Tôi nghĩ rằng 3 từ Hội tế sinh (HTS) cùng lứa tuổi tôi cũng không biết chứ đừng nói đến con, cháu chúng ta. Nhân bài "Thương thương quá" của TM tôi nói về 3 từ này. HTS ngày năm 1946 - 1947 tương tự như bây giờ ta gọi là làng SOS hay làng tình thương vậy. Khác nhau về thời gian và hoàn cảnh sống.
HTS là 1 tổ chức thu gom, cứu sống những đứa trẻ bị bơ vơ ngoài đường, sắp chết đói.Tổ chức này do một bà già thành lập và tài trợ. Trong HTS có một ông quản lý, một cấp dưỡng. Nơi đây không có y tế, không có người chăm sóc trẻ con.
Nhà ở của chúng là một nơi lợp lá cọ dài, chỗ nằm của chúng rải rơm xuống đất, chỉ là nơi trú chân ban đêm khỏi mưa, gió, bão. Một bên con trai, một bên con gái nằm.
Bọn trẻ ở đây sáng dậy sớm ra đồng làm, trưa về ăn, tối về ngủ. Chẳng ai quan tâm đến sự tồn tại của chúng. Thỉnh thoảng sáng ra không thấy 1 đứa dậy, chúng ra gọi và sờ thì hóa ra nó đã chết từ lúc nào không biết.
Thời gian đó có nơi để cho chúng ăn 1 bữa đỡ chết đói, chỗ trú chân ban đêm cũng đã là nhân đạo lắm rồi, huống gì lại có ruộng cho chúng tự làm nuôi sống bản thân. Không biết do ai phân công hay chúng tự phân công, nhưng công việc thì làm theo sức và tuổi. Chẳng đứa nào được chơi mà có ăn.
Sáng ra dậy sớm đi làm, trưa về mỗi đứa được một bát cơm, gọi là cơm chứ thực ra là bát khoai trộn cơm. Cái bát sành to hơn bát ăn cơm của ta một chút. Khoai là khoai nghệ, gạo là loại gạo nếp 1, nghĩa là không phải gạo nếp, cũng không phải gạo tẻ, rất khó ăn. Mỗi ngày đúng chỉ một bát thế thôi. Tối đi làm về chỗ đứa nào thì tự chui vào đó mà ngủ, chẳng ai hỏi han, chẳng ai biết đi làm về đứa nào không về. Ốm nằm chán, khỏi tự dậy đi làm, chẳng thuốc thang, chăm sóc gì . Cơm thì cho chính xác phải gọi là khoai độn cơm mới đúng, vì cơm ở đây chủ yếu là khoai nghệ dính vài hột cơm mà thôi. Mỗi ngày chỉ được một bát thế. Ăn thì ăn, mà không ăn thì kệ. Chẳng ai dỗ, chẳng ai khuyên, về cứ việc chui vào chỗ của mình mà ngủ. Thỉnh thoảng sáng ra có một đứa không đậy được. Bạn bè gọi, sờ vào thì thấy nó đã chết. Chúng tự động mang nhau ra đồng chôn. Thường chôn như vậy chứ không có chiếu bọc mà chúng chỉ lấy rơm lót dưới và đắp trên cho nhau mà thôi.
Nơi đây có một chuyên đau lòng mà tôi không thể quên :
Có một thằng bé khoảng 7 -8 tuổi, nó ốm mấy ngày không dậy được, nhưng chưa chết. Trước khi chết nó nói với mấy bạn đứng quanh nó đang chứng kiến sự ra đi của nó, nó nói : "Ủn sắp chết rồi. Ủn chết các anh, các chị, các bạn cố tìm cho Ủn một mảnh chiếu rách, bọc chôn cho Ủn, nếu Ủn thiêng Ủn sẽ phù hộ cho các anh, các chị, các bạn không phải khổ và chết như Ủn (Ủn là tên thật của nó).
