Du lịch Miền Trung 2012

NGÀY 27/7 NĂM NAY.


Năm nay tròn 70 năm kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ. Tôi không nói đến thế hệ cha, ông chúng ta mà ngay cả thế hệ chúng ta tôi cũng không dám động tới. Chỉ nói đến thế hệ sau chúng ta, nghĩa là con, em , cháu chúng ta đã hy sinh trong chiến tranh chống ngoại xâm, kể cả những năm sau 1975, đã hy sinh cho sự tồn vinh của đất nước.ÔI, SỰ HY SINH QUÁ LỚN, CẢ MỘT THẾ HỆ THANH NIÊN ANH HÙNG, RA MẶT TRẬN, GIỮA SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT COI TỰA LÔNG HỒNG. VĨ ĐẠI VÔ CÙNG ! XIN QUÌ GỐI BÁI PHỤC, CÁM ƠN SỰ HY SINH VÔ BỜ BẾN, VÔ CÙNG VĨ ĐẠI CỦA CÁC LIỆT SĨ VÀ THƯƠNG BINH.
Hôm qua VTV đã tổ chức truyền hình trực tiếp với 4 cầu truyền hình : Hà nội, Thái nguyên, thành phố Hồ chí Minh và Thành cổ Quảng trị, để tri ân các liệt sĩ, với tên gọi DÁNG ĐỨNG VIỆT NAM. Chắc chắn ai đã xem kg thể không khóc. Ở Thành phố Hồ Chí Minh thì Trời cũng cùng khóc với dân. Mưa trút xuống như thác đổ, rừng người mặc áo mưa đứng lặng yên như rừng cây. Đúng nghĩa là ĐỜI TUÔN NƯỚC MẮT, TRỜI TUÔN MƯA.

Một mình với cái TV, nghĩ đến 2 cháu con chị mình đã ra đi cứu nước lúc 17 tuổi, vừa thi xong lớp 10. Cả 2 cháu vào bộ đội, ra chiến trường theo lời tôi khuyên, đã ra đi không trở về, tôi thật có lỗi, càng đau sót, càng ân hận...Ân hận hơn là 2 cháu đều ở diện học giỏi, được gọi đi học ngoại quốc theo tiêu chuẩn gia đình liệt sĩ, vì nhà có 4 con trai thì 3 anh ruột của cha nó đã hy sinh ở Hà nội trong đội QUYẾT TỬ CHO TỔ QUỐC QUYẾT SINH.Tôi vô cùng ân hận nữa là anh, chị tôi đến nay đã ngót 100 tuổi bao năm khăn gói tìm 2 con hết nơi này đến ơi khác, rừng rậm, suối sâu, đèo cao...Vậy mà không có dù chỉ là 1 lời trách móc tôi. Thà anh, chị tôi chỉ 1 lần và 1 lần thôi trách tôi vài lời tôi còn thấy nhẹ bớt chút ít. Biết là chiến tranh ác liệt, 2 cháu mình đều là đặc công, nhưng tôi cũng không bao giờ nghĩ chúng không về. Cháu đầu sau 1968 đánh Quảng trị xong được phép về thăm nhà, gặp cháu tôi còn động viên cháu chiến đấu và ngày trở về sẽ sang LX học như cô. Tôi bảo cháu kể lại những chuyện chiến ác liệt năm 1968, nhưng cháu nói bí mật, cô cứ coi chúng cháu như những  THẰNG KẺ TRỘM khi nào chiến thắng trở về cháu sẽ kể cô nghe. Nhưng có ngờ đâu đến giờ phút này cháu vẫn nằm đâu đó không về. 
Trên đất nước này, hỏi còn mấy gia đình không có người thân hy sinh cho sự tồn vinh của ĐẤT NƯỚC. nghĩ đến thế mà đau thắt tim , gan...
Chúng ta, những người đang tồn tại hãy cho con , cháu mình biết được ý nghĩa của ngày 27/7 với sự hy sinh của các bậc cha , anh chúng... Nhiệm vụ của chúng ta đấy, tôi nói thế, vì không ngờ nhiều cháu không biết, không hiểu ý nghĩa của ngày này. Mong quí vị thông cảm sự lẩm cẩm của bà già nhân ngày này. 
Xin cám ơn quí vị đã đọc và góp ý. Tâm trạng bất an nên viết có gì sai xin được lượng thứ.
Xin kính chào quí vị ! 

