Củ cải là thứ rau rất "bình dân" trong mỗi gia đình, nhưng đồng thời cũng là một vị thuốc quý. Thời xưa có câu ngạn ngữ: "La bốc thượng liễu nhai, dược vật bất dụng mãi" (củ cải bán ngoài phố, chẳng cần phải mua thuốc) hoặc "La bốc tiến thành, dược phô quan môn" (củ cải đã vào thành, hiệu thuốc mau đóng cửa).
Củ cải chức các vitamin như A, B1, B2. Hàm lượng vitamin có trong củ cải
cao hơn các loại rau quả thông thường vài lần. Củ cải còn có nhiều
nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, sắt... các chất đường, các loai
men, v.v...
Đặc biệt ăn củ cải còn có tác dụng phòng ung thư. Các nghiên cứu tại Mỹ,
Nhật và Trung Quốc cho thấy vitamin A trong củ cải có tác dụng làm cho
tế bào đã bị ung thư hóa trở lại bình thường.
Trong củ cải có một số loại men có khả năng phân hủy nitrosamin - một
chất gây ung thư thường có trong một số thức ăn. Củ cải có nhiều lizin,
là chất có thể làm năng lực tiêu diệt tế bào ung thư của "đại thực bào"
(phagocyte) tăng lên tới 4 lần. Chất xơ củ cải có tác dụng làm tăng nhu
động ruột, giúp đại tiện thông suốt, dự phòng ung thư ruột và ung thư
đại tràng. Chất dầu hạt cải (mustar oil) trong củ cải có tác dụng kích
thích dịch vị và hỗ trợ công năng tiêu hóa.
Cây
cải củ còn có tên: lai phục tử, la bặc tử, rau lú bú. Tên khoa học:
Raphanus sativus L., họ Chữ thập (Brassicaceae). Cây cải củ cho ta 2 vị
thuốc: Hạt cải củ (La bặc tử), củ cải phơi khô (địa khô lâu).
Theo
Đông y, củ cải vị cay ngọt, tính bình, hơi mát; vào 3 kinh tỳ, vị và phế. Có
tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khí), trừ đờm; ngoài ra, còn có tác
dụng kiện tỳ tiêu thực (giúp tiêu hoá). Địa khô lâu có tác dụng lợi niệu, tiêu
thũng, lưu thông hơi ở phổi; Kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hoá tích
khoan trung, sinh tân giải độc. Dùng cho các trường hợp đầy bụng không
tiêu, viêm khí phế quản ho nhiều đờm, khản tiếng; thổ huyết chảy máu
cam, bệnh tiểu đường và hội chứng lỵ. Liều dùng: 6g 12g.
Một số cách dùng củ cải chữa bệnh:
Cắt cơn hen suyễn:
Hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống. Chữa người già bị viêm phế quản mạn tính.
Hạt cải củ sao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm.
Hạt cải củ sao 12g, chỉ xác 8g, thần khúc sao xém 16g. Sắc uống. Chữa tiêu hoá kém, mồm hôi, bụng trướng, đại tiện khô.
Hạt cải củ 12g, tỏi 1 củ. Hạt cải củ nghiền thành bột, tỏi củ giã nát ép lấy nước. Uống bột thuốc và nước tỏi với nước đun sôi còn nóng. Chữa lỵ đau mót đại tiện.
Một số cách dùng củ cải chữa bệnh:
Cắt cơn hen suyễn:
Hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống. Chữa người già bị viêm phế quản mạn tính.
Hạt cải củ sao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm.
Hạt cải củ sao 12g, chỉ xác 8g, thần khúc sao xém 16g. Sắc uống. Chữa tiêu hoá kém, mồm hôi, bụng trướng, đại tiện khô.
Hạt cải củ 12g, tỏi 1 củ. Hạt cải củ nghiền thành bột, tỏi củ giã nát ép lấy nước. Uống bột thuốc và nước tỏi với nước đun sôi còn nóng. Chữa lỵ đau mót đại tiện.
Một số món ăn - bài thuốc có dùng củ cải:
Cháo bổ tỳ: Lấy khoảng 2 lạng củ cải tươi, rửa sạch, thái nhỏ, đem nấu cháo với 1 lạng gạo tẻ. Ăn nóng vào buổi sáng và buổi tối. Sách Đồ kinh bản thảo nói, đây là món ăn dưỡng sinh rất tốt trong mùa đông; tác dụng trợ giúp tiêu hóa, làm cho ngực và bụng khoan khoái. Ngoài ra củ cải còn có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường và bệnh viêm khí quản mạn tính. Có điều nên chú ý là khi dùng món cháo này, không dùng các vị thuốc "hà thủ ô" và "địa hoàng".
