Du lịch Miền Trung 2012

BUÔN CHUYỆN .

Buôn chuyện không phải sở thích của tôi, nếu không nói là tôi rất ghét. Vậy mà hôm nay tôi lại buôn chuyện trên blog của mình. Thôi, cũng thử làm trái ý thích của mình hơn 70 năm qua 1 lần xem sao.

Gần đây tôi thấy nói nhiều đến việc các bà mẹ SỢ cho con đi tiêm chủng. Thấy một số cháu không may vì sự vô trách nhiệm của người tiêm dẫn đến tử vong, tôi vô cùng ngạc nhiên với các NHÀ CHUYÊN MÔN không quan tâm đến tính mạng con người, nhất là trẻ con. Nếu là cha, mẹ ( với đúng nghĩa của nó) thì ai cũng yêu thương con mình, ai cũng có thể nhường nhịn bất cứ thứ gì của mình cho con, kể cả mạng sống của mình cho chúng. Cho nên khi nghe đứa nọ, đứa kia, nơi nọ, nơi kia có cháu bị sốc thuốc mà chết , tất nhiên cha mẹ nào chẳng hoảng hốt, nghĩ đến chẳng may con mình nằm trong hàng chục triệu cháu mới có 1. Cái số 1 đó làm cho chẳng ai muốn đưa con mình đi tiêm phòng. Nhưng, nhưng và nhưng các bậc cha mẹ hãy xem tôi kể sơ về 1  chuyện cách đây hơn 50 năm nhé:

 Tại 1 bệnh viện có tiếng của nước VNDCCH giữa thủ đô HN, bệnh viện C. Ngày ấy nước VN còn nghèo và lạc hậu lắm. Ngành y tế thế giới so với bây giờ còn nhiều điều lạc hậu. Việt nam lại càng lạc hậu hơn. Cái thời ấy mổ đẻ là việc bất đắc dĩ, không còn con đường nào khác. Các bác sĩ khuyên sản phụ phải ăn kiêng, đi nhiều để tránh con to, khó đẻ, phải mổ...Còn bây giờ mổ đẻ là MÔT rồi, người ta nghe kể lại chuyện xưa thì cười người mẹ lạc hậu, nhưng không phải người mẹ mà  là bác sĩ cũng sợ động dao, kéo vào sản phụ.

Thì cũng vậy, ngày trước trừ chống lao, đậu mùa không còn loại thuốc vácxin chống bất kỳ loại bệnh gì khác. Niềm mơ ước của các bậc cha, mẹ là mong sao các nhà bác học nghiên cứu ra được thêm dù chỉ là một loại thuốc gì chống được 1  bệnh tật nào đó cho các cháu. Như vậy cũng cứu được bao sinh mệnh đáng thương.

Sởi là một bệnh mà các cụ ta bảo là bệnh LÀNH, nhưng khi biến chứng nó chẳng lành chút nào. Nó cướp đi mạng sống của  biết bao cháu xấu số. Rồi bệnh viêm màng não, bệnh đậu mùa... Tôi nghĩ lại cái thời đó mà rùng mình.

Tôi kể sơ về 1 gia đình đã nuôi con thời ấy:

Cháu gái sinh ra trong 1 gia đình không đến nỗi lam lũ hay như tôi thường đùa gọi là MÙ CHỮ, vì sự không hiểu biết tối thiểu về y học. Mẹ nó rất hay tìm hiểu về y học, vì cũng có ý định thi vào đại học Y. Cũng vì ý định ấy mà mẹ nó cứ thấy bất kì sách mới nào nói về y học là mua, nhất là y học về trẻ con. Chính thế nên mẹ nó đọc rất nhiều, kiến thức không kém bác sĩ về lý thuyết. Mẹ nó có thể chẩn đoán bệnh chính xác khi nghe người ta kể cho và hỏi ý kiến. Nhưng có điều thực tế mẹ nó hoàn toàn không có. 

Ngày đầu tiên ra đời nó trắng như trứng gà bóc, xinh gái, ai cũng trầm trồ khen nó giống người ngoại quốc. Người ta hỏi mẹ nó có phải bố nó người ngoại quốc không, thì mẹ nó trả lời bố nó là người nước ngoài. Vậy mà chỉ 3 ngày sau, khi cô y tá dưỡng nhi đưa nó cho mẹ nó thì mẹ nó trợn mắt, hét thất thanh :

- Cô ơi, cô đưa lầm cháu cho tôi rồi. Đây không phải con tôi.