CHẾ MA PHÙ ( CHÈ VỪNG ĐEN )( bài dự thi trên CTVTT).



Uuuu...xình xịch xình xịch xình xịch.....xinh xịch...
- Allo, allo,allo... Xin quí vị trên tầu nghe thông  báo : Chuyến tầu về tuổi thơ của chúng ta đang đi trên cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Chiếc cầu duy nhất của Hà nội thời chống Pháp ( xây dựng từ thời Pháp thuộc ) và thời chống Mỹ ( ngoại trừ mấy chiếc cầu phao bộ đội bắc qua sông Hồng để vận chuyển vũ khí trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước ) . Nghĩa là chúng ta đang đi trên đất Hà nội cũ rồi. Mời quí vị nhìn qua cửa sổ của tầu để ngắm phố phường Hà nội xưa. 
Tôi nhìn qua cửa sổ tầu , nhất là những nơi tầu đi qua đường phố có thanh chắn ngang mà rùng mình, vì sau những thanh chắn là các loại xe ô tô, xe máy, xe đạp, người đứng chật cứng như nêm cối. Khác hẳn xưa kia hầu như không có ô tô, xe máy mà chỉ có lác đác xe đạp ( có gắn biển số đăng ký như xe máy bậy giờ ) và người. Ký ức đưa tôi về các phố cổ, 36 phố phường Hà nội. Các phố to nhất Hà nội mà ngày ấy gọi là ĐẠI LỘ như TRẦN HƯNG ĐẠO, HAI BÀ TRƯNG, LÝ THƯỜNG KIỆT.
 Tôi làm việc ở phố Trần Hưng Đạo, nhưng thường phải đến 66 Nguyễn Thái Học làm việc với chuyên gia, phố này bây giờ nổi tiếng với khách du lịch là phố tranh vàng bạc, đá quí. Nhớ lại một lần đi làm về muộn, khoảng 21 h rồi. Dắt xe ra đến cổng, định lên xe về thì ông chuyên gia gọi giật lại :  Đứng lại xem ông hỏi gì , thấy ông lắng tai nghe và hỏi :
- Chị nghe thấy gì kg ?
- Tôi nghe tiếng rao của người bán hàng ! Chế mà phù, một món chè vừng đen (конжут) mà người Hà nội hay ăn vào các buổi tối hè nóng nực. 
- Tiếng rao ???
-  Sao, ông ngạc nhiên lắm à ?
- Sao tôi cứ tưởng có ai đấy bị đánh và bắt làm gì đó mà kêu :"не могу - nhiê màgù ! "( tôi không thể !) . Cứ kêu thế từ đầu đến cuối phố. Hóa ra là một món ăn à?  Chị ăn thử chưa ? Có ngon không ?
- Tôi cũng chỉ nghe nói chứ chưa nếm thử bao giờ. Có lẽ cũng phải nếm thử xem sao.
Tôi bật cười giải thích,  ông hỏi lại :
- Sao chị cười, tôi hỏi thật mà. Vì hầu như tối nào tôi cũng nghe thấy và rất thương ai đó bị đánh và bắt làm gì đó nên kêu như thế. 
- Từ nay ông biết và không phải phân vân thương người nữa nhé. Thôi , chào ông tôi về.
Hôm nay sau 57 năm trên chuyến tầu về tuổi thơ tôi lại nhớ đến những ngày ấy và kể cho các bạn trẻ trên tầu nghe đồng thời biết một chút về những món ăn ĐÊM  của Hà nội xưa. 
Tiếc là tôi và nhiều bạn chưa được nếm món chế mà phù bao giờ. Hẹn các bạn một tối thứ 7 nào đó ta đi dạo phố cổ Hà Nội và cùng nhau nếm thử món chế mà phù trên phố đi bộ ở Bờ Hồ nhé.
Xin cám ơn các bạn đã đọc và góp ý.
Xin chào và hẹn ngày gặp nhau tại phố cổ Hà nội.