Khi nó chết bọn con trai cũng cố kiếm ở đâu đó một mảnh chiếu bó chôn cho nó. Một thằng nào đó đến cái miếu gần đấy lấy 1 cái oản xôi và vài nén hương thắp cho nó. Ba ngày sau ra thăm mộ, thấy 1 lỗ thủng to lắm, bọn trẻ lấp đầy và lại vào miếu lấy trộm 1 cái oản xôi và mấy nén hương thắp cho nó. Đây là cái chết cuối cùng tôi chứng kiến năm ấy.
Nơi đây có một chuyện tôi muốn kể để mọi người biết sự phân biệt của thời đó. Có 4 chị em con liệt sĩ, họ hàng không xa lắm với bà chủ hội. Hình như phải gọi bà là bà, nhưng chúng là con mồ côi nên phải theo bọn trẻ nhặt được ngoài đường thì phải gọi để tôn trọng là CỤ. Thôi thì gọi sao cũng được, vì chỉ là tiếng gọi thôi mà. Nhưng ở đây có khác cơ.
Cả 4 đứa trẻ hầu như không khác bọn nhặt ngoài đường. Cô chị mới gần 8 tuổi phải mỗi ngày nhặt, quét được 1 thúng lá tre, nếu không thì trưa về cũng không được 1 bát "iêu" khoai độn cơm. Cậu em thứ 2 kém chị hơn 1 tuổi cũng phải đi làm đồng với bọn trẻ nhặt được. Cô em thứ 3 hơn 6 tuổi được ƯU TIÊN hơn, nghĩa là được quạt và đấm bóp cho bà trưởng hội. Khi mỏi tay, buồn ngủ, cô bé ngừng tay, ngủ gật liền bị đạp hay 1 cái gậgậậậậy chống của cụ thụi vào bất cứ đâu.â
u
Cậu em út mới hơn 4 tuổi thì được ưu tiên chơi lang thang đâu tùy thích. Chỗ ngủ của 4 chị em ấy cũng được ưu tiên hơn bọn trẻ nhặt về là 1 chiếc chiếu cũ trải nơi góc nhà gạch gần nơi cụ trưởng trại ngủ. Ăn như tôi đã nói 4 đứa được 4 bát "iêu" khoai độn cơm. Cậu út ăn khoai mãi sợ khoai nên cứ đến bữa thấy 4 bát là ỉ ê: "Ông ăn oai đâu". Chị cả có vẻ khôn hơn nên thu cả 4 bát lại, cầm từng miếng khoai gạt lấy những hột cơm dính vào một bát cho em út. Cả ngày chỉ có thế không ăn thì đói...
Vì cả ngày rúc vào bụi tre nên đầu chị cả chốc, mủ chảy ra xanh cả đầu. Chẳng biết ai bảo chị, vậy là chị lấy tro rơm trộn với nước bảo em gái: "BB, mày trát gio lên đầu cho chị, dầy vào nhé!" Em gái làm theo, may sao chị làm mấy lần là khỏi. Mấy chị em vừa bẩn, vừa tắm nước ngòi nên lở loét, tanh hôi, chị cũng đắp gio cho rồi cũng khỏi. Chắc trời phù hộ cho họ.
Nơi đây có một gia đình 3 mẹ con. Không biết tên, họ là gì, mà chỉ biết người ta gọi là BÀ ĐỐC cúng ở đấy. Cả 3 mẹ con lúc nào cũng mặc quần áo trắng, ăn rất ngon. Ngủ giường gỗ lim, có chiếu, gối, màn đầy đủ. Bốn chị em mồ côi kia cứ nhìn họ rồi nhìn nhau...
Nếu tất cả mọi người đều khổ, đói như nhau thì chẳng phải nói. Nhưng ở đây có sự phân biệt giữa họ, nên không tránh khỏi sự so sánh...
Năm 1947, bà hội trưởng mất, ông quản lý lên thay. Không hiểu sao tự dưng có 1 người bạn của bố mẹ 4 đứa đến HTS đón chúng đi. Đường lên Việt Bắc thật gian nan. Đúng là đường đi ngoắt ngoéo chữ chi, hố ngang, hố dọc chữ i chữ tờ...Người đàn ông chỉ có 1 chiếc xe đạp, đưa bọn trẻ từ Phúc Yên lên Việt Bắc. Ông đèo 1 đứa đến 1 nơi, thả nó ở đây rồi quay lại đón đứa khác, cứ thế ngày đi, tối nghỉ, ông đã đưa 4 đứa lên đến Bắc Kạn.
