Du lịch Miền Trung 2012

Mùa Đông lạnh giá nên ăn gì thì tốt

Mùa Đông năm nay khá lạnh, tôi thấy bài viết này cũng hay, đăng lên để mọi người áp dụng được gì thì áp nhé.

So với các mùa còn lại trong năm, thời tiết mùa đông khắc nghiệt hơn. Khí hậu giá lạnh khiến cho hoạt động của hệ miễn dịch trở nên chậm chạp. Đây chính là thời điểm cơ thể dễ bị tấn công bởi nhiều căn bệnh như cảm, cúm, ho, viêm họng…
 
Vậy Rau quả nào cung cấp nhiều năng lượng, giàu chất bổ dưỡng trong mùa đông, được ví như nhân sâm hậu thu? 
Trái cây trong mùa đông không giàu dinh dưỡng như trái cây có trong các mùa khác, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo, vào mùa đông cơ da chúng ta bị khô do mất nước và chúng ta lại ít uống nước hơn mùa hè, vì vậy nên chọn những trái cây có nhiều nước, phù hợp cho sức khỏe mùa này.
Cam, bưởi và quýt

Trong cam tươi có nước 87,5%, protit 0,9%, gluxit 8,4%, axit hữu cơ 1,3%, cellulose 1,6%, canxi 34mg%, sắt 23mg%, caroten 0,4mg%, vitamin C 40mg%. Đây là các loại quả giàu vitamin A và vitamin C, hữu ích cho một làn da sáng bóng trong mùa đông lạnh giá.

Sự kết hợp của chất chống oxy hóa cao (vitamin C) và flavonoid có trong cam, quýt khiến nó trở thành loại hoa quả có tác dụng tăng cường sức khỏe. Nó cũng là loại quả giúp làm giảm bớt chứng ho, khản tiếng - một chứng bệnh thường xuất hiện trong mùa đông. Mùa đông những người bệnh tim mạch, huyết áp và tiểu đường thường có xu hướng bệnh nặng hơn, bưởi cũng có tác dụng giúp phòng bệnh rất tốt.


Hạt dẻ

Trong tất cả các loại hạt chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin C. Ngoài ra, nó có nhiều tinh bột, protein, lipit, các vitamin B1, B2, C, PP và các khoáng chất Ca, P, Fe. Hạt dẻ có tác dụng dưỡng vị, bổ thận, diệt trùng, tiêu tích, nhuận đờm, trừ ho. Thành phần chất béo của hạt dẻ cũng ít hơn các loại hạt khác, nên nó có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, chất phytosterol được coi là chất giúp giảm sự hấp thu cholesterol vào trong máu.

Chuối

Loại trái cây này chứa nhiều vitamin, chất xơ, magiê, kẽm, rất có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là da và tóc. Ngoài ra, còn có tác dụng phòng chống chứng đột quỵ và cao huyết áp.
  
Rau họ cải

Trong cải bắp có chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin K, vitamin C và chất xơ. Trong củ cải còn chứa nhiều nước, nguồn vitamin C dồi dào, nhiều protein, ít chất béo và các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose)... thực phẩm này giúp làm giảm bệnh ở bộ máy hô hấp như ho, hen, đờm, suyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu... Ngoài ra, nó cũng có ích lợi với bộ máy tiêu hóa như đau vùng thượng vị, ợ chua, nôn, ăn không tiêu, trướng bụng, táo bón, lòi dom, trĩ do ngồi nhiều, ngại đứng dậy vào mùa đông...
Rau cải

Theo Đông y, rau cải dưỡng vị hòa trung, vị đắng hơi hàn, thông suốt lợi vị. Rau cải rất giàu vitamin C và canxi, sắt, phốt pho, carotene và vitamin nhóm B.

Ngoài ra còn có bắp cải, có thể ích tâm thận, kiện tì vị, có tác dụng làm giảm đau dạ dày và ruột tá, chóng khỏi bệnh.

Súp lơ  

 
Súp lơ rất giàu vitamin. 200g súp lơ tươi có thể cung cấp 75% vitamin A cần thiết trong một ngày cho người lớn. Vitamin C còn trội hơn, trong 100g súp lơ có chứa lượng vitamin C cao gấp 3-4 lần cải thảo, rau mầm đậu nành, gấp 2 lần cam quýt.

Cần tây 

 

Theo Đông y, cần tây tính lạnh, bình can kiện tì, vị ngọt cay không độc, giàu protein, carotene, đường, vitamin C, axit amin, có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, giúp thúc đẩy tiết dịch dạ dày, tăng cảm giác ngon miệng và trừ đờm.