KỸ SƯ ĐI GIAO,, BỎ MỐI, BÁN TRƯNG GÀ.


Trước kia hay dậy sớm, nên tôi thường đi chợ đầu mối mua thực phẩm. Ở chợ đầu mối gì cũng chỉ bằng 1/2 hay cùng lắm là 3/4 giá các chợ khác. Tôi hay mua trứng của 1 thanh niên đứng ở góc chợ. Cậu này thường  bán thấp hơn hàng khác từ 2 đến 3 ngàn /1 chục, không cần mặc cả. Tôi rất thích mua không phải kỳ cò bớt một, thêm hai, nên là khách mua thường xuyên của cậu này. Nếu đi muộn chút là không thấy cậu ta nữa. Để khỏi mất thời gian tôi hỏi xin số điện thoại di động của cậu ta :
- Này cháu, hôm nào đi muộn chỉ định mua trứng mà ra đến nơi thì không thấy cháu. Nếu có di động cho bác xin để khỏi phải đi mất công, mất sức.
- Cháu có đấy ạ.
- Hỏi thật cháu, thích thì trả lời, mà không thì thôi, nhưng không được nói dối.
- Bà cứ hỏi, cháu sẵn sàng.
- Sao trông cháu phong độ, đẹp trai, thông minh thế mà không tìm việc gì khác làm lại hàng ngày đi giao, bỏ mối, bán trứng thế này ?  Bác thấy phí cả tuổi trẻ đi. Tìm việc khác mà làm cho xứng với mình, cháu ạ.
- Cháu là kỹ sư đấy ạ.
- Kỹ sư gì, trường nào ra ?
- Cháu là kỹ sư điện tử, tốt nghiệp bách khoa loại ưu.
- Thế sao phải làm nghề này ?
- Cháu được giữ lại trường. Làm một thời gian lương ít quá không đủ tiền ăn chứ đừng nói đến nuôi vợ, con. Cháu bỏ việc ở trường làm việc này còn có tiền nuôi vợ, con, ngoài ra buổi chiều cháu còn làm được việc khác.
- Thế trứng cháu lấy ở đâu ?
- Cháu lấy ở lò, nơi người ta nuôi không nhiều nên ít người buôn. Lấy ở đấy vừa tươi, vừa rẻ hơn nơi đưa hàng buôn trứng chợ lớn. Bán rẻ cho người ăn vừa nhanh, vừa gọn. Giao xong chỉ khoảng 8h là về. Mai lại đi, cháu nghĩ thế cũng tốt.
- Tốt thì cũng tốt, song cháu nên tìm nơi nào sử dụng nghề của cháu mà làm, có thể ít lương một chút. Mình làm rồi phát huy gì đó, biết đâu lại sáng chế được gì mới, vừa có tiền, vừa không uổng công những năm tháng học hành ở trường...Bác thật tiếc cho cháu quá...
- Cháu cũng nghĩ như bác, nhưng phải cố làm việc này, kiếm được ít tiền chuyển sang việc khác.
- Cố lên nhé. Chúc cháu thành công.
Thế là tôi quên khuấy đi hỏi tên và điện thoại. Một thời gian bị tai nạn không đi chợ, đến khi đi được không thấy cậu ta đâu. Hỏi những người hay đứng cạnh thì họ trả lời:
- Cậu thanh niên bán trứng đã bỏ chợ đi đâu mấy tháng nay không ai biết...
Tôi nghĩ may ra cậu ta có được công việc gì đó mới vừa có tiền, vừa dùng được kiến thức 5 năm học ở trường thì hay quá. 
Viết lại một trường hợp cụ thể mà tôi biết. Tiếc cho cậu thanh niên và nhiều thanh niên khác bây giờ học xong không có việc làm. Liệu còn các cháu mình sau này ra sao đây ???
Xin cám ơn quí vị đã đọc và góp ý.
Xin kình chào !

