Du lịch Miền Trung 2012

Ba tôi.

Tình cờ trên đường từ bệnh viện về, tôi ngồi cạnh 1 ông già. Loáng thoáng nghe ông nói chuyn, tôi đoán ông là bác sĩ. Khi ông cất di đng đi, tôi quay sang :

- Xin chào ông! Chắc ông làm trong ngành y ?

- Sao bà biết ?

- Ông vừa nói sắp xuất bản quyển gì đó mà do nhà xuất bản y học xuất bản. Tôi đoán ông là bác sĩ.

- Vâng. Đúng tôi là bác sĩ.

-Xin lỗi, tôi hơi tò mò, vậy chuyên ngành của ông là gì ạ ?

Ông ghé tai tôi khẽ trả lời:

-Sản. Sản khoa.

-Tôi cũng đoán vậy nên mới mạnh dạn hỏi ông. Tôi muốn hỏi thăm thời ông làm bác sĩ khoa sản, vậy ông có biết bác sĩ Thìn ở BV C không ạ.

- Có. Tôi có biết. Bác sĩ Thìn đã mất cách đây chừng 5 năm rồi.

- Thật tiếc, hỏi thăm mãi bây giờ mới biết tin thì BS Thìn đã ra đi.

- Tôi và bs Thìn cùng học với nhau. 

Thời đó chúng tôi học giải phẫu do giáo sư Đỗ Xuân Hợp (ĐXH) dạy. Sau 5 năm học, chúng tôi chuyển sang khoa sản. Giáo sư ĐXH là giáo sư đầu ngành giải phẫu, cho đến nay chưa ai giỏi bằng thầy. Tôi quả thực đến nay vẫn kính phục thầy.

- Tôi biết giáo sư ĐXH.

- Sao chị biết Chắc chị làm trong ngành Y?

-Dạ không, tôi làm trong ngành giáo dục ạ. Nhưng tôi biết giáo sư ĐXH vì tôi là con nuôi của cụ.

-Vinh dự quá, được làm quen vi con gái cụ Hợp. Nói xong ông hỏi thăm những người trong nhà. Trả lời mọi câu hỏi xong, ông nói với tôi:

- Tôi không những học được kiến thức của cụ mà còn học được đức tính điềm đạm, cởi mở, tốt bụng, thương người hơn thương thân của cụ.

- Vâng. Tôi biết ba tôi rất hay thương người. Điều này tôi rõ lắm, vì tôi đã nhờ ba tôi giới thiệu cho một số người ở các tỉnh (lúc đó y tế không mất tiền) về các bệnh viện ở HN chữa các bệnh hiểm nghèo. Đến khi khỏi họ muốn đến cám ơn cụ mà ba tôi cũng không cho đến. Ba tôi bảo chữa khỏi là may rồi, ở tỉnh lẻ chắc bệnh ấy chết. Không phải cám ơn. Bảo họ yên tâm về đi. Vừa nói xong thì đến bến. Tôi vội vàng:

- Xin chào ông! Tôi đến nơi rồi.

-Chào bà. Bà đi cẩn thận.

Về nhà, đêm đến bao kỷ niệm tốt đẹp về ba tôi cứ hiện ra như mới đây. Vậy mà ba tôi đi đã 28 năm rồi. Khi ba tôi đi, rất tiếc tôi không có nhà.

Tôi sống được đến ngày nay là nhờ ba tôi. Khi bị tai nạn giao thông năm 1978 QYV 103 định mổ não, ba tôi không cho mổ. Cụ bảo ch đó nguy hiểm, nếu khỏi hay chết ngay thì tốt, còn không may nằm liệt hay điên rồ thì kh lắm. Nhờ có quyết định sáng suốt ấy mà nay tôi còn tồn tại được. Ngoài lần này tôi còn được ba cứu mấy lần thoát chết, nhưng kể dài vô tận. Chỉ biết rằng tôi sống được là nhờ có ba tôi.

Thường cứ một vài tuần tôi đến thăm ba, me. Mỗi lần đến ba tôi đều hỏi han ân cần như con đẻ. Tôi có cảm giác đây đúng là cha đẻ của mình. Ông dạy tôi nhiều điều, trong đó có điều tôi nhớ nhất:

Một hôm đi ăn tiệc, vì còn sớm lại gần nhà nên tôi rẽ vào thăm ba, me.