Thiên đầu thống: Sách Thẩm thị lương phương có ghi lại cách chữa bệnh đau nửa đầu của Vương An Thạch (nhà cải cách chính trị thời Tống) như sau: Họ Vương bị thiên đầu thống lâu ngày, đã chữa đủ các thầy thuốc không khỏi. Có người mách cách lấy nước cốt củ cải trộn chút băng phiến đem nhỏ vào mũi. Vương làm thử, chỉ một lát sau là đầu hết đau. Về sau, kinh nghiệm đó đã được các sách thuốc hướng dẫn cụ thể hơn: Lấy củ cải (thứ non càng tốt) giã vắt lấy nước cốt, thêm chút băng phiến. Cho người bệnh nằm ngửa lấy dung dịch trên nhỏ từ từ vào lỗ mũi: đau đầu bên trái nhỏ vào lỗ mũi bên phải, đau đầu bên phải thì nhỏ vào lỗ mũi bên trái.
Phòng bệnh đường hô hấp: Củ cải và trám, hai thứ bằng nhau đung lên uống thay trà hàng ngày.
Viêm khí quản cấp: Củ cải rửa sạch, để cả vỏ thái lát mỏng cho vào bát, phía trên phủ một lớp mạch nha. Để một đêm, hôm sau gạn nước uống dần dần.
Trị tăng huyết áp: Đem củ cải ép lấy nước cốt, uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần 1 chén con. Những người hay bị choáng đầu do tăng huyết áp có thể lấy củ cải 90g, hành củ 90g, gừng tươi 30g, tất cả giã nát đắp lên trán, ngày đắp một lần, mỗi lần khoảng nửa giờ.
Sởi không mọc, ho hậu sởi: Hạt củ cải tán nhỏ, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng nước cơm.
Táo bón: Lấy 30g hạt củ cải, sao vàng, uống hết một lần, chiêu bằng nước sôi còn ấm. Với trẻ nhỏ thì giảm bớt liều. Theo quan sát của các thầy thuốc ở bệnh viện Liêu Ninh (Trung Quốc), sau khi uống như trên từ 2 - 5 giờ là đại tiện ra được phân mềm.
Trúng độc hơi than: đem củ cải ép lấy một bát con nước cốt, hòa 30g đường vào uống.
Tam tử dưỡng thân thang: Nói đến củ cải, không thể không kể đến một bài thuốc kinh điển với cái tên rất có ý nghĩa: ba người con phụng dưỡng cha mẹ - tam tử dưỡng thân. Tam tử thực ra là 9 thứ hạt, chữ "tử" còn có nghĩa là "hạt". Cụ thể là: hạt củ cải 5g, hạt cải trắng 3g, hạt tía tô 6g, ba thứ sao vàng tán nhỏ, gói vào vải, đun lên như nấu nước trà, uống trong ngày thay nước trà. Người già bị khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi, ho suyễn, họng khò khè, dùng phương pháp này rất tốt.
Chữa khàn tiếng không nói được: Lấy củ cải và gừng tươi giã vắt lấy nước uống.
Trị lao phổi ho ra máu: Củ cải 300g, mật ong 150g, phèn chua 10g, nước 400ml. Cho củ cải vào đun cùng với nước cho sôi, đến khi còn khoảng 100ml thì gạn lấy nước, bỏ bã. Cho phèn chua và mật ong vào nước này khuấy đều, đun sôi, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống trước khi ăn.
Trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi: Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối.
Trẻ nhỏ bị ho: Lấy củ cải thái thành miếng mỏng ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống.
Chữa nhiệt miệng: Súc miệng bằng nước cốt củ cải. Ngày súc miệng nhiều lần sẽ nhanh khỏi.
Chữa đái tháo đường: Củ cải 250g, gạo 100g. Củ cải tươi rửa sạch, cắt nhỏ nấu với gạo thành cháo ăn hằng ngày.
Trị sỏi mật: Củ cải 400g, mật ong 100g. Củ cải gọt vỏ, cắt từng miếng dài khoảng 6cm, tẩm mật ong rồi sấy khô (chú ý không để củ cải cháy). Ăn củ cải và uống cốc nước muối loãng độ mặn (như nước canh).
Trị loét khoang miệng do nhiệt: Củ cải giã lấy nước cốt ngậm súc miệng.
Củ cải còn hỗ trợ điều trị một số loại ung thư gồm:
- Ung thư phổi ho ra máu: Nước củ cải 50ml, đường phèn 15g, chưng cách thủy, dùng ngày 1 thang.