LỜI CÁM ƠN.



Ra khỏi cổng bệnh viện trời mưa dầm, gió bấc, xe ôm chào hỏi tới tấp, nhưng tôi đều lắc đầu và rảo bước đi về bến xe buýt. Trước kia nơi đây có mái che mưa , nắng, ghế ngồi đợi tạm thời, nhưng nay họ bỏ hết để lấy chỗ trông xe cho bệnh nhân vào bệnh viện. Thế là mọi người cứ đầu đội trời, chân đạp đất mà đợi xe mặc cho mưa, nắng. Ra đến nơi đợi, nhìn khuất đã vậy còn mưa dầm, gió bấc nữa nên ai nấy đều nóng lòng trông đợi xe. Tôi cũng không loại trừ khỏi những người này. Nhìn mờ nên không thấy số xe, tôi bước sang 1 bên cậu thanh niên che ô đứng cạnh. Đang mưa to, bỗng tôi thấy không có giọt mưa nào nữa, ngạc nhiên tưởng trời tạnh, nhìn lên thì : trên đầu mình có 1 chiếc ô đang che. Ngoảnh lại thấy cậu thanh niên mình vừa tránh để nhìn số xe đang che ô cho minh:
-Ôi, cám ơn cháu quá. Cháu tốt thật, cứ che cho mình đi. Bác cũng có ô cầm trong tay mà lười không mở vì sợ lỡ không giữ nổi nó lại bay cả người mình đi.
- Bà cứ đứng yên, cháu che cho bà cũng được. Tuổi bà bây giờ mà ướt thì ốm ngay, bà phải quan tâm giữ sức khỏe mới được.
- Cám ơn cháu đã khuyên. Tuổi cháu mà nghĩ được như thế bà thấy cũng hơi lạ một chút và cũng cảm động.
- Có gì đâu bà. Bà đi xe số bao nhiêu ?
- Số 51, còn cháu ?
- Số 26 ạ.
- Số 26 về trường đại học Bách khoa. Trước đây bà ở BK nên cũng hay đi xe này, nhưng nay về nhà quê nên đi xe 51.
- Thế trước đây bà cũng ở BK ạ. 
- Lâu rồi. Cháu học ở BK à ? 
- Vâng, cháu là sinh viên năm thứ 2, khoa ...
- Khoa này mới, bà không biết. Ngày xưa ít khoa, nay những khoa cũ đã tách ra thành trường độc lập, các khoa, ngành nghề mới nổi lên nhiều. Bà chịu trả biết được, mà cũng không biết tên gì.
- Vâng ! Ôi, xe 51 tới rồi, bà này.
Bước vội tới cửa xe, tôi thấy cháu thanh niên cũng đi theo để che mưa cho tôi lên xe,
- Quay lại tôi chỉ kịp nói to:
- Cám ơn cháu nhiều lắm nhé. Chào cháu !
- Bà đi cẩn thận. Chào bà ! 
Tôi cũng không nhớ hỏi tên cháu là gì. Trên xe chỉ nghĩ : " Không biết cháu là con nhà ai mà ngoan thế. Cám ơn bố, mẹ, ông, bà cháu đã dạy cháu thanh niên thành một chàng trai tốt bụng, quan tâm đến người khác như thế này. Cám ơn trường đại học Bách khoa đã đóng góp một phần vào việc dạy dỗ thế hệ thanh niên ngày nay ".
Chỉ thế thôi, nhưng về nhà tôi kể lại cho nhiều người việc này. Mọi người trả lời :
- Thiếu gì ! Đầy ! Bà không biết đấy thôi !
- Thế à ?. Tôi cũng đi nhiều, nhưng hôm nay mới thấy trường hợp này, nên cảm động lắm !
Kể lại để quí vị biết và nghiệm xem đã gặp như tôi bao giờ chưa. Xin cám ơn quí vị đã đọc và góp ý. 
Xin kính chào !