- Con chào ba, me!

  Ông quay lại đáp:

- Con về đấy à ? Đi đâu mà mặt bệch ra thế kia?

- Dạ, con đi ăn tiệc. Còn sớm, con rẽ vào thăm ba, me.

- Ăn tiệc với chuyên gia chứ gì? Ông biết tôi làm  phiên dịch nên đi ăn tiệc chỉ với chuyên gia.

- Vâng !

- Ăn tiệc với chuyên gia mà mặt thì bệch ra. Áo váy thì nát. Không được đâu con nhé. Me đâu lấy đồ trang điểm ra cho con, cầm luôn cái bàn là là cho con cái váy tử tế.

- Ba ơi, váy con vừa là, nhưng đi đường, đạp xe nó nhàu mất một ít ở đằng sau thôi ạ.

- Không đưc, phải là lại. Thời kháng chiến quần áo của ba ba cũng phải là cà phê nữa là. Con có biết là CÀ PHÊ là thế nào không ?

- Dạ, không ạ.

- Là cà phê là giặt xong, khô gấp có nếp cẩn thận, kê xuống gối, tối nằm đè lên, sáng mai phẳng như vừa là xong. Ở VB lấy đâu ra bàn là, phải sáng tạo để mình mặc quần áo nghiêm chnh. Lúc nào cũng phải chỉnh tề, con ạ.

- Con hiểu rồi ạ. Con sẽ nhớ lời ba dạy!

Tôi vừa nói chuyện với ba, vừa trang điểm xong. Me tôi cũng là xong cho tôi cái váy thật phẳng. Tôi chào ba, me. Trước khi đáp lại ba tôi còn bảo:

- Quay lại ba xem đã được chưa. Ba chào con. Nhớ lời ba dặn:

- Ra khỏi nhà là phải ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề, trang điểm tử tế, trước khi ra cửa phải ngó vào gương xem mình còn thiếu sót cái gì, con nhớ chưa? Đng bao giờ quên đấy.

- Con nhớ kỹ rồi ạ.

Từ đó đến nay chưa bao giờ ra khỏi nhà mà tôi quên lời dặn của ba, mặc dù đã ngoài 70 tuổi từ lâu. Ba Đỗ Xuân Hợp của tôi là :

Ba tôi sinh năm 1909 và mất năm 1985. Là:

- Ông là học sinh trường Bưởi ở HN.
- Thiếu tưng Quân đội nhân dân VN.
- Anh hùng lực lượng vũ trang.

Ông quê ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; nhập ngũ năm 1946; thụ phong quân hàm Thiếu tướng và học hàm Giáo sư năm 1955; thụ phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1985.

Năm 1929, ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y dược và trở thành bác sĩ y khoa từ năm 1944.
1932-1945, ông là Giảng viên Trường Y dược Đông Dương rồi Đại học Y khoa Việt Bắc (1949-1954).
1950-1960, ông là Viện trưởng Viện Quân y Khu 10; Hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm Bộ môn giải phẫu Trường Quân y sĩ Việt Bắc, Trường Sĩ quan quân y; Chủ nhiệm Bộ môn giải phẫu Đại học Y khoa Hà Nội (1954-1985).
1960-1978, ông là Giám đốc Học viện Quân y.

Ông là Phó Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam từ khi thành lập; sáng lập viên và là Chủ tịch Hội Hình thái học Việt Nam (1965-1985); sáng lập viên Hội Nhân chủng học, chuyên viên đầu ngành giải phẫu học Việt Nam.

Từ năm 1934 đến năm 1985, ông đã đào tạo 15.000 cán bộ y tế trong và ngoài Quân đội, là tác giả 125 công trình về Nhân trắc học và Hình thái học người Việt Nam.

Ông là Đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII, Ủy viên Thường vụ Quốc hội khóa IV, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế - Xã hội của Quốc hội khóa VI, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa III, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội khóa IV.

Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất và nhiều huân, huy chương khác.