- Ung thư dạ dày thực quản, nôn mửa: Củ cải giã vắt lấy nước, thêm nước lã và mật ong, nấu chín. Hoặc nước củ cải thêm mật ong, nước uống trộn đều, uống hằng ngày.
Nước ép gừng tươi củ cải: Củ cải, gừng tươi liều lượng tùy ý, ép lấy nước cho uống rải rác ít một trong ngày. Dùng cho trường hợp khản giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng.
Canh thịt dê, cá diếc củ cải: Thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị nấu canh lẩu, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp suy nhược, viêm khí phế quản, ho suyễn.
Củ cải hầm bì sứa: Bì sứa 120g, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, hầm nhừ chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm khí phế quản mạn tính.
Cháo củ cải: Gạo tẻ 100g, củ cải 50g. Củ cải thái lát cùng gạo nấu cháo, thêm chút muối cho ăn. Dùng cho trường hợp đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo, đường, mỡ.
Củ cải hầm nước gừng: Củ cải (cả lá và cuống) 20 củ. Rửa sạch thái lát nấu nhừ, thêm mấy lát gừng, bột gạo, ít dấm, đun sôi để vừa nguội cho ăn. Dùng cho các trường hợp đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu.
Nước ép củ cải hấp đường phèn: Củ cải tươi (hoặc luộc chín) 500g. Ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp cho uống, ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm.
Cuồi cùng xin lưu ý: 99% lượng canxi trong củ cải tập trung ở phần vỏ, cho nên khi chế biến không nên gọt bỏ vỏ.
Kiêng kỵ: Hạt cải củ có thể hao tổn khí (sức lực) nên người sức yếu (khí hư) không bị đầy tích, đờm trệ đọng thì cấm uống. Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng củ cải.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Cháo bổ tỳ: Lấy khoảng 2 lạng củ cải tươi, rửa sạch, thái nhỏ, đem nấu cháo với 1 lạng gạo tẻ. Ăn nóng vào buổi sáng và buổi tối. Sách Đồ kinh bản thảo nói, đây là món ăn dưỡng sinh rất tốt trong mùa đông; tác dụng trợ giúp tiêu hóa, làm cho ngực và bụng khoan khoái. Ngoài ra củ cải còn có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường và bệnh viêm khí quản mạn tính. Có điều nên chú ý là khi dùng món cháo này, không dùng các vị thuốc "hà thủ ô" và "địa hoàng".
Thiên đầu thống: Sách Thẩm thị lương phương có ghi lại cách chữa bệnh đau nửa đầu của Vương An Thạch (nhà cải cách chính trị thời Tống) như sau: Họ Vương bị thiên đầu thống lâu ngày, đã chữa đủ các thầy thuốc không khỏi. Có người mách cách lấy nước cốt củ cải trộn chút băng phiến đem nhỏ vào mũi. Vương làm thử, chỉ một lát sau là đầu hết đau. Về sau, kinh nghiệm đó đã được các sách thuốc hướng dẫn cụ thể hơn: Lấy củ cải (thứ non càng tốt) giã vắt lấy nước cốt, thêm chút băng phiến. Cho người bệnh nằm ngửa lấy dung dịch trên nhỏ từ từ vào lỗ mũi: đau đầu bên trái nhỏ vào lỗ mũi bên phải, đau đầu bên phải thì nhỏ vào lỗ mũi bên trái.
Phòng bệnh đường hô hấp: Củ cải và trám, hai thứ bằng nhau đung lên uống thay trà hàng ngày.
Viêm khí quản cấp: Củ cải rửa sạch, để cả vỏ thái lát mỏng cho vào bát, phía trên phủ một lớp mạch nha. Để một đêm, hôm sau gạn nước uống dần dần.
Trị tăng huyết áp: Đem củ cải ép lấy nước cốt, uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần 1 chén con. Những người hay bị choáng đầu do tăng huyết áp có thể lấy củ cải 90g, hành củ 90g, gừng tươi 30g, tất cả giã nát đắp lên trán, ngày đắp một lần, mỗi lần khoảng nửa giờ.
Sởi không mọc, ho hậu sởi: Hạt củ cải tán nhỏ, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng nước cơm.
Táo bón: Lấy 30g hạt củ cải, sao vàng, uống hết một lần, chiêu bằng nước sôi còn ấm. Với trẻ nhỏ thì giảm bớt liều. Theo quan sát của các thầy thuốc ở bệnh viện Liêu Ninh (Trung Quốc), sau khi uống như trên từ 2 - 5 giờ là đại tiện ra được phân mềm.
Trúng độc hơi than: đem củ cải ép lấy một bát con nước cốt, hòa 30g đường vào uống.