TRẺ CON BÂY GIỜ DẠY THÌ SỚM



Nhân chuyện gần đây trên VTV liên tục nhắc các bà mẹ lưu ý các con ngày nay dậy thì sớm. Nhớ lại năm 1970, khi tôi sinh con thứ 2 nằm bệnh viện C. Năm ấy cả bệnh viện Bạch Mai cũng có vài trường hợp đặc biệt, nghe rồi biết thế chứ không như bây giờ trao đổi trên phương tiện xã hội, blog hay FB. Kể vài chuyện có thật quí vị nghe nhé : 
1.- Lúc ấy ở bệnh viện Bạch Mai có mấy trường hợp LỚN ĐỘT BIẾN. Mấy anh ở các địa phương nào đó, tôi quên rồi đến BV khám vì LỚN quá nhanh. Trong mấy tháng mà cao lên cả chục phân. Còn 1 chị khi đó hơn 20 tuổi đã có chồng và 1 con, bỗng chồng để ý thấy vợ cao nhanh quá. Họ đưa nhau đến bệnh viện khám. Chỉ trong 1 năm chị ta cao lên 25 cm. Tôi cứ theo dõi chuyện này xem sao, thấy kết luận là chị bị rối loạn GIEN gì đó, lúc ấy tôi kg để ý, nhưng biết là thế. Sau khi ở BV về không đấy 1 năm thì nghe anh tôi làm việc tại đó bảo chị ta đã chết.

2.- Khi ngồi chờ người nhà thăm ở sân BVC, tôi thấy 1 bà già dẫn cháu bé, mặt non choẹt, đi ngật ngưỡng như vừa mới tập đi. Tò mò tôi hỏi bà :
- Bà ơi, cháu sao phải vào đây ? Cháu mấy tuổi rồi ạ.
- Cháu bị DẬY THÌ SỚM. Năm nay mới hơn 1 tuổi. 
- Mới hơn 1 tuổi mà cháu vừa to, vừa cao như đứa lên 10, bà nhỉ.
- Vâng. Khi đón cháu về được 1 tháng thì thấy cháu ra máu, đem cháu đến đây, bác sĩ dặn mang về theo dõi. Theo dõi cháu 3 tháng liền, cứ đúng ngày là thế. Chúng tôi mang cháu đến đây thì BS bảo:
- Cháu bị bệnh dậy thì sớm. Giữ cháu ở lại cho uống thuốc mấy tháng mà vẫn thế. Cứ có tháng đều như người lớn ta vậy. Chả đỡ gì, bác ạ. 
Tôi gặp BS T. hỏi thì bác giải thích như bà cháu nói. Định bụng chờ ít lâu sau hỏi lại BS, không may sau này hỏi thăm BS thì bác đã mất.

3.- Ở tiểu khu BK có 1 cháu trai cũng mắc bệnh DẬY THÌ SỚM. Thấy trường hợp này, tôi khuyên mẹ nó đưa đi khám, chữa ở BV, bà mẹ trả lời :
- Hai năm nay đi chữa mà có được gì đâu. Người thì lớn lù lù như đứa hơn chục tuổi mà mới có hơn 2 tuổi. Chả dám cho đi nhà trẻ. Khổ nỗi vẫn ngây ngô, chơi với trẻ con hàng xóm còn mang đi thi CHIM xem đứa nào to hơn đứa nào mới khổ tôi chứ. Xấu hổ hết chỗ nói, tôi đành bỏ việc ở nhà, nhốt nó trong nhà không cho ra ngoài. Cũng tội nó, tù túng lắm. Nhưng đành thôi.