Ông còn được nhận Giải thưởng Textut của Viện Hàn lâm Y học Pháp năm 1949, Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.


Nhiều điều trong cuộc sống hàng ngày ta hay quên, tôi cũng vậy. Nhưng lời dặn của ba tôi từ ngày hơn 20 tuổi tôi vẫn ghi lòng tạc dạ và bây giờ vẫn làm đúng lời ba tôi dặn mỗi khi ra khỏi nhà, hầu như chưa bao giờ tôi quên.


21 nhận xét:

  1. Lớp người cùng thời với GS Đỗ Xuân Hợp như các GS: Đặng Văn Ngữ.Trần Hữu Tước, Đặng Vũ Hỷ,Nguyễn Xuân Nguyên, v.v.đều là những BS rất giỏi mà thời nay chưa ai sánh bằng,các cụ không những giỏi về chuyên môn mà trong cuộc sống cũng là những người rất chuẩn mực.

    Trả lờiXóa
  2. Chào MG ! TN kính yêu cac cụ cũng là ở các điểm ấy. Tất cả những cụ MG nêu, TN ít nhất cũng được gặp các cu vài, 3 lần.BS Tước cũng đã trực tiếp chữa bênh cho con gái cả của TN, khi cụ làm việc tại khoa TMH ở BV Bạch Mai. Cám ơn MG đã đọc và comment đầu tiên. Chào !

    Trả lờiXóa
  3. Em cũng vinh dự được bac sỹ Trần hữu Tước coi như con gái, lúc đó GS Tước chưa lập gia đình. Chính mẹ em đã làm mối cô TV cho BS Tước đấy!
    Chị thật có tài nhớ và viết chị Nga à! Chị viết rất sinh động và chuẩn xác về cụ NXH. Em thích!

    Trả lờiXóa
  4. Chào em TG ! Chị nhớ nhiều điều thời xưa các cụ nói và dạy con cháu lắm.Chị trưởng thành nhiều là do các cụ dạy đấy. Ngày xưa lạ lắm, các cụ chỉ nói 1 lần thôi , nhưng ta ghi lòng, tạc dạ cả đời,phải không em? Còn ngày nay ta nói bọn trẻ quên ngay, thậm chí nói cả chục lần. Lại tại thời đại rồi, em nhỉ. Chào !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất đơn giản và dễ hiểu thôi ạ.

      Trước đây, thời của bố mẹ, thông tin chẳng có gì ngoài các lời răn dạy của cha mẹ, chính vì thế mà nhớ kỹ và rất lâu.

      Còn thời nay, nào ông bà dạy, nào bố mẹ dạy, nào cô giáo dạy, nào cô, chú, bác, dì, anh, chị em dạy, rồi còn biết bao nhiêu thông tin khác từ trường lớp, từ TV, từ Internet, báo chí, v.v... khiến cho bọn trẻ bị "đầy" vì quá nhiều thông tin, do vậy đầu của chúng sẽ phải tự "lọc", cái gì thích chúng sẽ nhớ lâu, còn cái gì không thích thì chúng quên ngay, mà lời dạy bảo thường là chúng không thích nghe, hì hì hì...

      Xóa
  5. Chào chị. Được làm con gái nuôi của một người nỗi tiếng thật hạnh phúc! Chúc chị một ngày bình an...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cháu lại nghĩ rằng làm con của cha mẹ nào cũng đều tốt và hạnh phúc, nếu gia đình đó hạnh phúc, chứ làm con người nổi tiếng, nhiều khi còn khốn khổ vì sự "nổi tiếng" lắm đấy ạ, dù là hồi xưa hay bây giờ cũng như nhau thôi ạ.

      Xóa
    2. Cám ơn Lương Miên đã ghé thăm và đọc. Tôi thật không ngờ mình lại may được làm con nuôi ba tôi, không phải vì cụ nổi tiếng mà tôi được cụ chăm sóc, lo lắng chạy chữa cho tôi thoát chết nhiều lần.Tôi nhớ ơn ba tôi là thế.Chào !

