trình nghiên cứu khẳng định đậu nành có tác dụng chống lão hóa do đặc tính chống ô xy hóa và cân bằng hormone.
Theo nghiên cứu của Berg và cộng sự được công bố trên Tạp chí International Journal of Obesity, thực hiện ở 90 người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 27,5 đến 35 (được chẩn đoán là thừa cân và béo phì theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO) tham gia chế độ ăn thấp chất béo và giàu protein từ đậu nành, sau 6 tháng, kết quả cho thấy chỉ số BMI giảm, trọng lượng cơ thể giảm nhưng không làm thay đổi khối lượng cơ bắp.
Đến nay đã có khoảng 1.700 công trình nghiên cứu về đậu nành, trong đó có khoảng 1.000 nghiên cứu về isoflavone trong đậu nành đã được công bố, chứng minh đậu nành có thể giúp phòng ngừa một số bệnh mạn tính không lây như béo phì, tim mạch, loãng xương, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú, ung thư đại tràng ở phụ nữ sau mãn kinh. Đậu nành còn làm giảm các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ mãn kinh.

Trong thành phần đậu nành có nhiều chất hóa thực vật (phytochemical), trong đó quan trọng nhất là isoflavone. Isoflavone còn gọi là estrogen thực vật vì có cấu trúc hóa học gần giống nội tiết tố sinh dục nữ estrogen. Việc sử dụng khẩu phần ăn giàu protein và isoflavones đậu nành sẽ giúp điều chỉnh, cân bằng nội tiết tố estrogen, nhờ vậy hạn chế quá trình tích tụ mỡ ở vùng bụng và nội tạng vốn là khởi nguồn của béo phì. Đậu nành và sản phẩm thực phẩm từ đậu nành không những giàu chất đạm mà còn không chứa cholesterol, giàu chất xơ, chứa rất ít chất béo no.
 Các isoflavone ức chế enzyme 5-alpha-reductase, làm giảm mức DHT và ngăn ngừa phát triển u tuyến và ung thư tuyến tiền liệt. Isoflavone còn ức chế sự tăng trưởng các tế bào ung thư nhờ việc ngăn chặn sự phát triển các mạch máu bao quanh và nuôi khối u, làm giảm khả năng các tế bào ác tính di căn.
Dầu đậu nành là một trong vài loại dầu ăn hiếm hoi có chứa nhiều LNA và có tỷ lệ omega 3, omega 6 rất tốt (1:7).
Từ năm 1998, Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã khuyến nghị “dùng 25g protein đậu nành mỗi ngày có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch”.
  
Trong đậu nành có đủ các acid amin cơ bản isoleucin, leucin, lysin, methionin, phenylamin, tryptophan, valin. Đậu nành được coi là một nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino acid không thể thay thế rất cần thiết cho cơ thể

Những lưu ý khi sử dụng đậu nành

- Estrogen trong đậu nành có tác dụng yếu hơn từ 500 tới 1.000 lần so với estrogen nguồn gốc động vật. Chính điều này làm cho sữa đậu nành dễ bị nhiễm khuẩn ngay cả khi được sản xuất đúng quy cách, hợp vệ sinh, nhưng bảo quản, vận chuyển không bảo đảm thì nguy cơ sữa đậu nành bị nhiễm khuẩn hoặc biến chất rất cao.
- Không dùng chung sữa đậu nành với trứng gà, bởi abumin có tính nhờn dính trong trứng gà rất dễ kết hợp với men phân giải protein đậu nành khiến cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng.
- Không nên pha sữa đậu nành với đường đỏ. Trong đường đỏ có chứa các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic… có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
- Đun kỹ sữa đậu nành. Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài, thậm chí ngộ độc.
- Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau 3 đến 4 giờ, sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.
- Không nên dùng quá nhiều sữa đậu nành trong ngày, bởi cơ thể sẽ phải tiêu hoá protein quá mức sinh ra các triệu chứng như chướng bụng, đi ngoài… Lượng dùng thích hợp với người lớn là nửa lít/ngày.
- Không nên chỉ uống sữa đậu nành không. Các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng, do đó không còn tác dụng bổ nữa. Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút bánh ngọt, bánh mì, bánh bao… hay các sản phẩm chế phẩm từ tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.
- Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành. Một số loại thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.
- Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú. Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng không vẫn đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.
- Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành. Theo Đông y, đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi, vì vậy những người tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đầy bụng, chướng hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều đều không hợp với các sản phẩm từ loại đậu bổ dưỡng này.
Theo Sức khỏe & Đời sống

Họp mặt Lớp 3 Quế Lâm 1/1/2013


Nhận được tin Minh Kính báo họp khối lớp 3, tôi thấy cái địa chỉ vừa quen, vừa lạ. Tôi thì lại có ĐỨC cứ ra khỏi nhà là LẠC. Thế là quyết định phải đi tìm trước ngày để khi đó khỏi bị LẠC.Vì tôi cũng có đặc điểm là bao giờ ăn cũng đi trước, tính đúng giờ của tôi đã NỔI TIẾNG cả họ. Tôi đã hẹn ai mấy giờ là họ nhắc nhau : cô Nga hẹn đấy, nhớ đến đúng giờ. Chả là cả đời mình gắn bó vời cái nghề GƯƠNG MẪU  cho người ta noi theo mà.