Năm 1970 đã có những trường hợp như vậy. Bây giờ trên VTV nói hiện nay các cháu, nhất là con gái mắc bệnh DẬY THÌ SỚM rất phổ biến, do ăn thịt LỢN TĂNG TRỌNG nên bị ảnh hưởng. 
Thực phẩm bẩn làm cho cả thế hệ trẻ bây giờ ảnh hưởng. Mong các bà mẹ trẻ lưu ý cho con ăn ít thịt thôi, để tránh những gì không thể bằng mắt nhìn thấy, khổ cho con mình, dù trai hay gái. Ôi, thịt ơi là thịt, bổ béo đâu chưa THẤY MÀ MỖI NGÀY LẠI THẤY THÔNG  BÁO HẬU QUẢ CỦA THỊT BẨN !
Xin cám ơn quí vị đã đọc và góp ý.
Xin kính chào !


BỆNH THỦY ĐẬU XƯA VÀ NAY...



Mấy ngày nay trên VTV liên tục nhắc các mẹ trẻ nhớ đưa con đi tiêm chủng vác xin chống thủy đậu, vì năm nay dịch thủy đậu khá nặng.
Ngày xưa nuôi con chúng tôi ai cũng mong có vác xin về mọi thứ dịch mà không có. Nuôi con mà lo nơm nớp các loại dịch đến với con mình. Nhớ lại năm 1947 hồi còn ở hội tế sinh như thế này :
     Ngày ấy ở hội tế sinh có 2 chị em gái, chị 10 tuổi, em 6 tuổi. Mồ côi cha mẹ, chẳng ai lo, chẳng ai chăm sóc, mấy chị em tự lo, tự chăm sóc cho nhau lúc lâm bệnh. Cô em gái mắc bệnh thủy đậu. Sốt cao mấy hôm rồi đầy lưng, đầy mặt, đầy người mọc toàn mụn nước. Đến giai đoạn các mụn nước chín,  mủ xanh lè, vỡ nát khắp nơi dính bê bết tóc, áo, quần. Đúng là lở loét. Cả người tanh ngòm.
Cô chị mang em ra ngòi dìm xuống nước tắm cho cá rỉa bớt mủ. vẩy, lở loét vỡ nát bét. Sau đó đem về dội lại nước giếng cho sạch. Cô chi bắt em ngồi trần truồng phơi nắng chờ cho khô người rồi vào bếp lấy tro nấu bằng dạ ra trộn với nước để kết dính và đắp khắp người cho em gái. Khi tro tự khô và tự rơi ra, chị cứ thế mặc quần áo cho em đưa vào trong nhà. Làm mấy ngày đến khi các nốt mủ khô, tróc vẩy...
Rồi khi cô chị cũng bị lây, và còn nặng hơn em gái. Tóc dính bết vào đầu, hai chị em lại ra ngòi ngâm cho mọi nốt lở loét bung ra. Cô chị bình tĩnh bảo em gái :
-Bé, em bây giờ làm cho chị đúng y như chị làm cho em, nhớ chưa ? Làm đi !
Cô em làm cho chị y như thế mấy ngày liền. May sao cả 2 chị em đều qua khỏi...Tuy vậy vẫn còn khá nhiều sẹo ở lưng và đùi.
Trước đây đơn giản thế. Ngày nay đủ loại thuốc kháng sinh mạnh, nhưng y tế vẫn báo dịch thủy đậu rất nguy hiểm đến tính mạng các cháu.
Hỡi các bà mẹ trẻ, bây giờ đủ các loại vác xin, hãy quan tâm, nhớ đưa con đi tiêm chủng để khỏi lo mọi biến chứng. Chịu khó nhớ chút thôi, nhưng yên tâm. Kháng sinh hiện nay hầu như mất tác dụng với một số bệnh, trong đó có thủy đậu. Chúc các mẹ trẻ, các con thơ MẠNH KHỎE  mãi mãi ! 
Xin cám ơn quí vị đã đọc và góp ý.
Xin kình chào !

ngày 8/3 kể lại chuyện trẻ con xưa.