- Chị để em xem lại số nhé. Chị đưa số đeo tay của chị, em khớp với số đeo cổ của cháu và số + tên cháu ở đùi. Cũng có thể tắm cho các cháu, chúng em vô tình đeo nhầm số, nhưng tên và số ở đùi là chính xác.

Sau khi so sánh, khớp lại số đeo cổ, số và tên ở đùi thì cô y tá cũng ngạc nhiên và nói :

- Ôi chị ơi, đúng hoàn toàn, không có gì sai cả. Em biết cháu này, nó xinh nhất trong khu dưỡng nhi, mà sao bây giờ nó lại thế này ? Chị để em hỏi bác sĩ nhé. Em chưa thấy trường hợp này bao giờ.

Người mẹ khi biết con mình không thể ngờ được, ôm con trong tay mà run bắn mình như đang lên cơn sốt rét ác tính. Con bé bị  VÀNG DA không khác 1 củ nghệ tươi. Nó không còn vẻ lanh lợi như hôm trước.

Mẹ nó tìm gặp bác sĩ Hương, bác sĩ giải thích:

- Em chưa biết bệnh này là phải, bệnh này rất hiếm và ở bệnh viện C từ khi làm việc đến nay chị chưa thấy trường hợp nào như thế này.

- Chị ơi, chị cố tìm cách chữa cho con em với. Em xin chị đấy, em chẳng biết xin ai bây giờ , ngoài chị ra.

-Chị sẽ cố hết sức mình thử chữa cho cháu xem sao. Nhưng em phải hiểu đây là bệnh về máu, khó chữa lắm. Ở các nước tiên tiến người ta thay máu, còn ở ta chưa có, em ạ.

- Ôi chị ơi, chị lấy máu của em thay cho cháu đi, em chịu được mà. Chị cứ lấy bao nhiêu cũng được, thậm chí hết em cũng xin chị.

- Không phải thế, máu em có hợp với con đâu. Loại máu này khó lắm, chị chưa thực hành bao giờ, mới chỉ học lý thuyết thôi.

- Thì chị lấy em làm thí nghiệm của mình đi. Nếu có sao em không bao giờ kiện chị mà chỉ biết ơn chị thôi.

- Em nói chị thấy cảm động vì tấm lòng của người mẹ trẻ như em, nhưng chị không có quyền làm như ý em. Chị sẽ nghiên cứu xem có cách nào khác để cứu cháu không .

- Chị nghiên cứu đi. Em đã sẵn sàng .

Ba ngày sau con bé như 1 cái rẻ rách, nghĩa là không còn sự sống. Người mẹ trẻ ôm con mình tìm gặp bác sĩ Hương van nài cứu con.

- Bàn với người mẹ 1 lúc , bác sĩ Hương quyết định tiêm B12 với liều lượng thật cao. Nhưng bác sĩ Hương làm công tác tư tưởng với mẹ nó :

- Thế này, em nhé. Chị em mình quyết tâm thí nghiệm chữa cho cháu. Nhưng tình trạng cháu bây giờ không còn biểu hiện của sự sống, ta đành liều một phen. Chị nói thật, vì em mà chị quyết tâm cứu cháu, nhưng cháu này nếu có ra đi em cũng đừng nên quá đau lòng, vì cháu có sống được cũng đần độn cả đời. Em chuẩn bị tinh thần kẻo sau có gì lại bảo chị không báo trước. Em có đồng ý thế không ?

- Em đồng ý cả 2 tay, 2 chân. Chị làm ngay đi, may ra còn cứu được cháu. Với các cháu bây giờ 1 phút cũng quan trọng lắm.

Người mẹ trẻ cứ cả ngày, cả đêm ôm đứa con nhỏ trên tay như nắm một túm rẻ rách. Cháu bé không còn sự sống hoàn toàn. Mẹ nó phải dùng ống nhỏ từng giọt sữa vắt ra vào mồm nó. Lúc đầu nó còn nuốt được 15 cc, sau cả ngày chỉ có 10 cc, và đến ngày thứ 16 thì không còn nuốt được giọt nào nữa. Ở dưỡng nhi không hiểu vì bệnh gì mà cứ vài ngày lại 1 cháu ra đi. Mỗi cháu ra đi là một đòn nặng nề, thậm chí là 1 nhát dao đâm vào tim người mẹ trẻ.  Nhìn thấy 1 cháu chết co quắp, mẹ nó hoảng  hốt tìm bác sĩ Hương khẩn khoản :

- Chị ơi, cháu sắp chết rồi. Hôm nay không còn nuốt được giọt sữa nào nữa. Chắc tắc hoàn toàn tất cả các bộ phận rồi.