Tam tử dưỡng thân thang: Nói đến củ cải, không thể không kể đến một bài thuốc kinh điển với cái tên rất có ý nghĩa: ba người con phụng dưỡng cha mẹ - tam tử dưỡng thân. Tam tử thực ra là 9 thứ hạt, chữ "tử" còn có nghĩa là "hạt". Cụ thể là: hạt củ cải 5g, hạt cải trắng 3g, hạt tía tô 6g, ba thứ sao vàng tán nhỏ, gói vào vải, đun lên như nấu nước trà, uống trong ngày thay nước trà. Người già bị khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi, ho suyễn, họng khò khè, dùng phương pháp này rất tốt.
Chữa khàn tiếng không nói được: Lấy củ cải và gừng tươi giã vắt lấy nước uống.
Trị lao phổi ho ra máu: Củ cải 300g, mật ong 150g, phèn chua 10g, nước 400ml. Cho củ cải vào đun cùng với nước cho sôi, đến khi còn khoảng 100ml thì gạn lấy nước, bỏ bã. Cho phèn chua và mật ong vào nước này khuấy đều, đun sôi, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống trước khi ăn.
Trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi: Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối.
Trẻ nhỏ bị ho: Lấy củ cải thái thành miếng mỏng ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống.
Chữa nhiệt miệng: Súc miệng bằng nước cốt củ cải. Ngày súc miệng nhiều lần sẽ nhanh khỏi.
Chữa đái tháo đường: Củ cải 250g, gạo 100g. Củ cải tươi rửa sạch, cắt nhỏ nấu với gạo thành cháo ăn hằng ngày.
Trị sỏi mật: Củ cải 400g, mật ong 100g. Củ cải gọt vỏ, cắt từng miếng dài khoảng 6cm, tẩm mật ong rồi sấy khô (chú ý không để củ cải cháy). Ăn củ cải và uống cốc nước muối loãng độ mặn (như nước canh).
Trị loét khoang miệng do nhiệt: Củ cải giã lấy nước cốt ngậm súc miệng.
Củ cải còn hỗ trợ điều trị một số loại ung thư gồm:
- Ung thư phổi ho ra máu: Nước củ cải 50ml, đường phèn 15g, chưng cách thủy, dùng ngày 1 thang.
- Ung thư dạ dày thực quản, nôn mửa: Củ cải giã vắt lấy nước, thêm nước lã và mật ong, nấu chín. Hoặc nước củ cải thêm mật ong, nước uống trộn đều, uống hằng ngày.
Nước ép gừng tươi củ cải: Củ cải, gừng tươi liều lượng tùy ý, ép lấy nước cho uống rải rác ít một trong ngày. Dùng cho trường hợp khản giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng.
Canh thịt dê, cá diếc củ cải: Thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị nấu canh lẩu, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp suy nhược, viêm khí phế quản, ho suyễn.
Củ cải hầm bì sứa: Bì sứa 120g, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, hầm nhừ chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm khí phế quản mạn tính.
Cháo củ cải: Gạo tẻ 100g, củ cải 50g. Củ cải thái lát cùng gạo nấu cháo, thêm chút muối cho ăn. Dùng cho trường hợp đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo, đường, mỡ.
Củ cải hầm nước gừng: Củ cải (cả lá và cuống) 20 củ. Rửa sạch thái lát nấu nhừ, thêm mấy lát gừng, bột gạo, ít dấm, đun sôi để vừa nguội cho ăn. Dùng cho các trường hợp đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu.
Nước ép củ cải hấp đường phèn: Củ cải tươi (hoặc luộc chín) 500g. Ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp cho uống, ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm.
Cuồi cùng xin lưu ý: 99% lượng canxi trong củ cải tập trung ở phần vỏ, cho nên khi chế biến không nên gọt bỏ vỏ.
Kiêng kỵ: Hạt cải củ có thể hao tổn khí (sức lực) nên người sức yếu (khí hư) không bị đầy tích, đờm trệ đọng thì cấm uống. Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng củ cải.
Theo Sức khỏe và Đời sống
C
Cám ơn cụ đã đăng bài thuốc bổ ích. Mình cứ chén hàng ngày mà không biết tác dụng của nó. Xin học tập cụ nhiều nha!
Trả lờiXóaNếu ho hay khản tiếng thậm chí mất hẳn tiếng chỉ việc ăn củ cải ở bất kỳ dạng nào đều khỏi.Nhờ có lần tôi bị câm 20 ngày do bị sars, vô tình ăn nó ra tiếng nên biết tác dụng tốt đặc biệt của củ cải đấy.Nó tốt thế nên ở TQ đắt ra phết. Chào !
Trả lờiXóa