Ngồi học trong nhà nghe tiếng con gái khóc :
- Mẹ ơi , anh Nam đánh con !
Ôi, trẻ con đánh nhau là chuyện thường, kệ chúng, tôi vẫn ngồi học như không hề nghe thấy gì.
- Mẹ ơi, mẹ đâu rồi, anh Nam đánh con đây này ! Ôi, đau quá, đau quá !
Tôi vẫn ngồi yên, không trả lời. Anh T. thiếu tá quân đội, chồng bạn sinh viên học chuyên tu bên cạnh vội chạy ra quát :
- Nam, sao đánh bạn ? Ai cho con đánh bạn ? Ba dạy con thế nào mà con làm thế ? Con vào đây, ba sẽ phạt con !
- Ba dạy con không được đánh BẠN GÁI ! Con nhớ lắm, nhưng nó đánh con trước, con phải đánh lại chứ !
- Nhưng nó là con gái, sao con đánh nó ?
- Thì con đã nói nó đánh con trước. Mà nó đánh con trước thì con phải đánh lại mới công bằng. Ba có dạy con nếu bạn gái đánh con thì con cũng không được đánh lại đâu. Cho nên con phải tự vệ chứ !
Thằng Nam mặt đằng đằng khí thế, vênh lên đầy thách thức ! Lạnh lùng như không có gì đáng sợ .
- À ra thế, ba biết rồi, nhưng em vừa là con gái, vừa bé hơn con, nếu em đánh con, con nên mách ba để ba phân xử ai đúng, ai sai chứ sao lại đánh em ? 
- Thôi,  anh T. ạ. Cháu Nam tự vệ cũng đúng thôi. Em cũng quên không dạy cháu cái khoản này, anh thông cảm, trẻ con đánh nhau là chuyện thường mà.
- Tất nhiên là chuyện thường , nhưng phải dạy trẻ từ khi nhỏ là phải tôn trọng, nhường nhịn con gái, em ạ.
- Vâng, em hiểu rồi. Cơ bản hôm nay em học được 1 bài học để đời của anh. Cám ơn và cũng xin lỗi anh vì con bé nhà em cũng có lỗi đánh bạn trước, còn lý do ta xét sau, anh nhỉ !
Anh cười thật hiền và thông cảm. Một sĩ quan quân đội, vừa chiến đấu bị thương nặng ở đầu từ trong Nam cấp cứu ra, về thăm vợ con nơi Lạng sơn mà chú ý dạy con thế, tôi cảm phục lắm. 
- Xin phép anh, em vào học tiếp.
- Ừ em học tiếp đi ! Nam, vào trong nhà ! Chào cô đã !
Chỉ thế thôi mà tôi nhớ đến gần 50 năm nay. Bây giờ kể lại quí vị nghe cho vui. Xin cám ơn quí vị đã đọc và góp ý.
Xin kính chào !

LỚP 2 THĂM BẠN LÊ ĐOẠN YÊN.

Đã hẹn nhau lần lữa mãi nên hôm trở trời gió mùa đông bắc, mọi người không ai hỏi lại ai đều tự động đi đến nhà Yên Lợi. Nhưng không phải rủ nhau đi xe máy, xe đạp, xe điện mà trừ Tô Quang Thịnh, tất cả đều cưỡi xe taxi đến. 
Đến nơi mới biết không phải Yên chỉ đau đầu gối sưng to không đi được, mà hậu quả của cái đầu gối mới GHÊ. Chả là khi đầu gối sưng to không nhấc nổi, có ai đó mách ÔNG LANG giỏi thần kỳ, mà thuốc gia truyền ngày xưa chữa cho VUA cơ, nhà ở tít tận Hà Đông. Yên ta vội đánh taxi đến. Nghe ông lang nói thì mê ly, kiến trong lỗ phải bò ra...
Uống xong 3 thang, đầu gối vẫn không nhỏ đi tí nào, thêm vào đó NGỘ ĐỘC THUỐC tí chết. Cấp cứu vào BV Bạch Mai, sau khi biết là sống họ hỏi thuốc và ông lang thì Yên ta đành im thin thít, không dám nói nửa lời. Nay hậu quả còn một nốt đen lồi bên má trái to bằng đốt ngón tay chỏ, chả biết từ đâu ra...
Hơn 1 giờ sau rút lui trong tình trạng tắc đường, tiền taxi chi gấp 3 ngày thường, lái xe taxi cũng cảm thấy ngại ngùng vì tiền tăng do tìm đường THOÁT.
Xin lỗi các bạn , từ 24/12/2016 hôm nay mới báo cáo vì máy trục trặc rồi người cũng như máy nên hôm nay mới thực hiện được công việc.
Xin cám ơn quí vị đã đọc và góp ý. 
Xin kính chào !
Tô Quang Thịnh và Lê Đoạn Yên ( nếu nhìn kỹ có thể thấy nốt đen ben má trái của Yên.