- Như chị đã nói, cháu bị bệnh máu khá trầm trọng. Có cố cứu được thì cả đời đần độn, em phải hầu. Nhưng thôi, chị em ta còn nước, còn tát xem sao vậy. Ý em thế nào, nói đi.

- Em sợ cháu bị tắc cái gì đó ở cổ nên không nuốt được. Chị cho cháu sang BV Bạch Mai khám TAI, MŨI, HỌNG xem sao. Chị cứ thử đi, em xin chị đấy.

- Chị lại nghĩ có khi cháu bị biến chứng của bệnh mà dẫn đến hẹp hoàn toàn thượng vị cũng nên. Nhưng thôi theo ý em, chị cứ xin xe cho cháu sang khám ở BV Bạch mai đã.

Ôm con sang BV Bạch Mai người mẹ như lửa đốt trong lòng. Mỗi phút trôi qua dài như 1 thế kỷ. Ở đây các cháu cấp cứu còn nhiều gấp mấy lần ở bệnh viện C. Có cháu chưa kịp làm giấy tờ đã chết ngay trên tay mẹ. Những đứa bé đẹp như thiên thần cứ lặng lẽ về với tổ tiên...

Đến phòng khám họ xem giấy giới thiệu và cho vào khám cấp cứu bác sĩ Đức ngay.

Bác sĩ Đức xem giấy tờ, nhìn vẻ cầu cứu của mẹ nó rồi với tay lấy dụng cụ:

- Giữ chặt nó kẻo nó rẫy không xem được,

- Nó không thể rẫy nổi nữa rồi, bác sĩ ơi. Cả đêm qua đến bây giờ không thể nhỏ được 1 giọt sữa vào mồm . Nhỏ vào giọt nào, lập tức trào ra giọt ấy.

- Cô yên tâm, để anh xem sao. 

Bác sĩ khám cẩn thận lắm.  Mẹ nó không nhìn vào tay bác sĩ mà nhìn vào mắt, mặt bác sĩ xem phản ứng. Bỗng bác sĩ nhăn mặt, tay xoay cái THÌA khám họng. Con bé khóc thét thất thanh. Cái thìa bác sĩ vứt ra khay dính đầy máu. Người mẹ nhìn bác sĩ xem ý thế nào.

- Cô cho nó bú thử xem nó có bú được không. May ra nó bú được đấy. Người mẹ cho con bú và :" Trờ ơi, sướng quá, nó bú được rồi, anh Đức ơi ! Em biết cám ơn anh thế nào đây ?  Anh hãy nhận lòng biết ơn của em suốt đời ".

Sau 17 ngày ở BVC sang ngày 18 bác sĩ Hương cho 2 mẹ con về để cho phần nào người mẹ được nghỉ. Chế độ tiêm thuốc B12 vẫn như cũ. Khổ nhất là B12 lúc ấy cũng vô cùng khó kiếm.

Đứa bé đã được cứu sống, nhờ Trời phù hộ và các bác sĩ thời ấy đã hết lòng cứu chữa. Người mẹ bây giờ đã già rồi, nhưng không bao giờ quên chuyện cũ và ơn để đời của các bác sĩ.

Bây giờ với y học hiện đại thì bệnh máu RH có là cái gì đâu.  Họ chẩn đoán ngay từ trong bào thai, khắc phục lập tức, Nều chẳng may đẻ con ra họ tiếp máu, thay máu dễ dàng, tính mạng đứa trẻ bảo đảm hoàn toàn.

Thêm nữa con bé ngày nào ấy vẫn sống và còn thông minh chứ không ngu đần như bác sĩ Hương nói. Hóa ra bác sĩ động viên mẹ nó cho đỡ đau lòng, nếu mất nó. 

Bây giờ chẩn đoán trước, sau sinh dễ dàng, mọi thứ thuốc tiêm phòng, kể cả phòng ung thư cổ tử cung cho con gái cũng có. Vậy mà sao các bà mẹ lại phân vân không cho con đi tiêm phòng, một niềm mơ ước của thế hệ chúng tôi ngày xưa. 