Đời 4 đứa trẻ gặp may, có lẽ, từ đó. Cô chị tên là TT, anh hai tên ĐĐ, cô ba BB, em út là SS. Người đàn ông phải lẩm nhẩm tên từng đứa để khỏi bỏ sót lại đứa nào. Mỗi lần kiểm tra ông ta lại lẩm nhẩm tên từng đứa.
Nhờ ông sau này 4 chị em ấy cũng trưởng thành mà không bị chết tại HTS. Chị cả là chiến sĩ thông tin và sau này thành bác sĩ, anh hai cả đời binh nghiệp, tham gia chiến dịch ĐBP, giải phóng miền Nam, đại tá QĐNDVN, cô ba tốt nghiệp KS BK, em út tốt nghiệp ĐHSP, tham gia ĐBP trên không. Cả gia đình 4 chị em là bộ đội cụ Hồ. Nhờ có BÁC, ĐẢNG, CHÍNH PHỦ VNDCCH và sự phấn đấu của họ, họ đã không uổng công sinh thành và sự hy sinh của cha, mẹ họ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và Độc lập - Tự do của Tổ Quốc.
Viết bài này tôi chỉ có một mong muốn ai đọc sẽ cảm nhận được một giai đoạn của VN, của 4 chị em trong một gia đình liệt sĩ, nhờ có sự sáng suốt của lãnh đạo, sự cố gắng phấn đấu của cá nhân ở thời kỳ đó. Mỗi con người trưởng thành được còn nhờ vào nhiều yếu hợp lại chứ không phải chỉ một yếu tố mà có thể thành công. Bản thân họ và đất nước nay đã quá thay đổi miễn bình luận.
Xin cám ơn tất cả những ai đọc bài này. Mong tất cả những người đọc hiểu là tôi chỉ muốn mọi người biết có chuyện như vậy thôi, không hề muốn gì khác. Còn ai muốn nghĩ gì thì tùy...
Xin một lần nữa cám ơn và chào!
Du lịch Miền Trung 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Em gái miền đất lửa tem vàng chị nha ! (~_~)
Trả lờiXóaEm đã đọc bài bên nhà chị Thanh Mai bây giờ sang chị đọc lại rưng rưng nước mắt thương cho những mảnh đời bất hạnh cầu bơ cầu bất ko nơi nương tựa, những cơ sở từ thiện ấy thật có tấm lòng bao dung rộng mở, ko phải ai cũng có tâm huyết với những việc làm như thế đâu chị gái nhỉ ? Mong sao đất nước mình ngày càng tươi đẹp hơn để không còn những đứa trẻ bất hạnh như thế
Trả lờiXóaCuối tuần an lành chị gái nhé !
Quả là mình không biết và cũng chưa hề nghe nói đến Hội tế sinh bao giờ, bây giờ qua bài của TN mới biết. Mình chỉ nghe nói đến trại tế bần thôi.
Trả lờiXóaTrại tế bần cũng tương tự HTS, nhưng chắc hơi khác một chút hoặc người ta gọi khác đi một chút, còn HTS thì TN nói chính xác 3 từ này đấy. TN bỏ bớt đi nhiều chi tiết cho đỡ đau lòng TM ạ. Nếu viết trần trụi quá, e rằng khó chấp nhận, người ta có thể nghĩ có thể bịa chăng ? Hoặc một số người trong cuộc phản ứng... Chào !
XóaCám ơn BD đã khai bút cho bài. Không hiểu máy chị sao mà sửa mãi chẳng được. Đành để đăng lỗi vậy. Khi viết bài này chi phải suy nghĩ mãi. Vả lại có nên viết hay không nên viết. Nhưng máy người, kể cà người trong cuộc cũng đồng ý chị nên viết để cho mọi người hiểu thêm thời gian đã qua. Vậy là chị viết. Một lấn nữa cám ơn em đã đọc. Chúc em 2 ngày nghỉ vui vẻ, đừng buồn nhiều vì mấy bài của 2 chị nhé. Chào !
Trả lờiXóa