Du lịch Miền Trung 2012

BAO GIỜ TRỞ LẠI NGÀY XƯA.

   
Có lẽ tôi lẩn thẩn thật,vì lúc nào tôi cũng nhớ cái tốt, cái tình người lúc đó. Người với người là bạn, giúp đỡ nhau vô tư. Giáo dục, y tế không mất tiền.
 
     Trẻ lọt lòng mẹ 1 , 2 tháng đi nhà trẻ, 3 tuổi sang mẫu giáo, 5,  6 tuổi học vỡ lòng, hết vỡ lòng vào cấp I rồi cấp II, lên cấp III, thi 10 xong ôn thi đại học.

 
Chủ yếu học sinh lo tự học, không hiểu nhờ thầy, cô, bạn, bố mẹ giúp, chẳng may học kém không tiếp thu nổi thì phải học đúp. Không học thêm không phong bì... Không chạy trường, chạy lớp, chạy thầy, cô. Cha,mẹ chỉ lo làm việc, nuôi dạy con khôn lớn, lễ phép, ngoan ngoãn.....Không phải lo tiền đút như bây giờ.

     Giá bây giờ cái tiền phong bì, tham nhũng, quan tham ăn chơi phè phỡn, cờ, bạc..... thu lại chi cho giáo dục, y tế thì thừa cho  2 ngành này trở lại ngày xưa.

     Tôi nghĩ vậy đó. Mình kém
cỏi chỉ thiển nghĩ vậy thôi.


     Chẳng biết các quan tham có căm mình không.

 
Còn mình căm các quan tham lắm, vì chúng  mà bao nhiêu người đói, khổ.

BAO GIỜ TRỞ LẠI NGÀY XƯA.

 Ngày xửa ngày xưa (những năm 1960 - 1980 ),cái thời mà người ta gọi là thời bao cấp ấy mà ( tem phiếu đủ mọi thứ, trừ y tế và giáo dục ). Người dân sinh ra, già đi, ốm đau và chết đi hầu như không phải lo thuốc thang, chết đi chôn ở đâu.Mọi việc xẩy ra tự nhiên như cây mọc trong vườn. Con người sinh ra đói,no tùy thời cuộc, ốm đau cứ việc ra trạm xá xin thuốc, nếu nặng y tế gửi lên tuyến trên, không xin xỏ, tiền bạc.Tất cả bệnh nhân dù nặng hay nhẹ đều được các bác sĩ khám xét tận tình, cho thuốc với khả năng bệnh viện có. Ra viện chỉ phải thanh toán tiền ăn, ngoài ra không phải trả
bất cứ tiền gì.

     Bệnh nặng không chữa được chết tại bệnh viện gia đình được giấy mang về mai táng.Mai táng đâu là tùy gia đinh,xin mai táng ở đâu chỉ cần làm đơn, nơi đó sẽ cho giấy phép mai táng, cũng không mất bất cứ tiền gì.

     Hồi đó thấy mọi việc có vẻ đơn giản tợn, bởi người ta sinh ra du no, đói, cần phải được ăn.Ốm đau cần phải dược chữa bệnh,Chết phải được cấp đất chôn cất.Bất kỳ ở đâu cũng vậy, chẳng phải ở ta.

     Cái thời mà bây giờ nhắc lại ai cũng thấy khốn khó ấy, Bác Hồ, nhà nước đã cho ta y tế, giáo dục không mất tiền tưởng bình thường, nhưng bây giờ mới thấy nó vĩ đại quá.Cái thời hầu như mọi người ai cũng như ai ấy, không giầu nghèo, không cán bộ cao cấp, nhân viên lao công thật là sung sướng.

Cơ bản mọi người sống vô tư, chỉ lo việc công, sản xuất, chiến đấu, không ai lo bo bo lấy thân mình, con cái, cháu chắt mình đặt vào vị trí này nọ. Làm việc gì là tùy khả năng,trình độ, sự phân công công việc. Không lo bon chen, kèn cựa...