      Xóa
  6. Thật tuyệt vời bài viết của chị về một người cha tuyệt vời. Vinh dự quá chị ạ, em chỉ được nghe tên về Giáo sư ba chị qua một người em , hiện tại đang làm hiệu trưởng ĐH YK HN và cũng cùng chuyên môn với ba chị. Chúc chị một ngày vui.

    Trả lờiXóa
  7. Ba tôi không những là giáo sư, bác sĩ giỏi, có tâm mà còn là người chồng, người cha tuyệt vời trong gia đình.Cám ơn NC đã ghé qua và đọc bài này. Chào !

    Trả lờiXóa
  8. Chị gái kể chuyện bao giờ cũng lôi cuốn xúc động người đọc chị gái ạ, câu chuyện về người Ba nuôi của chị thật cảm động, mong là nơi xa ấy Ba chị sẽ luôn hiểu được lòng chị. Ba chị là người thật vĩ đại chị gái ạ
    Cuối tuần em chúc chị gái vui khỏe chuẩn bị đón xuân sang nhé !

    Trả lờiXóa
  9. Cám ơn BD đã ghé thăm chị ! Hôm nay khối lớp 3A Quế Lâm họp nhau ở nhà chị Song Thu, vui lắm, Tuy chị lớp 3 khác nhưng vẫn được anh, chi ST mời dự. Bây giờ mứi về. Chúc em nghỉ cuối tuần vui vẻ. Chào !

    Trả lờiXóa
  10. Tuyết Mai, con gái bác Hợp dạo này ra sao hả TN? Từ ngày ở TQ về mình chưa gặp lại lần nào.

    Trả lờiXóa
  11. Tuy nhiều tuổi, nhưng TM vẫn chẳng khác xưa, nghĩa là vẫn yếu đuối như xưa và còn 1 điều rất ngạc nhiên em chẳng dám đi đau chỉ vì sợ con gái lúc chết nó sẽ không thắp hương cho, nghĩa là sợ con gái nó bỏ mình thành MA ĐÓI .Cũng lạ thật, lúc nào cũng nói : " Em sợ con em lắm, nó không thích em chẳng dám làm gì ". Mỗi lần rủ đi họp TSQ cũng phải động viên hết hơi. Chào !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguoi minh la that, chet la het ma con so thanh ma doi. Cha le chi vi noi so hai khong dau ma phai so ca con minh. That dang buon.

      Xóa
    2. Cô TM sợ con cô ấy lắm.Lan có biết con trai cô chết sau khi chú Suất ra đi có 10 ngày không? Cô ấy càng trở nên nhu nhược với con, mẹ nói sao cô cũng không nghe.Mỗi khi họp TSQ mẹ cũng phải bcố lôi cô ấy đi ho cô đõ buồn.Lan lập blog rồi à ? Hay quá nhỉ. Từ nay giao lưu dễ dàng hơn FB, me không biết dùng FB thào như blog. Hôn Lan và 2 cháu.Chào !

      Xóa
    3. Khong, con khong co blog dau, chi co the binh luan thoi vi con co gmail.

      Xóa
  12. Chị ơi, chị dạy ngôn ngữ nào đấy? Chị còn làm việc không? / Em hơi tò mò một chút để học hỏi kinh nghiệm của chị/


    Trả lờiXóa
  13. Chào NC ! Tôi dạy tiếng Việt cho người Nga và dạy tiếng Nga cho người Việt. Cũng không phải chuyên nghiệp lắm, chỉ tạm được. Nghĩa là người ta nhận xét những người Nga nói như Việt và người Việt nói như người Nga, ít sai giọng và dấu. Tôi MẤT DẠY từ lâu rồi, chỉ dạy chơi (không lấy tiền ) cho ai cần đến nhờ.Chào !

    Trả lờiXóa
  14. Con nho mai hoi di Sam son voi ong ba, thich lam. Hoi be hay duoc ong ba cho an banh luong kho va xoi lap xuong, hi hi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mẹ cảm động nhất là nhờ ông giúp ai ông cũng sẵn sàng, vui lòng giúp đến cùng, mặc dù người đó ông không biết mà mẹ cũng chỉ thấy họ đến nhờ chứ không quen. Đúng thầy thốc như mẹ hiền. Chào con !

      Xóa