Với tư cách 1 bà lão, tham gia với nhóm CHUYẾN TẦU VỀ TUỔI THƠ cho vui và phần nào đó cho thế hệ của những người sau cô bé liên lạc có khái niệm 1 chút về thời ký CHỐNG PHÁP, vì thời kỳ CHỐNG MỸ thì nhiều người biết rất rõ, nhưng thời chống Pháp thì chưa ra đời ! Bắt đầu từ năm 1947 thế kỷ XX :
Một lũ trẻ mồ côi, không nơi nương tựa được 1 bà cụ CM cho NHẶT về nuôi ở 1 ngôi nhà tranh dài, trải rơm 2 bên để ngủ ban đêm, giữa để 1 con đường vừa chân người đi. Ban ngày lũ trẻ đi làm đồng tự nuôi thân. Chắc đứa lớn nhất chưa đầy 15 tuổi, còn đứa bé mới 4 - 5 tuổi. Nơi đây có 4 chị em con liệt sĩ cũng được người nhà gửi bà cụ nuôi hộ. Cả 4 chị em này cũng chả khác lũ trẻ nhặt được ngoài đường, có ưu tiên hơn lũ trẻ nhặt được là tối bà cụ trải cho 1 cái chiếu rách tại góc nhà ngói. Rồi năm 1947 không biết lý do gì mà chú T. một người con rể ông tư sản NSH về đón 4 đứa lên Việt Bắc. Chắc là vì bà cụ CM, trưởng trại đã mất và TÂY sắp tấn công đến Phúc Yên, nơi bọn trẻ đang sống.
Chuyến đi của 5 chú cháu thật là ly kỳ. Để chống ý định của Pháp chiếm VN thật nhanh, thì ta lại kìm chân cho chúng thật chậm. Đầu não của nước VNDCCH là Việt Bắc. Không biết sáng kiến của ai mà tất cả đường cái (ô tô đi được) đều được chính phủ vận động nhân dân đào sâu khoảng 0,5 met. Cách nhau chỉ 1 con đường có thể đi xe đạp. Bên nọ 1 hố, bên kia 1 hố, con đường trở thành CHỮ CHI, vì thế Tố Hữu có câu thơ :" Đường đi ngoắt ngoéo chữ chi, hố ngang, hố dọc chữ I, chữ T(tờ)."
Chú T. cứ đèo 1 đứa, đi 1 đoạn lại bỏ xuống cho tự đi bộ, quay trở lại đón đứa khác, 4 lần như thế chắc đi được độ vài km là cùng. Không biết qua bao ngày thì 5 chú cháu cũng lên đến Bắc Kạn. Đến Bắc Kạn 4 đứa trẻ thích nhất là được lên xe ngựa đi đến thị xã. Vừa lên xe đi được độ vài km trong rừng thì nghe tiếng tầu bay. Anh lái xe ngựa dừng xe, đuổi tất cả xuống, buộc ngựa vào cây và bịt mắt ngựa lại để có nghe thấy tiếng súng của máy bay đa cô ta bắn xuống không biết đường mà chạy.
Vừa báo yên, anh lái xe ngựa dục mọi người lên xe nhanh kẻo càng muộn thì máy bay càng nhiều. Mọi người lên xe. Bỗng 1 tiếng thét thất thanh, vang rừng núi :" Á, á, con gì cắn chân Bé rồi !" Mọi người nhìn chân cô Bé thì thấy con VẮT. Anh lái xe ngực cười và bảo :" Ôi, tưởng gì, hóa ra con vắt mà la hét vang rừng núi ." Cô bé giẫy đành đạch, càng hét to, chú T lại gỡ con vắt, nhưng không tài nào giữ nổi chân nó để gỡ, nó giẫy như điên, như bị điện giật, mọi người cười và bảo con bé giẫy như ĐỈA PHẢI VÔI người giữ đầu, người giữ tay, người giữ chân mãi mới gỡ được con vắt ra khỏi chân cô Bé. Lúc đó cô bé mới 7 tuổi.
Trước khi đến thị xã, nơi trường võ bị Trần Quốc Tuấn đóng quân, phải qua 1 làng gọi là làng CÀ LẸNG, cả làng cứt trâu lầy đến hết nửa bụng chân. Chắc làng thì cũng phải 1 km2. Cô bé lại đứng lì ra không đi, chú T phải cõng qua.
Đời cô Bé liên lạc tôi muốn kể bắt đầu từ đây, chính xác hơn là từ ngày TÂY NHẨY DÙ BẮC KẠN.
( Lần sau kể tiếp :" Cuộc chạy Tây Bắc Kạn " )
Xin gửi nhóm Con Tầu về tuổi thơ bài 1. Tôi sẽ viết tiếp với tư cách Cô Bé liên lạc để nhóm đọc. Xin các bạn hiểu cho, nhớ đến đâu tôi kể đến đó. Tuy vậy nhớ là 1chuyện, nhưng còn phải tham khảo một số người biết xem có chính xác không mới viết. Cho nên độ chính xác là hầu như 100%, không bịa. Tôi rất ghét BỊA, chỉ muốn kể sự thật của lịch sử, mà đã là lịch sử phải chính xác 100% và không được bịa, không được hư cấu.Xin cám ơn ai đã đọc và comment.
Xin kính chào !
Chị gái kể chuyện thật có duyên, chuyện kể phải thật mới hay chị gái nhỉ ? Bịa thì chỉ có viết tiểu thuyết bịa thêm cho nói vui thôi, chứ còn chuyện thật đời mình cứ nhớ gì viết nấy chân thật thế mới hay, chúc chị gái vui khỏe bình yên chị gái nhé ! (~_~)
Trả lờiXóaCăm ơn BD đã đọc đầu tiên và comment. Con gái muốn mẹ viết gì đó về cô bé liên lạc, chả cho nó được gì, nó cần có thế, mình có thể làm thì làm cho nó vui lòng. Chào !
Trả lờiXóaCứ kêu là hay quên thế mà còn nhớ những chuyện từ thế kỷ trước.
Trả lờiXóaThế kỷ 20 lÀ thế kỷ nhớ, thế kỷ 21 là thể kỷ BỆNH QUÊN !
Trả lờiXóanhững gì trong thế kỷ 20 nhớ khá rõ, những thế kỷ 21 quên hết rồi, chả nhớ gì cả !!! Ôi, chán thế ! Chào !