  Tôi lần mò mãi cái địa chỉ mà không ra. Cô em dâu lại là người HN "chay" nên rất thạo các phố, đành gọi điện nhờ cô em chỉ giùm. Ngày 31/12/2012 tôi đi bộ tìm đến đúng cửa hàng rồi quay về. Phải nói thật là khó tìm.


Đến hẹn lại lên, tôi đúng giờ có mặt. Triệu tập 9 giờ sáng, vậy mà 10h30 có một số người vẫn gọi điện hỏi ban liên lạc cách tìm đến nơi, nhất là một số bạn từ Tuyên Quang, Huế, Việt Bắc và Miền Nam ra thì thật là khó khăn như tìm kim dưới đây biển. Cuối cùng 11 giờ thì hầu như đông đủ.


     Hồng liên và Thùy được phân công ghi tên. Tôi cũng là một trong những người đầu tiên ghi tên. Ghi tên xong tôi quanh quẩn tìm mấy bạn cũ. Đi một vòng, định quay lại hỏi xem danh sách mấy bạn quen từ hồi TSQ có đến mới không. Vừa đng cạnh Hồng Liên tôi thấy 1 bạn gái lạ chưa bao giờ gặp. Bạn đó khai:  Nguyễn Phương Ly. Tôi giật mình quay lạ hỏi từng t: "NGUYỄN PHƯƠNG LY?". Cả Ly và những người đứng quanh đó nhìn tôi ngạc nhiên. Tôi nói lại :


 
-  Nguyễn Phương Ly đây à? Tôi tìm mãi bạn bao năm, bây giờ 60 năm mới gặp lại. Ly nhớ Tuấn Nga không? Hồi ở TSQ chơi thân với nhau ấy mà.

     - Ừ nhỉ! Tuấn Nga đấy à? Đúng 60 năm rồi nhỉ ! Thế mà mình quên mất đấy.


     - Quên thật à? Còn nhớ ngày xưa chơi với nhau hễ TN thua là Ly vật ra, ngồi lên lưng hay lên bụng mà cù. Cù đến lúc mình sắp đứt ruột, TN hét:


     - Không chơi với Ly nữa đâu. Ác gì mà ác ghê thế, cù người ta đến sắp đứt ruột cũng không tha.

     - Không chơi nữa à? Không thích chơi với tớ thì LIẾM MŨI đi. Nếu liếm được mũi thì không chơi nữa, mà không thì cứ chơi.




    - Hồi ấy đêm về mình tập liếm mũi mãi không được. Hôm sau chơi bài mình lại thua và lại bị cù. Chịu cù chứ không tài nào liếm được mũi.Vậy mà bây giờ đã quên TN rồi.

     - Nhắc lại thì nhớ rồi. Nhưng không hiểu sao hồi đó mình nghịch thế nhỉ? Lớn lên mình hiền lắm cơ TN ạ. Tớ nhớ hồi đó TN đã nghịch lắm rồi. Yêu văn nghệ và hay giúp đỡ bạn bè, có phải không?


     - Chắc thế. TN thì cả đời nghịch. Bây giờ già vẫn cái thói ấy, không sửa được.


     Thế là từ lúc đó đến khi giải tán 2 đứa không rời nhau nửa bước. Hai GIÀ lưu luyến chia tay nhau.





Mỗi năm khối lớp tổ chức gặp nhau dù chỉ là 1 lần cũng đem lại nhiều niềm vui cho nhau trong lúc tuổi xế chiều này. Tôi về nhà khoe ngay với con, cháu là đã tìm được bà bạn bắt "liếm mũi" mà bà hay kể  cho nghe bà vui lắm. Các con, cháu tôi đã nghe nhiều lần tôi kể cho các kiểu chơi, nghịch thời trẻ con. Chúng  cũng vui cùng tôi. 

     Cám ơn ban liên lạc đã sáng kiến tổ chức những cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa cho các cụ. Chỉ có điều các vị  tổ chức gặp nhau là chính chứ đừng đặt ăn nhiều quá. Một số bạn góp ý thế và tôi cũng nhất trí.


     Cùng với bài viết này là một vài tấm ảnh mà tôi chụp được nhân dịp này. Tuy không đẹp, nhưng xem cũng được, các bạn cố xem nhé. Do có vấn đề về kỹ thuật trong bài viết, mặc dù đã chỉnh sửa nhiều lần, nhưng vẫn có trục trặc về kích cỡ chviết, mong các bạn thông cảm.