    Viết ra thì dài lắm,làm sao viết hết được những điều tốt của thời đó. Chỉ có điều thời đó có câu:" MÌNH VÌ MỌI NGƯỜI " . Cái ta ít lắm.

     Hôm nay không biết y  tế sẽ nói gì với dân thường đây ?

CHÚ BỘ ĐỘI.


     Khoảng năm 1966, lúc đó cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Bắc đang sôi sục. Các cơ quan ở Hà nội  được lệnh sơ tán triệt để. Các trường học phải ra khỏi Hà nội để tránh thương vong vô ích. Trường ĐH Bách khoa đã sơ tán hết sinh viên ra khỏi Hà nội. Là SV tôi được về Hà nội thực tập, nhân dịp đó tôi đến thăm anh, chị
Vừa vào nhà anh, chị tôi mừng quýnh:
    
 -  Em đã về đấy à ? Anh ,chị đang định viết thư cho em để hỏi em về việc cháu H
     - Có việc gì mà anh ,chị cần em thế  ạ ?
     - Cháu H. vừa thi đại học xong. Cháu có giấy gọi đi  ngoại quốc học Ý em sao ?.
     - Còn sao nữa ạ, anh, chj cứ cho cháu đi.
     - Không phải thế, cháu năm nay mới 17, vừa có giấy đi học ngoại quốc nó lồng lộn lên nói bố, mẹ từ chối để nó đi bộ đội. Anh, chị khuyên thế nào nó cũng không nghe. Nó còn nói : " Trai thời loạn " mà bố, mẹ bảo con đi học nước ngoài được à ? Khi con học xong trở về con nói sao với các bạn từ bom đạn trở về ? Xấu hổ lắm bố, mẹ a.
     - Cháu nói phải đấy. Anh, chị còn nhớ em là con gái mà 3 lần bộ Giao dục gọi em còn không đi nữa là cháu. Cứ để cháu đi, tan giặc Mỹ, cháu còn trẻ, về học cũng không muộn. Bộ đội đi học càng tốt.
     - Anh, chị nghe em. Cho cháu toại nguyện kẻo đi học nó cũng không yên tâm.
     Thằng cháu đứng nghe lỏm chuyện bố,mẹ và cô nó mừng quýnh chạy ra:
     - Hoan hô cô, may có cô về không thì bố,mẹ cháu cứ bảo cháu còn bé không cho đi.

    Năm  1968 sau chiến dịch Mậu thân tôi trở về Hà nội, Vừa vào nhà, thấy chú bộ đội, đen thui, cao to, vạm vỡ, chững chạc đứng dậy chào tôi theo kiểu quân đội:
     - Báo cáo đồng chí cô, cháu được về phép 1 tháng.
     Trước  mắt  tôi không phải thằng bé con ngày nào mỗi khi cô đến lội xuống ao mò cua bắt ốc chiêu đãi bữa bún riêu hay bún ốc nữa , mà là chú bộ đội nghiêm  chỉnh Cô ,cháu tôi ôm nhau thật chặt. Tôi hỏi cháu:
     - H. này, đi bộ đội làm gì ? Kể cô nghe.
     - Cháu là đặc công. Nhập ngũ, 6 tháng huấn luyện ở Bắc xong là hành quân vào Nam ngay..
     - Hay quá, đặc công là đặc nhiệm, kể cô nghe cháu làm những gì.
     - Không được đâu cô. Cô cứ tưởng tượng chúng cháu như những thằng kẻ trộm. Cháu hẹn cô chiến thắng trở về cháu sẽ kể cô nghe.
     Tôi thở dài. chẳng  biết bao giờ chiến thắng mà nó trở về đây. Bụng nghĩ thế, nhưng chẳng dám nói ra. Có lẽ nỗi buồn đó hiện lên  mặt. Cháu tôi liền  nói:
     - Cô  đừng buồn. Chiến  thắng cháu sẽ  trở về. Chúng cháu ở chiến trường vui lắm. Để cô đỡ buồn cháu kể cô nghe trên đường hành quân chúng cháu vẫn kể cho nhau nghe chuyện này:
     - Trên đường hành quân vào chiến trường bộ đội nghỉ lại nhà dân để lấy sức, trước ngày đi tiếp tiểu đội trưởng gặp chủ nhà để cám ơn. Ông chủ gật gù nói:
     - Bọ biệt, ngày mai cạc chủ lên đường. Trược khi đi cạc chủ tặng bọ cải mụ đệ làm kỵ niệm.
     - Bọ ơi, chúng con mỗi đứa chỉ có 1 cái mũ thôi.
     - Bọ biệt , nhưng vô trong nở răng chặng cỏ chủ chệt.
     -......
     - Còn nựa tổi qua bọ buồn quả, ra sau vườn ngẳm trăng. Bọ thẩy kỳ lạ: Cạc chủ nghèo cỏ chi mô mà mật. Mà chặng biệt cạc chủ mật chi, vậy mà lại mang con gẩy bọ ra sau vườn ngượi
mồm con gẩy bọ, hơn  nựa còn lục soạt người con gẩy bọ. Bọ tực lẳm. Răng cạc chủ nọ ngượi mồm bọ, lục soạt bọ?
     -.....
    
