Du lịch Miền Trung 2012

Bài thuốc quý từ Trung Quốc: Bổ dưỡng hoàn ngũ thang

Không biết các vị thuốc trong bài này có khó tìm ở Việt Nam hay không, nhưng nếu tìm được thì cũng có thể đọc để tham khảo về tính năng của bài thuốc này xem sao.
 
Bổ dưỡng hoàn ngũ thang (BDHNT) được ghi trong sách "y lầm cải thác" là bài thuốc của Vương Thanh Nhậm, tự Huân Thần, y gia trứ danh đời Thanh (Trung Quốc). 
Từ thực tế lâm sàng, ông cho rằng phần dương khí trong thân thể có 10 phần được phân bổ đều khắp, phải trái mỗi bên một nửa, nếu mất đi 5 phần tất nhiên dương khí sẽ hư tổn, khí hư thì huyết đình trệ mà sinh chứng ứ tạo nên bệnh cảnh "bán thân bất toại". Trong trường hợp này theo ông phải bổ khí hoạt huyết hóa ư, làm lưu thông kinh lạc, "hoàn ngũ" (lấy lại 5 phần đã mất) để dương khí trong cơ thể trở lại "thập toàn". Bởi thế, ông đã lập ra bài thuốc này và đặt tên là "Bổ dưỡng hoàn ngũ thang".
Xuyên Khung
Thành phần và cách dùng
Sinh hoàng kỳ: 15 - 120g
Xuyên khung: 3 - 9g
Quy vĩ: 6 - 9g
Đào nhân: 3 - 6g
Xích thược: 6 - 9g
Hoàng hoa: 3 - 6g
Địa Long: 6 - 12g
Tất cả các vị trên sắc uống: đổ 3 bát nước, sắc lấy 1 bát, sắc 3 lần như thế, uống trong ngày.
Công dụng và chủ trị:
Bổ khí, hoạt huyết, thông lạc, chữa di chứng trúng phong với các biểu hiện bán thân bất toại, méo mồm, lệch  mắt, nói khó, miệng chảy nước dãi, chân yếu liệt, tiểu tiện không tự chủ, rêu lưỡi trắng, mạch hoãn.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên cơ sở kinh nghiệm của cổ nhân và nghiên cứu dược lý hiện đại, các nhà y học cổ truyền đặc biệt là ở Trung Quốc, đã tiến hành khảo sát tác dụng của BDHNT trên lâm sàng một cách rộng rãi.
Trước hết, BDHNT có hiệu quả rõ rệt đối với các bệnh lý mạch máu não như thiểu năng tuần hoàn não, nghẽn mạch và xuất huyết não gây liệt nửa người, đau đầu do rối loạn vận mạch, di chứng trúng phong, hội chứng tiền đình... Tùy theo bệnh cảnh lâm sàng khi điều trị người ta có thể gia thêm các bị như đan sâm, ngưu tất, kê huyết đằng, xuyên sơn giáp.
Thứ đến là các bệnh lý thần kinh ngoại vi và cơ như viêm sừng trước tủy sống, viêm các dây thần kinh hông to, thần kinh chẩm, dây thần kinh quay, dây hông kheo ngoài, hội chứng cổ vai cánh tay do viêm đám rối cổ, bệnh nhược cơ (Myasthenia), loạn dưỡng cơ (bệnh Duchenne - Greisinger), viêm gân... đạt hiệu quả từ 56% - 98%.
Xích Thược
Đối với bệnh lý mạch vành BDHNT cũng đạt hiệu quả 85,7% như các bệnh thiểu năng mạch vành, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Đặc biệt đối với một số bệnh lý về nhãn khoa như teo gai thị thần kinh, viêm võng mạc do cao huyết áp, viêm tắc tĩnh mạch trung tâm, đục thủy tinh thể, nhìn đôi... BDHNT cũng đạt được hiệu quả khá tốt.
Ngoài ra người ta còn khảo sát tác dụng của BDHNT trên các bệnh lý khác như Parkinson, hội chứng thận hư nhiễm mỡ, u phì đại tiền liệt tuyến, bế kinh, thông kinh, chứng vô mạch... và đã thu được kết quả ở mức độ nhất định.
Các y gia đời xưa đều coi BDHNT là phương thuốc khai sáng, mở đường cho phương pháp bổ khí hoạt huyết. Ngày nay với phương châm kết hợp hai nền y học việc đánh giá một cách toàn diện và khoa học bài thuốc quý nào là điều rất cần thiết.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn

3 nhận xét:

  1. Chị ơi, về nhà cũ ở YAHOO dùng công cụ họ cung cấp để download tất cả tài sản về máy tính đi. em tải hết rồi!

    Trả lờiXóa
  2. Chị vẫn mù chữ mà. Cho nên ai giúp gì, chị được nấy, còn có tự làm gì được đâu.Cám ơn em. Chào !

    Trả lờiXóa
  3. Cháu đã load về rồi, nhưng cũng mới load xong thôi, chưa tìm ra cách để đăng ngược vào blogspot

    Trả lờiXóa