Giá như này xưa có thuốc tiêm phòng thì thế hệ chúng tôi không phải thấp thỏm, phập phồng mỗi khi có dịch. Quanh tôi biết bao cháu đã chết vì biến chứng của sởi, viêm màng não, uốn ván... Có gia đình đẻ 5 cháu mà chỉ còn 1 vì 2 cháu chết cùng dịch sởi, 1 cháu viêm màng não và 1 cháu sốt cao co giật rồi chết... Những chuyện đau lòng thời tôi nuôi con nhiều vô kể.

Hỡi các bà mẹ trẻ, các ông, bà nội, ngoại hãy đưa con cháu mình đi tiêm phòng đi. Nếu chẳng may trong hàng triệu cháu có 1 cháu hy sinh, âu cũng là sự cống hiến cho khoa học mai sau. Hãy dũng cảm lên ! Tránh được bệnh gì, con cháu ta may được bệnh ấy không mắc. Con, cháu ta lành lặn , chẳng phải đó là niếm mơ ước của ta sao !

Tôi thấy trên VTV thường nhắc nhiều bậc cha, mẹ, ông , bà không cho con đi tiêm phòng, tôi thông cảm. Nhưng quí vị hãy dũng cảm lên, vì sự lành lặn, hạnh phúc của con, cháu mình.

Xin quí vị hãy vì tương lai con, cháu ta mà nghiêm túc nghĩ và đem chúng đi tiêm phòng. Chúc quí vị có những đứa con, cháu lý tưởng. Xin cám ơn ai đã đọc bài này.

Xin kính chào !
 

10 nhận xét:

  1. Em gái BD tem vàng, ôm chị gái 1 phát nào (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ưn BD đa ghé thăm. Chúc cả tuần vui vẻ nhé. Chào !

      Xóa
  2. Chị ơi em không hiểu, nếu có bệnh về máu thì phải truyền kháng sinh hoặc thay máu, chứ sao chỉ có B12 và ngoáy 1 cái thìa vào họng mà lại có thể cứu được cháu hả chị? Có thể bệnh bạch hầu? bệnh gì đó?... Em cũng đã từng lăn lóc ở các bệnh viện ở HN để cầu cứu các BS cứu con mình, nghĩ đến bệnh viện em sợ lắm chị ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có ai lăn lộn ở BV để cứu con mình mới biết nỗi lo sợ của 1 người mẹ trẻ, em nhỉ. Đến tận bây giờ chị vẫn không hiểu sao con bé được cứu sống. Chị Thu Nhạn ( vợ anh Nguyễn Đình Tứ) lúc đó đã là phó tiến sĩ cũng nói bệnh vàng da (RH) chị thực tập ở BV LX, cũng thấy nan giải, song cứ thử chỉ tiêm B12 xem sao, may ra có thể nó kích thích tủy sống, làm thay đổi mọi bộ phân trong cơ thể, có thể giúp ích cứu sống con bé. Chị ra viện còn để lại địa chỉ cho mẹ nó để trao đổi sau. Còn chị cho là họng cháu bị tắc bởi hơn 10 ngày lượng sữa mẹ đổ vào,nó chỉ chảy xuống họng, chứ con bé không nuốt được, do đó họng bị tắc, BS Đức đã VÉT những căn bã trong họng nên con bé bú được. Sau này chị gặp vài , ba trường hợp RH thấy họ chữa đơn giản quá. Ngày xưa chị thấy mấy cháu cũng chết vì bệnh này à tiếc cho các cháu ra đi.Thôi thì dù sao cháu bé được cứu cũng là may. Chị chỉ muốn nói cho các bậc làm ông, bà, cha, mẹ hãy dũng cảm đưa con đi tiêm phòng bất kỳ bệnh gì, nếu chẳng may có sao thì cũng là sự hy sinh cho khoa học và cũng là cứu tinh của hàng triệu cháu khỏi chết, khỏi tật nguyền... Bây giờ chị vấn MÊ y học lắm, mặc dù CỤ chỉ còn ngồi 1 chỗ xem TV và đọc tạp chí chẳng có lợi cho ai. Chị em mình sẽ trao đổi về đề tài Y HỌC, nếu em muốn. Chúc em vui vẻ, đế hoa quả phần chị sang đó trèo, hái ăn nhé. Chào !