Khoai lang  

Khá giàu chất dinh dưỡng, có thể cung cấp một lượng lớn protein niêm dịch, đường, vitamin A và vitamin C. Vì thế, khoai lang có tác dụng bổ hư khuyết, ích khí lực, kiện tì vị, cường thận âm, ấm dạ dày, ích phế....

Ăn khoai lang thường xuyên sẽ ngăn ngừa phát sinh teo mô liên kết trong gan, thận và bệnh collagen. 


Bắp cải

 

Hàm lượng vitamin C trong bắp cải cao gấp 3,5 lần cà chua, hàm lượng canxi gấp 2 lần dưa chuột.

Bắp cải còn có chứa khá nhiều nguyên tố vi lượng như molypden và mangan, những nguyên liệu không thể thiếu của các chất hoạt tính tạo enzyme, hormone... trong cơ thể người.

Có thể thúc đẩy sự chuyển hóa trong cơ thể, rất có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Vitamin C đa lượng trong bắp cải có thể tăng cường khả năng kháng ung thư của cơ thể.

Giá đỗ


Đậu nành, đậu xanh có chứa một lượng lớn lipid, protein và carbohydrate, cùng các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể người như natri, phốt pho, sắt, canxi...

Đậu sau khi nảy mầm, không những giữ nguyên được các chất ban đầu, mà còn tăng thêm hàm lượng vitamin và giúp loại bỏ mệt mỏi. Chất diệp lục trong mầm đậu có thể phòng trị ung thư trực tràng. 

Rau diếp

Rau diếp ngon mềm, ăn sống hay xào đều được. Mùa thu thường ăn rau diếp, có thể tăng cường tiết dịch vị và dịch tiêu hóa, tăng cường tiết mật. Kali trong rau diếp gấp 17 lần natri, vitamin có chứa trong đó cũng giúp ích cho thúc đẩy bài niệu, duy trì cân bằng nước, rất có lợi đối với những bệnh nhân huyết áp cao và bệnh tim.

Rau diếp giàu i ốt, có tác động tích cực tới chuyển hóa cơ bản và phát triển thể chất của cơ thể. Nguyên tố flo trong rau diếp có thể tham gia vào sự hình thành men răng và ngà răng, và tham gia vào sự phát triển xương.

Ngoài ra, những người bị ho vào mùa thu nên ăn nhiều rau diếp, vì có thể giảm ho.

Cà rốt

Theo Đông y, cà rốt nhiều vitamin, vị ngọt bình, ăn vào bổ tì kiện vị. Cà rốt cuối mùa thu hầm là tốt nhất, xào ăn cũng tốt. Hầm sẽ giữ trên 93% carotene, còn xào giữ được trên 80%. 

Củ cải

Củ cải có chứa khá nhiều nước, vitamin C, một lượng nhất định canxi, phốt pho, carbohydrate và một lượng nhỏ sắt, protein và vitamin, ngoài ra còn có chứa các thành phần hữu ích khác như lignin, choline, amylase...

Theo Đông y, củ cải tính mát vị cay ngọt, nhập phế, vị nhị kinh, có thể tiêu tích trệ, hóa đàm nhiệt, hạ khí quán trung, giải độc, dùng cho các chứng đầy bụng khó tiêu, bí tiểu. Có người gọi củ cải là “nhân sâm hậu thu”.

Ăn thường xuyên củ cải có tác dụng trị liệu phụ trợ các chứng tiêu hóa kém, cảm mạo thể phong nhiệt, viêm amidan, ho nhiều đờm, đau họng...

Khoai môn

Khoai môn giàu tinh bột, giàu dinh dưỡng. Mỗi 100g khoai môn tươi có chứa 91 calo nhiệt lượng, 2,4 g protein, 0,2 g chất béo, 20,5 g carbohydrate, 14 mg canxi, 43 mg photpho, 0,5 mg sắt, 10 mg vitamin C, 0.09 mg vitamin B1, 20.04 mg vitamin B.

Đồng thời khoai môn có chứa galactosan, mềm dẻo, dễ tiêu, có tác dụng kiện tì, rất thích hợp cho những người tì vị hư, bị bệnh đường ruột, bệnh lao và đang trong thời kì hồi phục, là thức ăn tốt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già.

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Hằng(Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam)
Nguồn: Việt Báo

0 nhận xét:

Đăng nhận xét