Điểm và Lợi

Trịnh Thanh Doan, Quế Hươn(tay che mặt ) Tô Quang Thịnh

Trịnh Thanh Đoan, Quế Hương(( Quế Hương (nhìn rõ nhé )

Lê Đoạn Yên, Nguyễn Ngọc Điểm, Nguyễn thị Lợi ( 3 người kết nghĩa anh em từ khi còn học cùng trường TN)


Thịnh, Yên.

NHÂN NGÀY SINH BÁC TRƯỜNG CHINH (.vài hình ảnh lâu đài quái di của con gái bác ).

Nhân ngày sinh bác Trường Chinh tôi xin đưa một số hình ảnh về người con gái, một kiến trúc sư lỗi lạc của trường chúng tôi lên để quí vị xem và thấy tôi dùng từ  LỖI LẠC đúng hay sai.
Bác TRường Chinh ( Ảnh VN vẽ treo tại phòng thờ

Bác gái ( mẹ Việt Nga )Ảnh bạn VN v ẽ treo tại phòng thờ

Sau 16 năm hứa hẹn mãi tôi mới có dịp vào lại ngôi nhà QUÁI DI ở Đà Lạt của chủ nhân, người thiết kế ra ngôi nhà này. Trước kia, năm 2000 tôi vào, lúc đó có tên là khách sạn mini Hằng Nga, hay còn gọi là biệt thự Mạng nhện (số 3 Huỳnh Thúc Kháng Đà lạt), đến nay nó đồ sộ và nổi tiếng thế giới với cái tên NGÔI NHÀ QUÁI DỊ, NGÔI NHÀ ĐIÊN mà chủ nhân của nó là  KTS ĐẶNG VIỆT NGA. Chúng tôi chơi thân với nhau từ năm 1953 đến giờ. Khi đó chúng tôi cùng sống, học tập và vui chơi bên nhau... 

Dưới đây là một số hình ảnh tôi chụp được đầu năm 2016. Xin cám ơn quí vị đã đọc và góp ý.

Kiền trúc sư Đặng Việt Nga, chủ nhân,, người sáng lập ra lâu đài

Bình minh Đà Lạt ( nhìn từ lâu đài quái dị ra)

Một góc nhỏ của lâu đài

Phòng Con vẹt

Nọi thất 1 căn phòng

Một nóc diển hình của lâu đài mà tôi ngưỡng mộ



Nơi tiếp khách trước bàn thờ bác Trường Chinh và gia tiên

Một số ảnh kỷ niệm trong phòng thờ
Chắc đây là một cảnh QUÁI DỊ  của lâu đài  !

Đứng đây có thể nhìn thấy hầu hết Đà Lạt.

Tuy gọi là quái dị, nhưng vẫn có thông xanh tươi và hoa rực rõ trồng trên mái nhà


Phòng Kênguru

Hai Nga bên nhau


Nàng công chúa  ( người ta gọi thế ) Đặng Việt Nga đây

Cảnh đẹp như chuyện cổ tích

Yêu thế Kênguru ơi !