     Chiến thắng từ năm 1975 đến nay cháu tôi và đứa em nó không trớ vể. Khoảng 5 năm sau anh , chị tôi nhận được mấy cái giấy báo tử. Từ đấy đến giờ  bao năm, chị tôi khăn gói đi tìm các cháu.Năm nay anh, chị tôi đã quá già (anh tôi 93, chị tôi 89) không còn đi được nữa. Hai anh chị chỉ còn thắp hương ngồi ngắm mấy tấm giấy  trên  bàn thờ. Tuyệt nhiên anh, chị tôi không trách tôi nửa lời. Lúc nào tôi cũng thấy ân hận về việc này.

MẸ DẠY CON

MẸ DẠY CON

 Làm trai nết đủ trăm đường,

Trước tiên điều hiểu đạo thường xưa nay.
     Công cha, đức mẹ cao dầy,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
     Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ hai thân.
     Thức khuya, dậy sớm chuyên cần,
Quạt nồng, ấp lạnh giữ phần đạo con.

     Con ơi, mẹ bảo con này,
Học buôn, học  bán cho tầy người ta.
     Con đừng học thói chua ngoa,
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười.
     Dù no, dù đói cho tươi.
Khoan ăn, bớt ngủ là người lo toan.
     Phòng khi đóng góp việc làng,
Đồng tiền, bát gạo lo toan cho đầy
     Trước là đẹp mặt cho ta,
Sau là cả  họ nhà ta đẹp lòng.

        Sưu tần ca dao VN.

CHUYỆN NGÀY 8/3

           Ngày 6/3 năm 1981 tiết cuối cùng của ngày lớp trưởng xin 5 phút để bàn việc lớp. Cô giáo đồng ý, vừa định ra khỏi lớp thì lớp trưởng :" Xin cô ở  lại với lớp ." Họ đề nghị cô cho phép con trai đến chúc cô nhân ngày 8/3. Cô giáo đồng ý với điều kiện:" Đi tay không,không quà, không hoa quả. " Sinh viên ầm ầm:" Cô ơi, không quà, không quả chứ còn hoa vẫn được chứ ạ!" Cô giáo nói liền;
     - Hoa cũng là tiền, các anh vẫn phải mỗi người đóng 5, 3 hào, tôi không muốn thế. Các anh nhớ cho. Nếu sai đến tôi không tiếp thì đừng trách. Để khẳng định thêm cô tiếp : vả lại tôi bị dị ứng hoa lỡ các anh mang hoa đến  tôi ngất các anh không cấp cứu nổi đâu.
     - Trưa 8/3 một tốp sinh viên đến, cô giáo mời vào. Cô rót nước chè bồm ( loại chè ngày ấy phân phối cho các cán bộ bình thường, còn bây giờ người ta chỉ dùng  4 hay 5 cân để lót người trong áo quan, không thấy ai uống nữa)  và bầy ra 1 đĩa lạc rang.Cô giáo, học trò vui vẻ  đủ thứ chuyện. Chuyện học hành là nhiều nhất, cô hỏi anh SV:
     - Anh Chẩn này, nghe nói anh là dũng sĩ diệt Mỹ, được cử đi học.Anh người Đà Nẵng phải không. Anh  học có khó không ?
     -Dả phải, em là dủng sỉ diệt Mỷ, em ngừi Đè nẻng. Hạc ững khá.
     - Học cũng khó thì anh về chứ tội gì mà phải khổ vật lộn với khoa học làm gì ?
     - Hổng đực đâu cô.Đã ra đây thì phai cố kím cái zái mà diề.(bằng)
     - Giấy tờ gì, Về xây dựng quê hương  thì việc gì cũng được, miễn là mình làm tốt
     - Cô ơi, hổng có zái hổng diề đực đâu.Thôi đã chooc ra đây thì phải kím cho đực cái zái diề.Hổng có zái diề ngượng lắm, cô.
     - Chúc anh thành công.
     Đám con trai thì thầm với nhau :" Cô và anh Chẩn nói gì chúng mình như điếc.
     Xin  nói thêm, hồi đó không có từ PHONG BÌ.