      Xóa
  3. Em cứ tưởng bé không còn hy vọngj cứu chữa, vậy mà khi chuyển sang BV BM, gặp bác sĩ chỉ cần đưa cái thìa vào ngoáy một cái, mấu chảy ra, là có thể bú được và tiếp tục tiêm thuốc. Vậy mà chỗ BVC tưởng như bó tay chấm com hả chị.
    Thực ra kiến thức nuôi dạy trẻ một phần, còn phần chính để cứu trẻ khỏi nguy kịch thì chỉ có ngành y và những bác sĩ có chuyên môn cao!
    Khỏe luôn chị nhé! Đỡ nóng chưa? Nếu chưa thì vào thành phố biển ĐN. chị nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào NMCR ! Hôm qua chị đi khám về, mọi chỉ tiêu lại tăng bất ngờ, sửa nó bây giờ khá khó, BS nhìn chị ái ngại vì thấy tương đối nan giải. Còn chị thì KỆ nó thôi, lo cũng chẳng được gì, chết có số, ai tránh được đâu. Chính vì vậy mà người ta gàn chị đi ĐN, thực lòng chị cũng muốn đi lắm. Họ sợ chị gục trên đường. Cám ơn em một lần nữa vì lời mời của em.Theo chị con bé sống được là do tiêm B12 liều lượng cao, kích thích tủy sống tạo hồng cầu, còn bs Đức giải quyết cái nấm mọc ở họng làm tắc không nuốt được. Con bé lớn lên còn mắc nhiều bệnh hiểm nghèo, nhưng đã qua khỏi và sau này vẫn có nhiều khả năng và thông minh. Chị cảm thấy trong y học, nhiều khi phải liều, may hơn khôn, nên chị hay liều lắm, bản thân thường làm chuột bạch. Chúc em và gia đình cuối tuần vui vẻ. Chào !

      Xóa
  4. Đọc bài viết của chị cảm động quá. Trước hết là cảm động về tấm lòng nhiệt thành hiếm có của chị rồi mới đền người mẹ trẻ và các bác sĩ...
    Nhưng có một điều mà mình ko thể không nhìn thẳng vào thực trạng y tế nước mình nói riêng và thực trạng XH nói chung là nó xuống cấp trầm trọng lắm. Em đồng ý với chị là các bà mẹ trẻ đừng vì quá lo sợ tai biến tiêm chủng mà ko đưa con đi tiêm phòng, nhưng em nghĩ phải xử lý thật nghiêm minh những lỗi cố ý ăn bớt vac sin và sự nhầm lẫn tai hại khi tiêm cho các cháu những loại thuốc có độc tính làm mất đi mạng sống của con trẻ.
    Chị ko được khỏe à? ... Thôi em đi ăn cơm rồi nghỉ ngơi chút còn đi tập. Cuối tuần vui, chị nhé!

    Trả lờiXóa
  5. Cám ơn LLan đã đến thăm chị. Chị đã nói là loại trừ sự vô trách nhệm, hay nói cách khác là VÔ TÂM của ngành y. Nay bộ Y tế phải khắc phục triệt để mới lấy lạ được niềm tin của nhân dân. Chị khuyên các bề trên hãy chú ý đến tương lại con em của họ, vì lỡ 1 chút là chúng mang tật suốt đời. Điều đó đã xẩy ra khá nhiếu trong quá khứ.Thấy trên TV nói rất nhiều bậc ông, bà, cha, mẹ không cho con đi tiêm, quả thật chj LO cho các cháu, nên mới buôn chuyện 1 chút để họ quan tâm đến vasin, đừng quá nghi ngờ mà hỏng việc lớn.Vasin là niềm mơ ước của bao người thế hệ chị ở BK. Nuôi con mà lo nơm nớp, mỗi khi con sốt là run như cầy sấy... Chúc em cuối tuần cả nhà mạnh khỏe, vui vẻ. Chào !

    Trả lờiXóa
  6. Tuấn Nga có bài viết hay quá. Đọc rất hồi hộp và cảm động. Mình phục trí nhớ và kiến thức y học của bạn cộng với tài kể chuyện nữa. Vừa gặp bạn xong, vẫn thấy như mọi khi chứ có sao đâu mà lúc nào cũng kêu ốm thế?

    Trả lờiXóa
  7. Cám ơn LTH quá khen, TN đâu được vậy. Có bao giờ TN kêu ốm đâu, thực tế là cừ vào BV là họ bắt vào phòng cấp cứu. Hôm 12/6 vừa rồi cũng thế. Họ bảo không nên đi xa, vì sợ đột quị bất kỳ lúc nào. Kệ nó chứ chết đã có số.Vả lại chết trong tay các bạn thì càng vui chứ sao Cứ ở nhà chết một mình cô đơn còn buồn hơn. Chào !

    Trả lờiXóa