CÂU CHUYỆN VUI NHẤT Ở HÀNG VÔI NĂM 1945.

           Đang chơi ô ăn quan, hết quan tàn dân thu quân kéo về, thì ở dưới đường phố  nghe rộn rập tiếng người chạy, rồi tiếng hô... muôn năm, tiếng hát : Đoàn quân Việt minh đi chung lòng cứu Quốc..., diệt phát xít giết bầy chó đê hèn của chúng...,Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian....vang cả phố. Chung tôi thu nhưng hòn sỏi vào góc ban công rồi đứng  vịn lan can xem. Cả phố hàng Vôi đầy người ( gọi là đầy thời ấy chứ có lẽ chỉ bằng phố vắng bây giờ ), họ chạy về một phía. Đủ các loại người : đàn ông,đàn bà ăn mặc sơ mi ( diện thời đó ) , áo dài, quần trắng, nhưng nhiều nhất vẫn là quần áo nâu hoặc áo nâu ,quần đen, còn có số it cởi trần.Họ vừa đi vừa hát các bài hát trên. Họ hô khẩu hiệu như sắp vỡ tan họng ra.Mặt ai cũng hớn hở.Nhiều cờ đỏ sao vàng lắm, chắc họ đổ về trung tâm thành phố. Đoàn người đi khuất chúng tôi nghe người lớn bảo nhau : Khởi nghĩa rồi. Cụ Hồ về rồi,  cụ  Hồ có mắt 2 đồng tử sáng suốt lắm. Dân ta hết chết đói rồi... Họ bàn tán hăng say, vui hơn tết,chúng tô bé quá chỉ há hốc mồm nhìn họ.Mà hết đói  thật, từ hôm ấy trở đi không thấy người chết đói và cũng chẳng còn thấy các bà bưng những thúng cơm nắm phát chẩn nữa. Sau đó không lâu 3 đứa  con gái chúng tôi cũng chia tay nhau, 2 bạn kia có cả cha ,mẹ, chỉ một mình tôi mồ côi cả cha lẫn mẹ. Một thời gian sau nghe đâu bạn A. đã mất vì một cơn sốt rét ác tính. Còn bạn K. sau này tôi vẫn có dịp gặp luôn. Sau năm 1975 có lần đến nhà bạn chơi trong khi nhắc lại chuyện cũ tôi hỏi bạn có nhớ không, thì bạn chỉ trả lời gọn lỏn : "có". Hỏi sao lại chỉ trả lời gọn thế, bạn ấy bảo buồn lắm, đừng bao giờ nhắc lại những chuyện ấy nữa. Tôi gặng hỏi chuyện con giun trong đống nôn, bạn trả lời :" Mình cũng chẳng nhìn thấy ". " thế sao lúc đó hai đứa cãi nhau bạn không nói ?" Tôi bật hỏi, bạn trả lời :" Tao sợ mất lòng cả hai ."
    
    *Viết lại:                         
CÂU CHUYỆN VUI NHẤT Ở PHỐ HÀNG  VÔI.

            Ba đứa đang chơi ô ăn quan, hết quan tàn dân , thu quân kéo về thì nghe nhứng tiếng chân rầm rập chạy, tiếng ngươi hô ầm ầm....muôn năm rồi tiếng hát Đoàn quân Việt Minh đi chung lòng cứu Quốc..., Diệt phát xít giết bầy chó đê hèn của chúng..., Vùng lên hỡ các nô lệ ở thế gian ... vang cả phố. Chúng tôi vội thu sỏi vào một góc rồi  đứng cả lên xem. Dưới phố đầy người ( cũng chỉ bằng phố vắng bây giờ ) , họ chạy về một phía , chắc là trung tâm.Đoàn người già, trẻ, trai, gái  mặc đủ loại : sơ mi trắng (hồi đó là sang lắm đấy) , quần xanh  hoặc  kaki vàng, áo dài quần trắng, nhưng chủ yếu vẫn là quần áo nâu, áo nâu quần đen, còn một số thì cởi trần. Mặt ai cũng tươi, hớn hở.Đoàn người đi khuất chúng tôi quay vào. Trong nhà người lớn bàn tán rôm rả: " Cách mạng rồi. Cụ Hồ về rồi. Cụ Hồ thông minh lắm, Cụ có mắt hai tròng...Đánh Pháp,đuổi Nhật rồi... Từ nay hết đói rồi ...Họ còn bàn sôi nổi đến tối. Chúng tôi chỉ nghe câu được câu không, chả hiểu đầu đuôi thế nào. Chỉ biết sau đó không thấy cảnh người chết và các bà mang những thúng cơm nắm phát chẩn  nữa.Sau đó không lâu 3 đứa con gái chúng tôi phải xa nhau. Hai bạn kia thì có đủ cha,mẹ, còn tôi thì mồ côi toàn phần.Mấy năm sau nghe nói bạn A. đã mất  do cơn sốt rét ác tính. Tôi và bạn K. thỉnh thoảng vẫn gặp nhau. Một lần , khoảng 1976 tôi đến thăm bà. Đặt bát cơm nguội muối vừng ( món ăn cả cuộc đời bà) xuống bàn, bà ra mở cửa đón tôi. Chúng tôi gặp nhau lúc nào cũng vui. Nhưng không hiểu vì sao hôm ấy tôi lại nhắc những chuyện không vui năm 1945. Bà ngồi trầm ngâm không nói. Tôi hỏi bà có nhớ không thì bà chì trả lời gọn lỏn "có". Sau 1 lúc im lặng bà lại nói tiếp với gịong rất buồn:"Tôi vẫn nhớ như in mọi chuyện, Chỉ có điều cố quên đi để còn có sức mà làm việc." Tôi sực nhớ hồi đó 2 đứa chúng tôi cãi nhau mãi về chuyện con giun trong đống nôn  mà bà cứ đứng im lặng nhìn ben hỏi: " Thế bà có trông thấy con giun trong đống nôn không ?"  Bà trả lời :" Mình cũng không thấy, nhưng sợ mất lòng cả hai đứa nên cứ đứng im."
     Năm 1988 tin đau sót đến với tôi : Bà đã mất do tai nạn. Người mà tôi yêu từ thuở còn thơ nay đã bỏ tôi mà đi.Bà thương tôi lắm, bà dành cho tôi  từng lạng  tem phiếu thịt, từng nửa lít dầu hỏa tiêu chuẩn của gia đình. Những thứ đó thời buổi tem, phiếu quí lắm. Bây giờ mỗi khi nghĩ đến bà hàng tháng dành dụm và đạp xe mang đến cho, tôi lại chảy nước mắt. Bà biết tinh tôi đến nhà bà chơi bà cho gì tôi cũng không bao giờ cầm về.Cả đời chưa bao gi bà được sung sướng.